Luật Du Lịch ­ Cơ Sở Pháp Lý Cơ Bản Của Du Lịch Việt Nam


thích trong hệ thống pháp luật và tạo sự phát triển nhanh, bền vững cho du lịch Việt Nam.

3) Mặc dù hoạt động du lịch đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong 5 năm gần đây, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch to lớn của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần

thứ IX đã vạch ra chủ

trương "phát triển du lịch thật sự

trở

thành ngành

kinh tế mũi nhọn". Để thực hiện chủ trương này, cần có những quy định mới tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch, xây dựng những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch, qua đó góp phần tăng thu cho ngân sách và thu nhập xã hội. Điều đó

đòi hỏi hệ

thống pháp luật về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

du lịch phải được nâng cao, đổi mới một

cách toàn diện và sâu sắc, thể chế hoá chủ trương của Đảng để du lịch có điều kiện phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 6

4) Phát triển bền vững đang là vấn đề thời sự toàn cầu. Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt với sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có du lịch. Để phát triển du lịch bền vững, cần phải bảo vệ, duy trì và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch. Pháp lệnh Du lịch có một số quy định về bảo vệ tài nguyên song còn chung chung, thiếu cụ thể nên hiệu lực thực tế còn yếu.

Hiện nay, ở nhiều nơi, tài nguyên du lịch đang bị xâm phạm, xuống cấp,

cảnh quan, môi trường bị suy giảm, an ninh trật tự chưa tốt, hiện tượng

chèo kéo, đeo bám khách du lịch vẫn diễn ra phổ biến, ảnh hưởng tới sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Vì vậy, nguyên tắc phát triển bền vững, đặc biệt là việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch cần phải được ghi nhận là nguyên tắc xuyên suốt trong Luật Du lịch. Cần có những quy định

đầy đủ

và cụ

thể

hơn về

việc bảo vệ, sử

dụng và khai thác hợp lý các

nguồn tài nguyên du lịch, làm rõ trách nhiệm và sự phối hợp của các ngành,


các cấp trong việc quy hoạch phát triển và quản lý nhà nước đối với tài nguyên du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường du lịch trong sạch, an toàn, đặc biệt tại các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.

Và một sự kiện vô cùng quan trọng không chỉ riêng đối với ngành du lịch mà toàn thể nền kinh tế quốc dân. Ngày 14 tháng 6 năm 2005 ­ tại kỳ

hợp thứ 6 ­ Quốc hội khoá XI Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã

thông qua Luật Du lịch của Việt Nam tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho sự phát triển du lịch Việt Nam.

Mặc dù đến ngày 01 tháng 01 năm 2006 Luật mới có hiệu lực pháp luật và từ nay đến đó các cơ quan Nhà nước còn phải hoàn chỉnh hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống. Tuy nhiên Luật đã trở thành cơ sở, định hướng cho du lịch Việt Nam.

2.3. Luật du lịch ­ Cơ sở pháp lý cơ bản của du lịch Việt Nam

Luật Du lịch gồm 11 chương, 88 điều bao gồm quy định về nội dung và những nguyên tắc cơ bản của Du lịch Việt Nam là cơ sở pháp lý cơ bản của du lịch Việt Nam. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy nổi bật lên một số điểm sau:

2.3.1. Quá trình xây dựng Luật

Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, ngày 16 tháng 12 năm 2002, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chương trình xây dựng

Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khoá XI (2002­2007) và năm

2005, trong đó Luật Du lịch được đưa vào chương trình xây dựng Luật của

Quốc hội năm 2005. Thực hiện Nghị

quyết của Quốc hội, Thủ

tướng

Chính phủ đã ra Quyết định số 35/2003/QĐ­TTg phân công cơ quan chủ trì,

cơ quan phối hợp soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ


nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XI (2002­2007) và năm 2003. Theo Quyết định

này, Tổng cục Du lịch được giao chủ trì xây dựng dự án Luật Du lịch.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng cục Du lịch đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Luật Du lịch với sự tham gia của đại diện các cơ quan: Bộ Công An, Bộ Văn hoá ­ Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Bộ

