So Sánh Tín Dụng Người Mua Và Tín Dụng Hỗ Trợ Xuất Khẩu


dụng xuất khẩu (ECA) cung cấp các khoản vay, bảo lãnh, tín dụng và bảo hiểm được chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân của nước mình để bán hàng hóa và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Thông thường ở Việt Nam thì các khoản TDNM thường theo hình thức là ECA cung cấp bảo hiểm cho khoản vay TDNM. Do các khoản cho vay TDNM này thường là cho người mua (các doanh nghiệp) ở các nước đang hoặc kém các nước (ví dụ như Việt Nam) là các nước có mức độ rủi ro về kinh tế và chính trị cao nên các khoản vay này phải được một công ty bảo hiểm đứng ra nhận bảo hiểm rủi ro này cho bên cho vay thì khoản vay mới có thể thực hiện được.

1.1.3.2 Chđ thÓ cÊp tÝn dông

Chủ thể cấp tín dụng hay vẫn gọi chung là ‘‘Bên cho vay’’ đối với khoản TDNM này là các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế hoặc cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA) có tiềm lực tài chính mạnh được chính phủ hỗ trợ thay mặt cho chính phủ cho vay đối với những người mua (là doanh nghiệp hoặc chính phủ nước ngoài) máy móc thiết bị (nói chung là hàng hóa) và dịch vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu nước mình. Một trong những chủ thể quan trọng của TDNM là các tổ chức ECA. Tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA) là tổ chức của chính phủ cung cấp các khoản vay, bảo lãnh, tín dụng và bảo hiểm

được chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân của nước mình để bán hàng hóa và dịch vụ của mình ra nước ngoài, cụ thể là ra các nước có rủi ro về tài chính và chính trị. [21]. Phần lớn các nước công nghiệp hóa đều có ít nhất một ECA. Các tổ chức này thường là một cơ quan chính thức thuộc chính phủ hoặc bán chính thức thuộc chính phủ ví dụ như ở Đức là HERMES, ở Pháp là COFACE, ở Nhật Bản là NEXI, ở Mỹ là US - EXIM Bank... Giống như một trung tâm thương mại cấp tín dụng cho người dân mà không cấp tiền

để người dân mua sản phẩm của trung tâm thương mại đó, các ECA của chính phủ hỗ trợ khoản vay cho người nước ngoài để họ mua các sản phẩm của nước

đó. Kết quả là doanh nghiệp nước đó bán được hàng hóa, dịch vụ và các ECA


tạo ra nhiều khoản nợ. Là tổ chức của chính phủ và được chính phủ hỗ trợ từ ngân sách do những người đóng thuế đóng, các ECAs có thể đưa ra những khoản vay với mức lãi suất, phí bảo hiểm và các phí cho các dịch vụ cho vay của mình thấp hơn so với các ngân hàng và các công ty bảo hiểm thương mại. Nhiều ECA cũng có cả hình thức hỗ trợ cho các khoản đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển chủ yếu thông qua các khoản vay, cấp bảo lãnh hoặc bảo hiểm cho khoản đầu tư ở thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp nước mình.

Các tổ chức ECA hiện nay đang tài trợ hoặc bảo hiểm cho các hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

động kinh doanh ở nước ngoài lên đến 430 tỷ USD, trong số đó 55 tỷ USD là dành để tài trợ các dự án tại các nước đang phát triển - và cung cấp khoảng 14 tỷ USD giá trị bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mới, vượt xa tất cả các nguồn tài chính khác cộng lại (như Ngân hàng thế giới và các Ngân hàng phát triển khu vực, hỗ trợ phát triển song và đa phương ...). Cho đến nay các tổ chức ECA chiếm tới trên 25% trong số tổng nợ hơn 2,2 nghìn tỷ USD của các nước đang phát triển. [21]. Đánh giá về vai trò của các tổ chức ECA, ông Aaron Goldzimer, nghiên cứu viên cao cấp của tổ chức môi trường Mỹ Enviroment Defense đã cho rằng: ‘‘Các tổ chức ECA đã trở thành nguồn tài trợ tài chính duy nhất lớn nhất thế giới cho các nước đang phát triển và là cấu thành nợ lớn nhất của các nước đang phát triển (cả song phương lẫn đa phương’’ [21, tr. 2] và khẳng định rằng: ‘‘cứ mỗi tám đô la của thương mại thế giới thì có một đô là được tài trợ bởi các tổ chức ECA. Và phần nhiều trong số bảy đô la còn lại cũng bị ảnh hưởng bởi những gì ECA thực hiện’’. [21, tr. 3].

