trường hợp này sẽ là khoản nợ nước ngoài đến hạn của Chính phủ nước Bên đi vay (được coi là khoản nợ quốc gia). Trong trường hợp Chính phủ nước Bên đi vay không thực hiện nghĩa vụ của mình (nghĩa vụ trả nợ thay của Bên bảo lãnh) thì mới xảy ra việc Bên đi vay khởi kiện ra cơ quan tài phán có thẩm quyền để thu hồi nợ. Trong trường hợp Chính phủ nước Bên đi vay thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì sau khi trả nợ thay cho Bên đi vay thì Chính phủ nước Bên đi vay sẽ có biện pháp thu hồi tiền bảo lãnh (tiền trả nợ thay Bên đi vay) thông qua việc thực hiện các quyền của mình (với tư cách Bên bảo lãnh) theo quy định của luật pháp nước mình để thu hồi tiền từ Bên đi vay (có thể dưới hình thức sai áp các tài sản hiện hữu của Bên đi vay hoặc phong tỏa tài sản của Bên đi vay...).
1.2.4 Mối liên hệ giữa Hợp đồng tín dụng người mua và Hợp đồng thương mại mua bán hàng hoá là đối tượng tài trợ của Hợp
đồng tín dụng người mua
1.2.4.1 Mối liên hệ chặt chẽ giữa Hợp đồng tớn dụng người mua và Hợp đồng thương mại
HĐTDNM có mối quan hệ chặt chẽ với HDTMNK hàng hóa thể hiện ở các nội dung như sau:
a) HĐTDNM chỉ được sử dụng để tài trợ vốn cho việc mua hàng hóa
được quy định trong Hợp đồng thương mại. Nói cách khác Hợp đồng thương mại là đối tượng tài trợ vốn của HĐTDNM. Bên đi vay không được sử dụng số tiền vay theo HĐTDNM để tài trợ cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục
đích trả tiền cho Hợp đồng thương mại;
b) Bên đi vay đồng thời là Bên nhập khẩu trong Hợp đồng thương mại;
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Tín Dụng Người Mua Và Tín Dụng Hỗ Trợ Xuất Khẩu
- Oda Vay Ưu Đãi, Có Yếu Tố Không Hoàn Lại Đạt Ít Nhất 25% Trị Giá Khoản Vay". [3].
- Điều Khoản “Khai Báo” Và “Đảm Bảo” Của Bên Đi Vay
- Vai Trò Của Hđtdnm Trong Hoạt Động Thu Xếp Vốn Cho Các Dự Án Đầu Tư Phát Triển Của Doanh Nghiệp Việt Nam
- Yên Thì Lãi Suầt 20% Năm, Nếu Tiền Vay Gốc Từ 100,000 Yên Đến
- Quy Định Pháp Luật Trong Nước Liên Quan Đến Hợp Đồng Tín Dụng Người Mua
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
c) Việc thanh toán tiền của Hợp đồng thương mại cũng đồng thời là việc giải ngân của HĐTDNM. Điều này có nghĩa là mỗi thời điểm Bên nhập khẩu thanh toán tiền mua hàng cho Bên xuất khẩu (theo Hợp đồng thương
mại) thì cũng đồng thời Bên đi vay bắt đầu nhận nợ đối với Bên cho vay theo HĐTDNM (trừ đối với 15% giá trị Hợp đồng thương mại);
d) Hợp đồng thương mại có hiệu lực hợp pháp là một trong các điều kiện tiên quyết để giải ngân khoản tín dụng của HĐTDNM. Ngược lại một trong các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng thương mại là HĐTDNM đã
được ký và có hiệu lực.