Giao thông vận tải, Bộ

Tài nguyên và Môi trường, Bộ

Thương mại, Bộ

Tài chính, Bộ

Tư pháp. Tổng cục Du lịch đã tiến hành

tổng kết 5 năm tình hình thi hành Pháp lệnh Du lịch, tổ chức tập hợp các tài liệu liên quan, biên dịch tài liệu nước ngoài, tiến hành khảo sát thực tế và tổ chức hội thảo, toạ đàm tại nhiều vùng, địa phương nơi trọng điểm phát triển du lịch. Trong quá trình soạn thảo Luật, Tổng cục Du lịch đã tổ chức thu hút sự tham gia rộng rãi của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước ở trung

ương trong các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động du lịch, các cơ quan

quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, các đơn vị quản lý tài nguyên du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chuyên gia, nhà khoa hoạc, cộng đồng dân cư địa phương v.v… Đồng thời, Tổng cục Du lịch cũng đã nhận được sự trợ giúp về chuyên môn của chuyên gia nước ngoài do Tổ chức Du lịch thế giới phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan hỗ trợ.

Ngày 11 tháng 1 năm 2005, Tổng cục Du lịch đã trình Chính phủ Dự án Luật Du lịch. Trong phiên họp thường kỳ tháng 01/2005, Chính phủ đã thảo luận và thông qua các nội dung cơ bản của Luật Du lịch. Ngày 23 tháng 2

năm 2005, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiến về Dự án

Luật này. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Kinh tế ­ Ngân sách, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Chính phủ đã hoàn chỉnh Dự án Luật và chính thức trình lên Quốc hội.

Tại phiên họp toàn thể ngày 26 tháng 5 năm 2005, Quốc hội đã thảo

luận và cho ý kiến về Dự thảo Luật. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu


Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa Dự thảo Luật và ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội đã thông qua toàn văn Luật Du lịch.

2.3.2. Quan điểm xây dựng Luật

Việc xây dựng Luật Du lịch đã được tiến hành trên cơ các quan điểm sau:

sở quán triệt

1) Thể

chế

hoá Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du

lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch.

2) Việc xây dựng Luật Du lịch kế thừa các quy định phù hợp với thực tế và đang phát huy hiệu quả của Pháp lệnh Du lịch, khắc phục những bất cập của Pháp lệnh Du lịch, đồng thời bổ sung các vấn đề mà Pháp lệnh Du lịch còn thiếu, hạn chế những quy định chung chung có tính định hướng để giảm bớt các quy định cần có văn bản hướng dẫn.

3) Thể hiện được quan điểm phát triển bền vững, thể hiện được đặc điểm của du lịch là lĩnh vực có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch và thu hút mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển du lịch.

4) Phù hợp với thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Các quy định cần thể hiện những đặc thù hoạt động dịch vụ; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, khắc phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích của khách du lịch, nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam.

2.3.3. Những nội dung cơ bản của Luật Du lịch

* Những quy định chung:

Luật du lịch đã xác định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Du lịch. Đó là Điều 1 và Điều 2 quy định các chính sách, nguyên tắc


phát triển du lịch theo hướng bền vững, theo quy hoạch, bảo đảm hài hoà

giữa kinh tế, xã hội và môi trường; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị nguyên du lịch. Cụ thể là:

tài

­ Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá ­ lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn; tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.

­ Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tư, an toàn xã hội.

­ Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

­ Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.

­ Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

­ Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.