Các tổ chức ECA ra đời trên cơ sở thỏa thuận của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) về tín dụng xuất khẩu hỗ trợ chính thức (Officially Supported Export Credits). Tháng 4/1978, các nước thành viên OECD đã cùng

Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam - 3


nhau ký Thỏa thuận về Tín dụng xuất khẩu hỗ trợ chính thức (Arrangement on Officially Supported Export Credits) với mục đích tạo ra một cơ chế pháp lý cho việc sử dụng có trật tự các nguồn tín dụng dụng xuất khẩu hỗ trợ trực tiếp (Officially Supported Export Credits). [22, tr. 4]. Các nước thành viên tham gia thỏa thuận này bao gồm Australia, Canada, các nước thuộc cộng đồng Châu âu (EU), Nhật bản, Hàn quốc, New Zealand, Na uy, Thụy sỹ và Mỹ. [22, tr. 4]. Sau này có nhiều nước cũng tham gia Thỏa thuận này và thành lập các tổ chức ECA của mình để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nước mình ra nước ngoài.

1.1.3.3 Chủ thể được cấp tín dụng

Chủ thể được cấp tín dụng (Bên đi vay) là nhà nhập khẩu nước ngoài hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu hoặc Bộ tài chính hoặc các cơ quan khác

được chính phủ ủy quyền của nước nhập khẩu. Bên đi vay phải có xếp hạng tài chính tin cậy, và có khả năng trả nợ gốc, tiền lãi phát sinh và các loại phí, lệ phí của khoản vay theo như quy định trong tiến độ trả nợ được Bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận. Như ở Việt Nam đối tượng được cấp tín dụng thông thường là các doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao làm Chủ đầu tư các dự án lớn có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ dự án. Các doanh nghiệp này sẽ được Nhà nước (Bộ tài chính thay mặt Chính phủ) cấp bảo lãnh

để đi vay khoản vay TDNM.

1.1.3.4 Đối tượng được tài trợ theo TDNM:

TDNM cấp tín dụng để chi trả cho việc mua hàng hóa và/hoặc dịch vụ

được quy định trong Hợp đồng thương mại giữa Bên bán hàng (Bên xuất khẩu) và Bên mua hàng (Bên nhập khẩu).

Bên xuất khẩu thường là một pháp nhân độc lập có năng lực hoạt động xuất khẩu hoặc có dự án ở nước ngoài được chính phủ phê chuẩn và phải có khả năng thực hiện hợp đồng thương mại. Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu phải nằm trong danh mục các hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng của TDNM ví dụ


máy móc thiết bị nhà máy điện, xi măng, máy bay …v.v và không thuộc đối tượng cấm xuất khẩu như vũ khí quân sự, hóa chất độc hại, vũ khí hạt nhân. Bên nhập khẩu thường chính là Bên đi vay của TDNM và là là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là đối tượng được tài trợ theo TDNM.

Hợp đồng thương mại giữa Bên bán hàng (Bên xuất khẩu) và Bên mua hàng (Bên nhập khẩu) thông thường phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Giá trị hợp đồng thương mại phải lớn hơn một mức nhất định ví dụ như đối với TDNM Trung quốc thì không thấp hơn 2 triệu USD.

- Tỷ trọng thành phần của nước xuất khẩu trong hàng hóa xuất khẩu không dưới một tỷ lệ nhất định ví dụ như đối với TDNM Trung quốc thì không thấp hơn 50%.

Nhà nhập khẩu phải thanh toán trực tiếp cho nhà xuất khẩu không thấp hơn một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng giá trị hợp đồng (thông thường là 15% giá trị hợp đồng). Điều đó có nghĩa là người mua (hay bên đi vay) phải có vốn tối thiểu là 15% giá trị hàng hóa dịch vụ mà mình nhập khẩu. Điều đó cũng có nghĩa là giá trị của khoản TDNM không bao giờ là 100% giá trị hàng hóa dịch vụ xuất khẩu (thông thường là 85%).

1.1.3.5 Đảm bảo của TDNM

Để đảm bảo việc trả nợ vay theo khung TDNM thông thường thì: (i) Bên đi vay phải có bảo lãnh của Chính phủ nước bên đi vay để đảm bảo trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì Chính phủ nước nhập khẩu phải trả nợ thay cho Bên đi vay và (ii) Bên đi vay hoặc Bên cho vay (bằng chi phí của Bên đi vay) phải mua bảo hiểm tín dụng do một ECA cung cấp. Mức phí bảo hiểm là ưu đãi hơn so với các khoản vay thương mại khác vì có sự hỗ trợ của Chính phủ nước xuất khẩu.

