Quy Định Pháp Luật Trong Nước Liên Quan Đến Hợp Đồng Tín Dụng Người Mua


Ví dụ về khoảng thời gian chưa đầy đủ:

a) 1 tháng và 15 ngày,

b) 4 tháng và 10 ngày

Ví dụ về phương pháp nội suy

a) 1 tháng và 15 ngày:

EURIBOR 1 tháng + (EURIBOR 2 tháng – EURIBOR 1 tháng) x 15/30

b) 4 tháng và 10 ngày

EURIBOR 4 tháng + (EURIBOR 5 tháng – EURIBOR 4 tháng) x 10/30

Kiểm tra chứng từ: Vì việc giải ngân theo HĐTDNM có liên quan mật thiết đến việc thanh toán tiền mua hàng hóa/dịch vụ theo Hợp đồng thương mại nên mỗi khi Bên xuất khẩu xuất trình các chứng từ yêu cầu thanh toán thì Bên nhập khẩu/Bên đi vay sẽ kiểm tra các chứng từ đó và gửi cho Bên cho vay. Do đó, Bên cho vay sẽ có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ đó để đảm bảo rằng hàng hóa/dịch vụ đã được Bên xuất khẩu giao đầy đủ cho Bên nhập khẩu. Trách nhiệm kiểm tra này chỉ giới hạn trong việc kiểm tra tính phù hợp về mặt hình thức của chứng từ theo đúng các quy định của Bộ quy định thống nhất về thực hành và tập quán tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành (UCP 500 - Phiên bản ICC #500). Hiện nay, sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) thay cho UCP 500. UCP 600 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. [38].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

2.1.3 Quy định pháp luật trong nước liên quan đến Hợp đồng tín dụng người mua

Hiện nay, ở Việt Nam không có văn bản pháp lý nào quy định riêng về việc ký kết và thực hiện HĐTDNM. Việc ký kết và thực hiện HĐTDNM được

Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam - 9


thực hiện trong khuôn khổ các quy định pháp lý liên quan đến việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp bao gồm các văn bản pháp lý sau:

+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997;

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;

+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;

+ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005;

+ Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối;

+ Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị

định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ;

+ Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

Trước đây hoạt động quản lý vay và trả nợ nước ngoài được điều chỉnh bởi Quy chế vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ. Để hướng dẫn chi tiết cho Nghị định 90/1998/NĐ-CP, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2004/TT- NHNN ngày 21/12/2004. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ để thay thế cho Nghị định 90/1998/NĐ-CP. Tuy vậy, NHNN vẫn chưa ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết các quy định của Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ. Do chưa có văn bản nào quy định rằng Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 đã hết hiệu lực nên vào thời điểm hiện nay hoạt động quản lý vay


và trả nợ nước ngoài còn được điều chỉnh bởi Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004.

Các quy định nêu trên quy định chung về vấn đề vay và trả nợ vay nước ngoài và được áp dụng cả đối với việc vay theo HĐTDNM. Cụ thể như sau:

1) Nguyên tắc vay: Khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối quy định: “Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng ... được vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật” [17, tr. 7].

2) Điều kiện vay: Như đã phân tích ở trên, do điều kiện hiện nay chưa có Thông tư hướng dẫn Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ và Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối nên các

điều kiện vay sẽ tạm thời theo quy định của Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004. Cụ thể như sau: Mục 18 Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 quy định: “Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng chỉ

được ký Hợp đồng vay nước ngoài khi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư hoặc Phương án sản xuất kinh doanh

được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định của pháp luật;

b) Khoản vay nước ngoài dùng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp được qui định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp phải phù hợp với quy định của Thống đốc NHNN trong từng thời kỳ;

d) Các thoả thuận trong Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp phải phù hợp với quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam như việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để phục vụ giao dịch của khoản vay, việc cầm cố, thế chấp tài sản của doanh nghiệp, việc vay


nước ngoài để góp vốn thành lập doanh nghiệp, việc chuyển nợ thành cổ phần và các nội dung khác được pháp luật Việt Nam quy định;

đ) Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại điểm (a); (b), (c) và (d) ở trên, số dư nợ trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Doanh nghiệp phải nằm trong giới hạn vốn được vay và không vượt tổng vốn đầu tư theo Giấy phép đầu tư;

e) Đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ được ký Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư;

- Có văn bản tham gia ý kiến của NHNN Việt Nam đối với dự thảo Hợp đồng vay.