Tại điều 6 quy định các chính sách phát triển quan trọng, trong đó nêu rõ: Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư

phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất

nước; đồng thời có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư trong một số lĩnh vực như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tại nơi có tiềm năng ở vùng sâu, vùng xa, vùng có

điều kiện kinh tế ­ xã hội khó khăn. Về

vấn đề

quản lý nhà nước, Luật

quy định các nội dung quản lý nhà nước về du lịch và trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch, trong đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung


ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung

ương thực hiện quản lý nhà nước về

du lịch tại địa

phương theo phân cấp. Trong Chương này có bổ

sung thêm một số

quy

định mới so với Pháp lệnh Du lịch như về bảo vệ môi trường, vai trò của cộng đồng dân cư địa phương, hiệp hội trong phát triển du lịch.

* Tài nguyên du lịch

Theo luật Du lịch thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố

tự nhiên, di tích lịch sử ­ văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con

người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Luật quy định về các loại tài nguyên du lịch và chế độ quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch. Hiện nay, đối với mỗi loại tài nguyên đều đã có những Luật riêng điều chỉnh, chủ yếu dưới góc độ bảo tồn, phát triển tài nguyên đó. Luật Du lịch quy định về bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho mục đích du lịch trên cơ sở tôn

trọng hiệu lực của các Luật liên quan, đồng thời có quy định về trách

nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý khác nhau nhằm bảo đảm sự hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ, tôn tạo và nội dung hướng tới phát triển du lịch

bền vững. Ngoài các quyđịnh về điều tra, xác định tài nguyên du lịch,

Chương này còn quy định về trách nhiệm của ngành, các cấp, tổ chức cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch.


­ Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch.

­ Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du

lịch cơ trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều

kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật.

­ Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.

Trong trường hợp tài nguyên được sử dụng cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau, Luật quy định sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan, tổ chức

liên quan trong việc sử dụng tài nguyên để hấp dẫn của tài nguyên du lịch.

bảo đảm không làm giảm độ

­ Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm

phối hợp với cơ quan Nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử

dụng và khai thác tài nguyên cho các mục tiêu kinh tế khác, bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch.

* Quy hoạch phát triển du lịch:

Theo Luật các loại quy hoạch phát triển du lịch, nguyên tắc, nội dung quy hoạch du lịch, thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch cũng như việc quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch. So với Pháp lệnh, quy định về nội dung này trong Luật cụ thể hơn, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc xây dựng các quy hoạch du lịch, khẳng định hiệu lực của quy hoạch du lịch.

Về Quản lý và tổ chức thực hiện quan hệ pháp luật du lịch được quy định cụ thể như sau:


­ Sau khi quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt, quyết định, cơ quan lập quy hoạch phát triển du lịch có trách nhiệm công bố, cung cấp

thông tin về quy hoạch để

các tổ

chức, cá nhân liên quan triển khai thực

hiện và tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch.

­ Việc lập, thực hiện dự án phát triển du lịch, dự án có ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và các dự án có liên quan đến du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định và phải có ý kiến của cơ quan Nhà nước về du lịch có thẩm quyền

­ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định quỹ đất dành cho công trình, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất ­ kỹ thuật du lịch trong đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, quyết định và công bố không giao, cho thuê đất đối với dự án đầu tư trái quyhoạch, dự án đầu tư có ảnh hưởng tiêucực đến tài nguyên du lịch và môi trường

­ Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy

hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, quyết định; không lấn chiếm mặt bằng; sử dụng trái phép đất đã được quy hoạch cho phát triển du lịch.

* Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch:

Phần này có nhiều nội dung mới so với Pháp lệnh Du lịch. Mục 1 về

khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch quy định cụ

thể

điều kiện, thẩm

quyền, thủ tục công nhận và công bố du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch theo các cấp độ: quốc gia và địa phương. Các điều kiện công nhận khu du lịch được xây dựng căn cứ vào kinh nghiệm của các nước và thực tiễn phát triển các khu du lịch ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, mục này còn có quy định cụ thể về vấn đề tổ chức quản lý đối với khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, trong đó xác định các chủ thể quản lý và nội dung quản lý, tạo điều kiện để công tác quản lý hoạt động tại các khu, tuyến, điểm du

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022