Liên quan đến vấn đề mua bảo hiểm tín dụng, do TDNM được cấp cho bên vay là doanh nghiệp thuộc các nước đang hoặc kém phát triển là những nước mà có tỷ lệ rủi ro cao (country risk) (tỷ lệ rủi ro này bao gồm cả rủi ro về


chính trị (political risk) và rủi ro thương mại (commercial risk)) so với các nước đã phát triển khác nên TDNM yêu cầu các bên cho vay phải mua bảo hiểm tín dụng để đảm bảo khắc phục được các rủi ro tín dụng đối với người cho vay. Tỷ lệ phí bảo hiểm thông thường đối với ECA Châu Âu là khoảng 9- 12% trên tổng số tiền vay tùy vào từng giao dịch cụ thể. Bên cho vay không chịu phí này mà yêu cầu bên đi vay phải thanh toán và tính vào chi phí của khoản vay. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là do các ECA (ECA) cấp và thường có yếu tố hỗ trợ từ chính phủ nước xuất khẩu.

Bảo hiểm tín dụng đối với TDNM đóng vai trò hết sức quan trọng vì nhờ có bảo hiểm tín dụng mà ngân hàng cho vay có thể yên tâm rằng khoản vay của mình đã được bảo đảm mà không sợ mất vốn. Đối với các khoản vay thông thường thì tùy thuộc vào mức độ rủi ro của đối tượng vay mà bên cho vay có quyết định cho vay hay không hoặc có cho vay thì phải yêu cầu mua bảo hiểm tín dụng ở mức độ nhất định. Đối với TDNM thì do có các tổ chức ECA đứng ra nhận bảo hiểm cho khoản vay nên bên cho vay hoàn toàn có thể yên tâm rằng khoản vay của mình có hệ số an toàn vốn cao.

Bảo hiểm tín dụng được thể hiện dưới dạng một hợp đồng bảo hiểm giữa bên bảo hiểm và bên cho vay tín dụng và thường được gắn với một khoản vay hoặc hạn mức tín dụng cụ thể theo đó bên bảo hiểm sẽ trả lại toàn bộ hoặc một phần số tiền nợ nếu có sự kiện bất thường xảy ra đối với bên đi vay ví dụ phá sản, không có khả năng thanh toán nợ, hoặc xảy ra sự kiện bất thường tại nước bên đi vay xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của bên đi vay. Chi phí bảo hiểm (thông thường gọi là phí bảo hiểm) thông thường được trả định kỳ hoặc trả một lần (flat) phụ thuộc vào từng giao dịch cụ thể và phụ thuộc vào việc sử dụng khoản vay. [39]. Hợp đồng bảo hiểm tín dụng đối với TDNM sẽ do bên cấp tín dụng (ngân hàng cấp tín dụng) ký với bên bảo hiểm (thường là các ECA). Mức phí bảo hiểm sẽ do bên đi vay trả cho Bên cho vay để bên cho vay trả cho bên nhận bảo hiểm. Mức phí bảo


hiểm thông thường được trả một lần (flat) cho các bên nhận bảo hiểm. Trong một số trường hợp do khoản phí bảo hiểm tương đối lớn (chiếm 9-11% giá trị hợp đồng vay) nên các bên cho vay tín dụng có thể cho vay luôn đối với bên

đi vay thông qua một hợp đồng tín dụng thương mại đính kèm theo khoản vay TDNM (tất nhiên là các điều kiện của khoản vay tín dụng thương mại này không thể ưu đãi bằng khoản vay TDNM (lãi suất cao hơn và thời hạn tín dụng cũng ngắn hơn)) hoặc gộp vào trong tổng thể giá trị vay của Hợp đồng tín dụng.

1.1.4 Những ưu đãi của tín dụng người mua

TDNM có rất nhiều ưu đãi so với những khoản tín dụng thương mại khác cụ thể là lãi suất, thời hạn tín dụng ưu đãi hơn so với khoản tín dụng thương mại thông thường khác.

Về lãi suất, thông thường TDNM đưa ra hai phương án áp dụng lãi suất

để người vay lựa chọn; đó là (i) lãi suất cố định hoặc (ii) lãi suất thả nổi. Lãi suất cố định là mức lãi suất không đổi được áp dụng cho toàn bộ thời gian của khoản tín dụng (tenor). Mức lãi suất thả nổi là mức lãi suất bằng mức lãi suất liên ngân hàng thị trường London, Singapore ... ba tháng hoặc sáu tháng cộng thêm một mức lãi lề (margin) cố định. Các khoản vay thương mại thông thường cũng đưa ra cho bên đi vay lựa chọn áp dụng một trong hai phương án

áp dụng lãi suất như vậy. Tuy nhiên đối với TDNM thì mức lãi suất (và chung hơn là tổng chi phi vay (all-in cost) thấp hơn nhiều so với các khoản vay thương mại thông thường khác. Ví dụ như đối với khoản vay TDNM cho Dự