- Các điều kiện quy định tại điểm (a), (b), (c) và (d) nêu ở trên.” [20, tr.


3].


3) Cấp bảo lãnh của Chính phủ:

Điều 6 Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản

vay nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Đối tượng được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ (người được bảo lãnh) là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp ký thỏa thuận vay với người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ để thực hiện chương trình, dự án đầu tư hoặc tín dụng và có đủ

điều kiện quy định tại Điều 8 Quy chế này”. [19, tr. 6]. Điều 8 Quy chế quy

định về điều kiện được Chính phủ xem xét cấp Bảo lãnh như sau: “1. Điều kiện về chương trình, dự án:

a) Các chương trình, dự án vay vốn có phương án tài chính được cơ quan cấp bảo lãnh thẩm định và xác định là có hiệu quả, có khả năng trả nợ;


b) Các chương trình, dự án vay của các tổ chức tín dụng có phương án tài chính được NHNN thẩm định và đề nghị cơ quan cấp bảo lãnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp bảo lãnh;

c) Được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cấp bảo lãnh.

2. Điều kiện về người vay:

a) Đảm bảo tối thiểu 20% tổng mức vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án là vốn chủ sở hữu;

b) Có đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại

Điều 9 Quy chế này;

c) Có hoạt động kinh doanh bình thường, không bị lỗ trong 3 năm liên tục gần nhất, hiện tại không có các khoản nợ vay trong và ngoài nước quá hạn;

d) Chấp nhận mức phí bảo lãnh quy định tại Điều 14 Quy chế này;

đ) Chấp nhận các hình thức chế tài do cơ quan cấp bảo lãnh thực hiện kể cả việc phong tỏa các tài khoản để cưỡng chế việc bồi hoàn nghĩa vụ tài chính do cơ quan cấp bảo lãnh thực hiện thay.

3. Điều kiện về khoản vay:

a) Trị giá khoản vay nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và dự báo mức vay của khu vực tư nhân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Có mức tối thiểu tương đương 10 triệu USD, trừ các khoản vay cho các chương trình, dự án nêu ở khoản 3 Điều 7 Quy chế này;

c) Có thời hạn vay tối thiểu là 10 năm;

d) Loại tiền vay phải là loại tiền tự do chuyển đổi;

đ) Lãi suất vay, các loại phí và chi phí phù hợp với điều kiện hiện tại của thị trường quốc tế;

đ) Nội dung các điều khoản trong thỏa thuận vay phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.” [19, tr. 7, 8].


Điều 4 của Quy chế cũng khẳng định: “BTC là cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ có trách nhiệm:

+ Thẩm định phương án tài chính và các điều kiện cấp bảo lãnh theo hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho các chương trình, dự án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh;

+ Tham gia quá trình thương thảo thỏa thuận vay về các điều kiện vay và chủ trì đàm phán về nội dung thư bảo lãnh;

+ Trực tiếp cấp bảo lãnh Chính phủ và tổ chức quản lý các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh như đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ;...”. [19, tr. 4, 5]

Do đó, BTC là cơ quan được giao làm đầu mối xem xét quyết định liệu các HĐTDNM của doanh nghiệp mà có đính kèm yêu cầu phải cấp bảo lãnh của Chính phủ đã đáp ứng các yêu cầu của việc cấp bảo lãnh theo quy định hay chưa?

4) Các thủ tục liên quan đến Hợp đồng tín dụng người mua:

Như đã phân tích ở trên, do hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định pháp lý riêng về vấn đề TDNM mà chỉ có các quy định chung về việc vay và trả nợ nước ngoài nên các thủ tục cần thực hiện để ký kết và thực hiện HĐTDNM tại Việt nam cũng chính là các thủ tục liên quan đến việc vay và trả nợ nước ngoài. Các thủ tục này bao gồm:

+ Thủ tục trước khi ký Hợp đồng tín dụng:

Do hiện nay chưa có Thông tư hướng dẫn Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ và Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối nên các thủ tục trước khi ký Hợp đồng tín dụng sẽ tạm thời theo quy

định của Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004. Theo đó, trước khi ký HĐTDNM, các Bên không phải làm thủ tục nào chính thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngoài việc gửi dự thảo lần cuối HĐTDNM


và Thư bảo lãnh cho NHNN để cho ý kiến trước khi ký. NHNN có văn bản tham gia ý kiến đối với các dự thảo nói trên của doanh nghiệp trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu (theo mục 22 Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004). Doanh nghiệp chỉ được ký Hợp đồng tín dụng sau khi đã đã đáp ứng đủ các điều kiện quy định ở Mục 13 Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004.

Theo quy định của Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài thì BTC chịu trách nhiệm thẩm định về việc cấp bảo lãnh và BTP chịu trách nhiệm tham gia ý kiến về các vấn đề pháp lý của Hợp đồng tín dụng. Do một trong các nội dung của Hợp đồng tín dụng là dự thảo Thư bảo lãnh và YKPL nên khi trước khi ký được Hợp đồng tín dụng thì phải thống nhất được nội dung của Thư bảo lãnh và YKPL. Theo Mục 3 Khoản 11 của Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài thì: “người được bảo lãnh tiến hành đàm phán thỏa thuận vay với sự tham gia của cơ quan cấp bảo lãnh và BTP. Ýt nhất trong vòng 03 ngày làm việc trước khi tiến hành đàm phán thỏa thuận vay, người

được bảo lãnh cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh và BTP những tài liệu sau: dự thảo thỏa thuận vay; hợp đồng thương mại đã ký kết (trường hợp đầu tư theo hình thức EPC); dự thảo thư bảo lãnh và dự thảo YKPL; Cơ quan cấp bảo lãnh (BTC) chủ trì việc đàm phán nội dung thư bảo lãnh và BTP chủ trì

đàm phán nội dung YKPL. Nội dung thư bảo lãnh sau khi đạt được thỏa thuận phải được cơ quan cấp bảo lãnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt’’ [7, tr. 10].

+ Thủ tục sau khi ký Hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân:

Sau khi Hợp đồng tín dụng được ký, không phải tự động Bên cho vay sẽ giải ngân ngay cho Bên đi vay mà chỉ sau khi Bên đi vay đã hoàn tất toàn bộ các điều kiện tiên quyết thì Hợp đồng mới có hiệu lực giải ngân. Trong số các

điều kiện tiên quyết thì việc đăng ký khoản vay với NHNN, cấp Thư bảo lãnh


(của BTC) và YKPL (của BTP) đóng vai trò rất quan trọng và phải thực hiện các thủ tục theo quy định:

- Đối với việc đăng ký khoản vay:

Mục 20 Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 quy định: “Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng vay nước ngoài và trước khi rút vốn, doanh nghiệp phải đăng ký vay, trả nợ nước ngoài với NHNN” [20, tr. 4]. Hồ sơ đăng ký vay và trả nợ nước ngoài theo Mục 25 Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 bao gồm:

a) Đơn đăng ký vay, trả nợ nước ngoài;

b) Bản sao có công chứng Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc giấy phép hoạt động, văn bản liên quan khác do cơ cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Bản sao có công chứng văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự

án đầu tư hoặc Phương án sản xuất kinh doanh;

đ) Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt Nam Hợp đồng vay nước ngoài đã ký (có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp)’’. [20, tr. 4, 5].

Theo Mục 24 Thông tư Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 thì NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đăng ký đối với khoản vay trung dài hạn của Doanh nghiệp trên địa bàn không phải là Doanh nghiệp nhà nước có giá trị đến 10 triệu đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương tại thời điểm ký hợp đồng vay nước ngoài) trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp. Đối với các khoản vay có giá trị lớn hơn thì thẩm quyền xác nhận

đăng ký thuộc về NHNN trung ương. [20, tr. 4].

- Đối với việc xin cấp bảo lãnh:

Để được BTC cấp bảo lãnh, Bên đi vay sẽ phải nộp lên Bộ tài hồ sơ xin cấp bảo lãnh theo Điều 22 Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023