1.2.4.2 Tính độc lập tương đối giữa nghĩa vụ theo Hợp đồng tín dụng người mua và nghĩa vụ theo Hợp đồng thương mại
Mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ giữa HĐTDNM và Hợp đồng thương mại như đã phân tích ở trên nhưng các nghĩa vụ của các Bên trong hai Hợp
đồng này vẫn có tính độc lập tương đối. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh như sau:
Thứ nhất làhai hợp đồng này hoàn toàn độc lập với nhau về khía cạnh pháp lý. Hợp đồng thương mại được ký giữa Bên nhập khẩu và Bên xuất khẩu
để nhập khẩu một loại hàng hóa cụ thể và không liên quan đến HĐTDNM. Tương tự như vậy HĐTDNM được ký giữa Bên đi vay và Bên cho vay để cho vay tín dụng và không ràng buộc pháp lý với Hợp đồng thương mại;
Thứ hai làviệc vi phạm các nghĩa vụ của Hợp đồng thương mại không
đương nhiên dẫn tới việc vi phạm của Hợp đồng tín dụng và ngược lại. Chỉ có các vấn đề liên quan đến thanh toán của Hợp đồng thương mại mới liên quan
đến các nội dung giải ngân của Hợp đồng tín dụng còn các vấn đề khác liên quan đến chất lượng, số lượng của hàng hóa, thời hạn giao hàng, nghĩa vụ bảo hành, lắp đặt thiết bị, thủ tục về thông quan hải quan... thì chỉ liên quan giữa Bên nhập khẩu và Bên xuất khẩu chứ không liên quan đến Bên cho vay và Bên
đi vay. Cũng tương tự như vậy, Bên xuất khẩu không có bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào nếu như Bên đi vay vi phạm các nghĩa vụ trả nợ của HĐTDNM.
1.2.4.3 Mối quan hệ phương thức thanh toán của Hợp đồng thương mại và phương thức giải ngân của Hợp đồng tín dụng người mua
Như đã nêu ở trên, phương thức thanh toán của Hợp đồng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với việc giải ngân của HĐTDNM. Cụ thể là toàn bộ
điều khoản về thanh toán bao gồm đồng tiền, tiến độ và phương thức thanh toán được đưa sang thành một phụ lục của HĐTDNM. Căn cứ trên tiến độ thanh toán theo Hợp đồng thương mại, Bên cho vay sẽ xây dựng tiến độ giải ngân của khoản tín dụng phù hợp với tiến độ thanh toán. Thông thường đối với các hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị thì Bên nhập khẩu sẽ mở Thư tín dụng (Letter of Credit) cho Bên xuất khẩu hưởng lợi để nhập khẩu hàng hóa. Nhưng đối với HDTMNK máy móc thiết bị mà có HĐTDNM hỗ trợ thì các Bên không thanh toán bằng L/C mà thanh toán thông qua rút vốn tín dụng của HĐTDNM. Do đó, khi ký kết HDTMNK thiết bị Bên xuất khẩu bao giờ cũng yêu cầu Bên cho vay TDNM xác nhận việc cho vay tín dụng và ràng buộc hiệu lực của Hợp đồng thương mại với hiệu lực của Hợp đồng tín dụng (có nghĩa là một trong các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng thương mại là HĐTDNM
đã được ký và có hiệu lực).
Sau khi Bên xuất khẩu thực hiện các nghĩa vụ giao hàng theo quy định của Hợp đồng thương mại, Bên xuất khẩu sẽ gửi toàn bộ một bản sao bộ chứng từ giao nhận cho Bên nhập khẩu để kiểm tra. Các chứng từ của Hợp
đồng thương mại cũng giống với các chứng từ của các Hợp đồng nhập khẩu khác bao gồm: (i) Hợp đồng thương mại đã ký, (ii) Vận đơn (Bill of Lading),
(iii) Hóa đơn thương mại đã ký, (iv) Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin), (v) Chứng nhận chất lượng và số lượng, (vi) Phiếu đóng gói (Packing List), (vii) Bảo hiểm đơn (Insurance Policy), (viii) Chứng chỉ bảo hành của nhà sản xuất/cung cấp, (ix) Thông báo giao hàng và (x) Hối phiếu.... Sau khi Bên nhập khẩu đã kiểm tra Bộ chứng từ và thấy rằng đã đầy đủ các
chứng từ theo quy định thì Bên nhập khẩu có trách nhiệm phải ký hậu Hối phiếu (chấp nhận thanh toán) và chuyển Hối phiếu đã ký đó cho đại diện Bên xuất khẩu để đối lấy Bộ chứng từ gốc để nhận hàng. Sau khi Bên xuất khẩu đã nhận được Hối phiếu đã ký hậu của Bên nhập khẩu, Bên xuất khẩu sẽ gửi bản gốc Hối phiếu đó tới Bên đi vay để đề nghị Bên cho vay thanh toán. Sau khi nhận được Hối phiếu, Bên cho vay sẽ tự động thanh toán tiền cho Bên xuất khẩu bằng cách giải ngân khoản tín dụng tương ứng với số tiền thanh toán. Như vậy dòng tiền sẽ không đi đến Bên đi vay/Bên nhập khẩu mà đi trực tiếp
đến Bên xuất khẩu hàng hóa (sau khi nhận được Hối phiếu đã ký hậu của Bên nhập khẩu - thể hiện việc đồng ý thanh toán). Trong trường hợp Bộ chứng từ có lỗi thì Bên nhập khẩu sẽ thông báo để Bên xuất khẩu sửa chữa các chứng từ có liên quan và gửi lại để Bên nhập khẩu kiểm tra. Chỉ sau khi Bộ chứng từ đã hoàn hảo thì Bên nhập khẩu mới ký chấp nhận thanh toán thông qua việc ký hậu Hối phiếu.
Sau khi Bên cho vay đã giải ngân khoản tiền tín dụng trực tiếp cho Bên nhập khẩu thì đồng thời Bên cho vay sẽ gửi thông báo cho Bên đi vay và Bên
đi vay phải bắt đầu nhận nợ với Bên cho vay kể từ ngày Bên cho vay thanh toán cho Bên xuất khẩu.
1.2.5 Các biện pháp bảo đảm áp dụng đối với HĐTDNM
Việc cấp tín dụng bao giờ cũng có yếu tố rủi ro. TDNM cũng không phải là một ngoại lệ. Khi cấp TDNM, Bên cho vay bao giờ cũng tính toán các yêu tố rủi ro về mặt kinh tế và chính trị (commercial and political risk). Đặc biệt trong trường hợp cho vay đối với các nước đang phát triển thì rủi ro nước cho vay (country risk) là một yếu tố hết sức quan trọng. Do đó, để cấp TDNM thì Bên cho vay bao giờ cũng yêu cầu phải có các biện pháp đảm bảo được quy định cụ thể trong HĐTDNM. Các biện pháp đảm bảo thông thường áp dụng đối với HĐTDNM gồm: (i) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và (ii) Bảo lãnh của Chính phủ nước Bên đi vay.
1.2.5.1 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance)
Như đã phân tích ở trên, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại hình bảo hiểm cung cấp cho các nhà xuất khẩu và các ngân hàng để hạn chế các rủi ro không thu hồi được tiền bán hàng/tiền vốn từ người mua hoặc bên vay vốn. Các rủi ro bao gồm việc không trả được nợ do các lý do thương mại như vỡ nợ hoặc gặp khó khăn về dòng tiền cũng như các rủi ro chính trị như chiến tranh, nội chiến, mất ổn định chính trị hoặc hạn chế tiền tệ.5
HĐTDNM quy định về vấn đề bảo hiểm tín dụng trên các khía cạnh
sau:
(1) Hợp đồng quy định một số tiền nhất định phí bảo hiểm tín dụng
mà Bên đi vay phải chi trả. Trong trường hợp Bên đi vay vay từ Bên cho vay số tiền bảo hiểm này thì tiền vay trả phí bảo hiểm sẽ được coi là một phần giá trị khoản vay. Tuy nhiên Bên đi vay chỉ được vay tối đa đến 85% giá trị phí bảo hiểm. Số tiền 15% còn lại của phí bảo hiểm sẽ do Bên đi vay chi trả trực tiếp. HĐTDNM cũng quy định số tiền phí bảo hiểm quy định trong Hợp đồng là do quyết định của Bên bảo hiểm và chỉ là số tiền dự tính. Số tiền này sẽ có thể
được thay đổi tùy theo quyết định của Bên bảo hiểm (Bên cho vay không đưa ra quyết định về mức phí này).
(2) Hợp đồng quy định việc nộp 15% phí bảo hiểm bởi Bên đi vay trực tiếp cho Bên bảo hiểm là một trong các điều kiện tiên quyết để giải ngân khoản tín dụng.
1.2.5.2 Bảo l∙nh đối với Hợp đồng tín dụng người mua
Để tránh rủi ro tín dụng, Bên cho vay của HĐTDNM thường yêu cầu Chính phủ nước Bên đi vay thực hiện việc bảo lãnh cho HĐTDNM. Điều đó có nghĩa là Chính phủ nước Bên đi vay, bằng uy tín và tài sản của mình đứng ra đảm bảo trước Bên cho vay sẽ trả nợ thay cho Bên đi vay nếu Bên đi vay không trả được các khoản nợ đến hạn. Việc bảo lãnh của Chính phủ nước Bên
5 Nguồn: www.wikipedia.org
đi vay thường được thể hiện dưới hình thức một Thư bảo lãnh (cam kết bảo lãnh) trong đó có nội dung quan trọng nhất là Chính phủ nước Bên đi vay cam kết vay sẽ trả nợ thay cho Bên đi vay nếu Bên đi vay không trả được các khoản nợ đến hạn. Thông thường HĐTDNM quy định về vấn đề bảo lãnh vào một
điều khoản riêng đồng thời chỉ thực hiện việc giải ngân tín dụng khi Bên bảo lãnh đã ký Thư bảo lãnh cho Bên cho vay hưởng lợi.
Trong nhiều trường hợp, việc yêu cầu cấp Bảo lãnh của Chính phủ nước Bên đi vay dẫn đến một thực tế là mặc dù đây là khoản vay mang tính thương mại thuần túy của doanh nghiệp Bên đi vay trên nguyên tắc “tự vay tự trả” nhưng Bên đi vay lại không hoàn toàn “có toàn quyền” quyết định mọi vấn đề của HĐTDNM (ví dụ nhưng chấp nhận hay không chấp nhận các điều khoản của Hợp đồng) và Chính phủ nước Bên đi vay (thông qua các cơ quan đại diện của mình ví dụ như ở Việt nam là Bộ tài chính) thường can thiệp tương đối sâu vào vấn đề này.
1.2.6 Việc cấp ý kiến pháp lý đối với Hợp đồng tín dụng người mua và với Thư bảo lãnh
Một nội dung cũng rất quan trọng được đề cập trong HĐTDNM đó là vấn đề cấp ý kiến pháp lý (“YKPL”) đối với nội dung của HĐTDNM và Thư bảo lãnh. Việc Bên đi vay cấp YKPL (đối với nội dung của HĐTDNM và Thư bảo lãnh) được HĐTDNM quy định là một trong những điều kiện tiên quyết giải ngân chung của HĐTDNM.
Đây là một thực tiễn thông thường của các giao dịch tín dụng quốc tế xuất phát từ một thực tế là trong các giao dịch đó, các bên tham gia thường là từ các quốc gia khác nhau, với những nền pháp luật khác nhau, do vậy, dễ làm phát sinh ra một khả năng là, có thể những hành động này ở luật của nước này là hợp pháp nhưng ở nước kia lại là không được phép. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Bên cho vay thường yêu cầu một bên thứ ba am tường về pháp luật của nước người mua/ người đi vay thẩm định các khía cạnh pháp lý có liên quan
đến giao dịch vay, hay nói cách khác là xác định xem những yếu tố nào là hợp pháp và những yếu tố nào bị coi là không hợp pháp.
1.2.6.1 Bản chất và ý nghĩa pháp lý của YKPL
a) Bản chất của YKPL:
Như trên đã nói, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nhằm tránh các rủi ro mang tính pháp lý trong các giao dịch tín dụng quốc tế, phía Bên cho vay thường muốn được biết tường tận về tính chất pháp lý của giao dịch đó đối với luật pháp nước họ cũng như luật pháp của đối tác. Người nhận YKPL (Bên cho vay) mong muốn nhận được những thẩm định mang tính chất chuyên môn về mặt luật pháp đối với giao dịch đó, để xem giao dịch đó có đúng về khía cạnh pháp lý hay không. Nhìn chung, việc cấp YKPL này là dựa trên sự đối chiếu, xem xét các nội dung của giao dịch mà được yêu cầu cấp YKPL với các qui định của pháp luật có liên quan để đưa ra những ý kiến về sự phù hợp hoặc không phù hợp của giao dịch với luật pháp, về tính có hiệu lực của giao dịch cũng như những vấn đề khác mà Bên yêu cầu cấp YKPL yêu cầu.
Do đó, bản chất của việc cấp YKPL là việc tổ chức hoạt động chuyên môn về pháp lý (độc lập hoặc không độc lập), theo yêu cầu của các bên liên quan (chủ yếu là Bên cho vay), đưa ra những đánh giá của mình liên quan đến những vấn đề pháp lý của giao dịch mà các bên cần quan tâm. Quan niệm một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì là YKPL là một văn bản trong đó tổ chức hoạt
động chuyên môn về pháp lý phải chỉ ra cho người nhận YKPL thấy được các rủi ro về mặt pháp lý mà người đó phải đề phòng và ngăn ngừa trước.
b) ý nghĩa pháp lý của YKPL:
YKPL có ý nghĩa pháp lý như là một sự “đảm bảo pháp lý” của một bên thứ ba độc lập có chuyên môn (có thể tin cậy được) về pháp luật, đặc biệt là pháp luật nước Bên đi vay/Bên nhập khẩu, cho Bên cho vay để yên tâm rằng giao dịch TDNM diễn ra giữa Bên đi vay và Bên cho vay (thể hiện thông qua
các điều khoản của HĐTDNM) không có hoặc đã được giảm thiểu đến mức tối đa tất cả các rủi ro về mặt pháp lý.
Như đã đề cập ở trên, do việc cấp YKPL này là một trong những điều kiện tiên quyết giải ngân chung của HĐTDNM, nên nếu YKPL được cấp từ bên thứ ba cho thấy còn nhiều rủi ro pháp lý (ví dụ Bên đi vay không có đủ năng lực pháp luật để đi vay hoặc việc đi vay không được cấp có thẩm quyền cho phép... ) tức là các nội dung thể hiện trong bản YKPL không thỏa mãn
được theo yêu cầu của Bên cho vay thì Bên cho vay bảo lưu quyền không giải ngân và chấm dứt giao dịch.6
Về vấn đề này cũng phải nhấn mạnh thêm rằng Bên cấp YKPL phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Bên nhận YKPL về nội dung cho ý kiến của mình về các vấn đề được đề cập đến trong YKPL mà mình cấp. Điều này cũng có nghĩa là nếu Bên cấp YKPL cho ý kiến pháp lý sai về các vấn đề có liên quan (ví dụ như Bên cấp YKPL khẳng định trong văn bản YKPL rằng Bên đi vay được quyền đi vay theo quy định của pháp luật nước Bên đi vay nhưng thực tế Bên đi vay chưa có đủ thẩm quyền (ví dụ như chưa được cấp giấy phép chẳng hạn) hoặc Bên cấp YKPL khẳng định trong văn bản YKPL rằng việc người ký HĐTDNM của Bên đi vay là đã được ủy quyền đầy đủ theo pháp luật nước Bên đi vay để ký HĐTDNM nhưng thực tế người ký đó lại chỉ là cán bộ quản lý cấp thấp mà chưa có ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của Bên đi vay ....) thì nếu xảy ra thiệt hại đối với Bên nhận YKPL thì Bên nhận YKPL có thể khởi kiện Bên cấp YKPL để bồi thường các thiệt hại xảy ra đối với mình do hậu quả của việc cấp YKPL không đúng.
1.2.6.2 Chủ thể cấp ý kiến pháp lý
Theo yêu cầu của Bên cho vay (phù hợp với thực tiễn các giao dịch tín dụng quốc tế) thì người cấp YKPL phải là người có hiểu biết sâu về pháp luật
6 Về ý kiến pháp lý, xem thêm “Legal Opinion in International Transation"- Internatonal Bar Association, 1989. London/ Dordrecht/Boston