án xi măng Cẩm phả của VINACONEX thì mức lãi suất là EUROBOR (là mức lãi tiền gửi liên ngân hàng tính theo năm bằng đồng EURO do Hiệp hội ngân hàng Châu âu đưa ra hàng tháng cho khu vực sử dụng đồng tiền EURO) cộng với mức lãi biên là 0,325%/năm1. Trong khi đó nếu áp dụng mức lãi suất vay thương mại thông thường thì mức lãi biên phải là khoảng 2%/năm. Ngoài


1 Nguồn: Hồ sơ vay vốn nước ngoài Dự án xi măng Cẩm phả - Tổng công ty VINACONEX


ra, TDNM cho phép bên đi vay được quyền hoán đổi (SWAP) từ mức lãi suất thả nổi sang mức lãi suất cố định sau khi kết thúc thời hạn giải ngân tùy thuộc vào tính toán của bên đi vay xem phương án nào có lợi hơn. Nếu bên đi vay chọn phương án hoán đổi lãi suất thì phải nộp một khoản phí hoán đổi (SWAP fee) theo quy định của Bên cho vay.

Về thời hạn tín dụng, thông thường thì TDNM cho phép bên vay có thể tiếp cận được khoản tín dụng dài hạn để phục vụ các dự án xây dựng lớn. Thời hạn tín dụng có thể lên đến 10-13 năm tùy thuộc vào dòng tiền của từng dự

án. Do khoản vay TDNM có bảo hiểm tín dụng và bảo lãnh của chính phủ nước bên đi vay (tức là rủi ro thấp) nên bên cho vay có thể sẵn sàng cho vay

đối với bên đi vay lên đến 13 năm (trong đó thời gian rút vốn không trả gốc là 3 năm và thời gian trả gốc là 10 năm).

1.1.5 So sánh tín dụng người mua và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

TDNM và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu về bản chất là tương đối giống nhau. TDNM và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đều nhằm mục đích là hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước xuất khẩu để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình ra nước ngoài. TDNM (Buyer’s Credit) chủ yếu là của các nước đã phát triển dành cho các nước đang và kém phát triển để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (chủ yếu là hàng hóa máy móc thiết bị công nghiệp nặng và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật có liên quan) sang các nước đang và kém phát triển. Trong khi đó tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thì có cả ở các nước đã phát triển lẫn các nước đang và kém phát triển tùy thuộc vào chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ.

Điểm khác nhau cơ bản giữa TDNM và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là đối tượng được cấp TDNM chính là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Còn đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thì đối tượng được cấp tín dụng có thể là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa (người bán hàng hóa, dịch vụ) hoặc cũng có thể là người mua hàng hóa, dịch vụ (thông thường thông qua vay trả chậm của người bán). TDNM thông thường có điều kiện vay tín dụng ưu đãi hơn ví dụ


như mức lãi suất hấp dẫn (chỉ cao hơn mức lãi suất cho vay ODA), thời hạn tín dụng dài (thường là khoản vay dài hạn từ 5 năm trở lên). Các điều kiện để

được hưởng TDNM thường là ngặt nghèo hơn so vối tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. TDNM thường đòi hỏi phải có bảo lãnh của chính phủ nước bên đi vay và phải có bảo hiểm tín dụng của tổ chức bảo hiểm được chính phủ nước xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ.

1.1.6 Sự khác nhau giữa tín dụng người mua và tín dụng hỗ trợ phát triển (ODA)

Tín dụng hỗ trợ phát triển (ODA), theo định nghĩa của Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) của OECD, là: "các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các cơ quan của Chính phủ hoặc của các tổ chức đa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế hoặc phục lợi xã hội" [40].

Theo định nghĩa này, ODA bao gồm hai hình thức chủ yếu là viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi với mục tiêu giúp các nước phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế khi xem xét một cách chi tiết, nguồn vốn ODA còn được hiểu thêm là:

+ Nguồn vốn ODA chỉ bao gồm hai nội dung chủ yếu: Viện trợ bằng tiền và trợ giúp kỹ thuật.

+ Các nguồn tại trợ được gọi là ODA phải có thành phần không hoàn lại, và tỉ trọng của thành phần này phải đảm bảo tối thiểu là 25%.

+ Tỷ trọng thành phần không hoàn lại được tính căn cứ vào các điều kiện chính (thời gian cho vay/hoàn trả, lãi suất cho vay) của khoản tài trợ mà không bao gồm các điều kiện thương mại (giá cả mua bán và thời hạn thanh toán hàng hoá).

+ Các khoản tài trợ ODA không bao gồm các khoản trợ giúp quân sự do các khoản trợ giúp này không có mục tiêu phát triển kinh tế.

Theo qui định hiện hành của Việt Nam, cụ thể Qui chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí