Yên Thì Lãi Suầt 20% Năm, Nếu Tiền Vay Gốc Từ 100,000 Yên Đến


mại Pháp: “Luật này quy định rằng các hành vi, công cụ thương mại là … tất cả các hoạt động ngân hàng (all banking operation)” [32, tr. 1]. Điều 1 Luật Ngân hàng của CHLB Đức cũng quy định: ‘‘Các tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính thương mại,.... hoạt động kinh doanh ngân hàng (banking business) bao gồm ... cho vay tiền và chấp nhận tín dụng (hoạt động cho vay).....’’. [23, tr. 8]. Điều 2 Bộ luật Ngân hàng Nhật bản cũng quy định: ‘‘Hoạt động ngân hàng (banking business) là việc kinh doanh thực hiện bất kỳ các hoạt động như sau:.... cho vay’’ [24, tr. 3]. Điều L313-1 Bộ luật tài chính và tiền tệ Pháp (French Monetary and Financial Code) quy định: “Bất kỳ hành vi nào mà thông qua

đó một người, để đổi lại lấy việc thanh toán, thực hiện hoặc hứa hẹn thực hiện việc cho người khác vay một khoản tiền hoặc đưa ra một cam kết để người kia hưởng lợi bằng việc ký một aval (một văn kiện cam kết thanh toán một nghĩa vụ cho chủ nợ), một văn kiện đảm bảo hoặc bảo lãnh khác, đều cầu thành nên một giao dịch tín dụng. Thuê mua, và nói chung là các giao dịch thuê đi kèm với một lựa chọn mua, đều được coi là giao dịch tín dụng [34, tr. 95].

Về các nội dung của Hợp đồng tín dụng, Điều L311-8 Bộ luật về người tiêu dùng Pháp (French Consumer Code) quy định: “Giao dịch tín dụng được ký kết trên cơ sở các điều kiện của Bản chào cho vay tín dụng (offer) được đưa ra trước đó cho Bên đi vay... Việc gửi bản chào cho vay ràng buộc nghĩa vụ của Bên cho vay phải duy trì các điều kiện cho vay theo như nội dung của Bản chào cho vay trong thời hạn tối thiểu là 15 ngày kể từ ngày gửi cho Bên đi vay”. [33, tr. 46, 47]. Điều L311-10 Bộ luật về người tiêu dùng Pháp cũng quy định rõ: “Bản chào cho vay tín dụng phải (a) ghi rõ nhận dạng (identity) của các bên có liên quan và, trong trường hợp cần thiết, Bên bảo lãnh, (b) ghi rõ về số tiền cho vay…, bản chất, mục đích cho vay, các thủ tục của khoản vay bao gồm, trong trường hợp áp dụng, các điều khoản bảo hiểm cũng như


chi tiết (breakdown) tổng chi phí của khoản tín dụng và, nếu cần, tỷ lệ phần trăm tính theo năm các chi phí cũng như tổng số tiền cố định được tính vào tiền lãi bằng cách kê chi tiết các chi phí hành chính và các chi phí khác có liên quan phải trả vào ngày đến hạn...(c) chỉ rõ, nếu cần, các hàng hóa hoặc dịch vụ được tài trợ theo khoản tín dụng” [33, tr. 47, 48]. Điều L311-11 Bộ luật về người tiêu dùng Pháp cũng quy định: “Đối với các giao dịch có thời hạn, Bản chào cho vay cũng phải nêu rõ, đối với mỗi ngày đến hạn thanh toán, chi phí bảo hiểm và chi phí các khoản thanh toán cố định cũng như các kỳ thanh toán hoặc nếu không nêu rõ được như vậy thì phải ghi rõ cách xác

định các kỳ thanh toán và số tiền liên quan” [33, tr. 48]. Trong khi đó Điều 429 Bộ luật dân sự CHLB Đức quy định về hình thức và nội dung của Hợp

đồng vay như sau: ‘‘.... Hợp đồng vay phải được ký bằng văn bản. Hợp đồng vay có thể không được ký dưới hình thức điện tử. Các yêu cầu cho việc Hợp

đồng vay được ký bằng văn bản được thỏa mãn khi Bản chào cho vay (offer) và Chấp nhận chào cho vay (acceptance) được tuyên bố (declare) riêng biệt bằng văn bản bởi mỗi bên. Việc tuyên bố (declaration) như vậy của Bên cho vay sẽ không được coi là đã ký nếu được chuẩn bị với sự trợ giúp của thiết bị

điện tử. Việc tuyên bố Hợp đồng của Bên đi vay ghi phải được Bên đi vay ký và trong đó phải chỉ rõ: (1) số tiền vay hoặc giới hạn trên của khoản vay, tùy theo từng trường hợp, (2) tổng số tiền của các đợt thanh toán trả nợ bởi Bên đi vay để trả nợ khoản vay và trả nợ lãi và các phí khác nếu vào thời điểm ký Hợp đồng vay tổng số tiền vay đã được biết rõ đối với tổng thời hạn vay. Trong trường hợp khoản vay phụ thuộc vào các điều kiện có thể thay đổi được mà theo đó khoản vay sẽ được trả thành nhiều lần thì phải nêu rõ tổng số tiền trên cơ sở các điều kiện được áp dụng vào thời điểm ký hợp đồng. Tổng số tiền vay không phải chỉ rõ trong hợp đồng trong trường hợp các khoản vay mà Bên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

đi vay được quyền vay đến một số tiền tối đa; (3) phương thức trả nợ khoản


Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam - 8

vay hoặc, nếu không có thỏa thuận riêng về vấn đề này thì nguyên tắc kết thúc hợp đồng; (4) lãi suất và tất cả các loại phí áp dụng đối với khoản vay, trong chừng mực số tiền này được biết, phải được ghi rõ riêng biệt và lý do đưa ra các loại phí này cùng với các loại phí thu xếp mà Bên đi vay phải chịu; (5) tỷ lệ phần trăm tính theo năm của các loại phí hoặc nếu có quy định về việc thay

đổi đối với lãi suất hoặc các nhân tố khác quyết định giá khoản vay, tỷ lệ phần trăm tính theo năm ban đầu của các loại phí; trong cùng bối như đối với tỷ lệ phần trăm tính theo năm của các loại phí, phải có quy định chỉ rõ các

điều kiện mà theo đó các nhân tố quyết định giá của khoản vay được thay đổi và thời gian phát sinh các loại phí đó... ; (6) chi phí bảo hiểm số dư của khoản vay hoặc chi phí của các loại bảo hiểm khác có liên quan đến hợp đồng vay ;

(7) tài sản đảm bảo được cung cấp theo Hợp đồng vay’’. [25].

Về vấn đề lãi suất, các nước đều quy định về cách tính lãi và các chi phí vay cũng như mức lãi suất được coi là hợp pháp (để chống tình trạng cho vay nặng lãi). Điều L313-2 của Bộ luật tài chính và tiền tệ Pháp quy định: “Mức lãi suất hợp pháp được quyết định bằng một nghị định của Chính phủ cho cả năm dương dịch. Mức lãi suất này, đối với năm có liên quan, sẽ tương đương với trung bình số học của mức lợi tức trung bình mười hai tháng của giá đấu giá tín phiếu kho bạc lãi suất cố định mười ba tuần’’. [34, tr. 95]. Trong khi

đó Điều 429 Bộ luật dân sự CHLB Đức quy định về vấn đề lãi suất như sau: “Tỷ lệ phần trăm tính theo năm của lãi suất của khoản vay là tổng chi phí theo năm tính trên một tỷ lệphần trăm của số tiền vay thực của khoản vay.’’ [25]. Cũng liên quan đến vấn đề lãi suất Điều 1 Luật về hạn chế lãi suất của Nhật bản quy định: “Nếu lãi suất theo hợp đồng được áp dụng đối với khoản tiền mà chủ nợ nhận được liên quan đến khoản vay vượt quá mức lãi suất

được quy định dưới đây thì sẽ được coi là vô hiệu: Nếu tiền vay gốc nhỏ hơn

100.000 yên thì lãi suầt 20% năm, nếu tiền vay gốc từ 100,000 yên đến


1.000.000 yên thì lãi suất là 18% năm; nếu tiền vay gốc từ 1.000.000 yên trở lên thì lãi suất là 15% năm’’ [35, tr. 1]. Cũng liên quan đến vấn đề lãi suất và chi phí vay, Điều 3 Luật về hạn chế lãi suất của Nhật bản quy định: “... các khoản tiền ngoài tiền vay gốc mà chủ nợ nhận được liên quan đến khoản vay sẽ được coi là lãi, bất kể hình thức họ nhận được dưới dạng phí, phí chiết khấu, phí hoa hồng, phí điều tra hoặc bất kể loại phí nào khác với bất kỳ tên gọi nào khác, tuy nhiên, với điều kiện là các chi phí này không áp dụng đối với các chi phí ký kết hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng’’ [35, tr. 2].

Về vấn đề bảo lãnh, Điều 2321 của Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Một bảo lãnh độc lập là một cam kết mà theo đó Bên bảo lãnh ràng buộc trách nhiệm của mình, trên cơ sở một khoản nợ của một bên thứ ba, phải trả một số tiền hoặc là trên cơ sở có yêu cầu đầu tiên (first demand) hoặc trên cơ sở

được thỏa thuận… Bên bảo lãnh không chịu trách nhiệm trong trường hợp lạm dụng bằng sáng chế (patent abuse) hoặc có sự gian lận của người hưởng lợi hoặc có sự cấu kết thông đồng giữa người hưởng lợi và người cho vay. Bên bảo lãnh có thể không đưa ra yêu cầu phản đối (set up no defence) phụ thuộc vào nghĩa vụ được bảo lãnh” [31, tr. 238]. Điều L313-22 Bộ luật tài chính và tiền tệ Pháp quy định về nghĩa vụ thông báo của Bên cho vay cho Bên bảo lãnh đối với khoản vay có bảo lãnh như sau: “Các tổ chức tín dụng đã cấp một khoản tín dụng cho một công ty phụ thuộc vào một bảo lãnh từ một cá nhân hoặc một pháp nhân, phải, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 mỗi năm, thông báo cho người bảo lãnh về số tiền vay gốc, tiền lãi, tiền phí hoa hồng, phí và các chi phí phát sinh mà chưa trả được (outstanding) thuộc về nghĩa vụ bảo lãnh cho đến ngày 31 tháng 12 của năm trước đó, cũng như thời hạn của cam kết bảo lãnh. Việc không tuân thủ các thủ tục quy định nêu trên, trong mối liên hệ giữa Bên bảo lãnh và tổ chức bị ràng buộc trách nhiệm nêu trên, sẽ dẫn tới mất quyền hưởng tiền lãi phải trả kể từ ngày thông báo trước đó đến ngày đưa


ra các thông tin mới. Việc thanh toán của Bên đi vay sẽ coi là, trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và tổ chức đó, được áp dụng ưu tiên để trả nợ gốc của khoản vay ” [34, tr. 100]. Liên quan đến vấn đề này, Điều 446 Bộ luật dân sự Nhật bản quy định: ‘‘Bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ trả nợ gốc (principal obligor) khi người đó không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đó của mình’’ [26, tr. 46]. Điều 447 Bộ luật dân sự Nhật bản cũng quy định về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh: ‘‘Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm tiền lãi, tiền phạt và tiền bồi thường đối với các tổn thất liên quan

đến nghĩa vụ trả nợ gốc và tất cả các chi phí khác phát sinh từ các nghĩa vụ

®ã’’ [26, tr. 47]. Trong trường hợp bảo lãnh liên đới trách nhiệm với Bên đi vay (joint and several guarantee) thì Điều 454 Bộ luật dân sự Nhật bản quy

định: ‘‘Nếu một bên bảo lãnh đảm nhận nghĩa vụ bảo lãnh liên đới trách nhiệm với người có nghĩa vụ trả nợ gốc thì bên bảo lãnh không có các quyền

được quy định ở hai điều trước (tức là quyền yêu cầu Bên cho vay phải yêu cầu Bên đi vay trả nợ bằng tài sản của mình trước khi Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh)’’ [26, tr. 48].

2.1.2 Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế liên quan đến Hợp đồng tín dụng người mua

2.1.2.1 Điều ước quốc tế liên quan đến Hợp đồng tín dụng người mua

Liên quan đến HĐTDNM, hiện nay các tổ chức ECAs và ngân hàng vẫn

đang áp dụng quy định của Thỏa thuận về tín dụng xuất khẩu hỗ trợ chính thức (Arrangement on Officially Supported Export Credits) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development – OECD). Thỏa thuận này được các thành viên OECD ký lần

đầu tiên vào năm 19978 và có sự tham gia của Australia, Canada, Cộng đồng


Châu Âu, Nhật bản, Hàn quốc, New Zealand, Na uy, Thụy sỹ và Mỹ.7Mục

đích của thỏa thuận này là thiết lập một khuông khổ pháp lý cho việc sử dụng một cách có hệ thống nguồn tín dụng xuất khẩu hỗ trợ chính thức [22, tr. 5]. Thỏa thuận đã quy định khá chi tiết về các vấn đề chính liên quan đến Tín dụng xuất khẩu và HĐTDNM bao gồm các vấn đề như sau:

Về phạm vi áp dụng: Phạm vi áp dụng của Thỏa thuận này là tất cả các hỗ trợ chính thức của chính phủ của một nước tham gia Thỏa thuận đối với việc xuất khẩu hàng hóa và/hoặc dịch vụ, bao gồm cả vấn đề thuê mua tài chính có thời hạn trả nợ từ hai năm trở lên. [22, tr. 5].

Về giá trị tài trợ tối đa: Điều 10 của Thỏa thuận quy định: ‘‘Các thành viên của Thỏa thuận sẽ phải yêu cầu các bên mua hàng hóa dịch vụ mà thuộc

đối tượng hưởng hỗ trợ chính thức phải thanh toán trả trước tối thiểu 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu vào trước thời điểm bắt đầu tín dụng. Đối với giá trị thanh toán trả trước, giá trị hợp đồng xuất khẩu có thể được giảm tương ứng nêu giao dịch bao gồm hàng hóa và dịch vụ từ một nước thứ ba mà không

được hỗ trợ chính thức. Có thể cho phép tài trợ/cấp bảo hiểm cho 100% giá trị phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm có thể được đưa vào hoặc không đưa vào trong giá trị hợp đồng xuất khẩu. Các khoản thanh toán giữ lại sau thời điểm bắt

đầu khoản tín dụng sẽ không được coi là khoản thanh toán trả trước’’ [22, tr. 7]. Mục c Điều 10 của Thỏa thuận cũng quy định: ‘‘Các thành viên của Thỏa thuận sẽ không cấp hỗ trợ chính thức vượt quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu’’. [22, tr.7].

Về thời hạn trả nợ: Thỏa thuận OECD quy định về thời hạn trả nợ căn cứ vào xếp loại quốc gia về thu nhập bình quân đầu người theo xếp loại của Ngân hàng thế giới (hàng năm Ngân hàng thế giới công bố danh mục các nước thuộc danh mục 1 và 2 – Category 1 & 2). Theo đó các nước đi vay


7 Nguồn: www.oecd.org


thuộc danh mục 1 (category 1) sẽ được vay với thời hạn trả nợ tối đa là 5 năm và có khả năng áp dụng thời hạn vay lên 8,5 năm với điều kiện phải thực hiện các thủ tục thông báo khoản tín dụng cho các nước thành viên Thỏa thuận khác. Các nước đi vay thuộc danh mục 2 (category 2) được áp dụng thời hạn vay trả nợ tối đa là 10 năm. Đối với các dự án điện phi hạt nhân (non-nuclear power plant), Thỏa thuận cho phép thời hạn trả nợ lên đến tối đa 12 năm [22, tr. 8, 9].

Về lãi suất áp dụng: Thỏa thuận OECD yêu cầu các thành viên tham gia thỏa thuận phải áp dụng mức lãi suất thương mại tham khảo (Commercial Interest Reference Rates - CIRRs) đối với giao dịch vay theo TDNM. Mức lãi suất thương mại tham khảo được thiết lập trên cơ sở các nguyên tắc sau:

1) Lãi suất CIRR phải đại diện cho mức lãi suất cho vay thương mại của nước có đồng tiền cho vay liên quan;

2) Lãi suất CIRR phải tương ứng với mức lãi suất cho vay đối với các bên đi vay nội địa hạng một;

3) Lãi suất CIRR phải căn cứu trên cơ sở chi phí cho vay của khoản vay có lãi suất cố định;

4) Lãi suất CIRR không được ảnh hưởng đến điều kiện cạnh tranh nội

địa; và

5) Lãi suất CIRR phải tương ứng với mức lãi suất cho vay với các bên đi vay nước ngoài hạng một. [22, tr. 11, 12].

Về bảo hiểm rủi ro tín dụng: Điều 23 Thỏa thuận OECD quy định: ‘‘Các thành viên Thỏa thuận sẽ yêu cầu Bên đi vay trả phí bảo hiểm, ngoài tiền lãi, để bảo hiểm cho các rủi ro không thanh toán được khoản tín dụng xuất khẩu’’ [22, tr. 12]. Điều 24 của Thỏa thuận cũng quy định: ‘‘Các thành viên Thỏa thuận sẽ yêu cầu Bên đi vay trả phí bảo hiểm không thấp hơn mức phí bảo hiểm tối thiểu (Minimum Premium Rate (MPR)) được áp dụng đối với


nước Bên đi vay bất kể là bên nhập khẩu/bên vay là thực thể tư nhân hoặc nhà nước’’ [22, tr. 12, 13].

Mức phí bảo hiểm tối thiểu được quyết định dựa trên các nhân tố sau:

+ Mức rủi ro của nước đi vay có liên quan;

+ Thời gian diễn ra rủi ro;

+ Phần trăm bảo hiểm tín dụng và chất lượng của sản phẩm tín dụng xuất khẩu chính thức; và

+ Các biện pháp kỹ thuật hạn chế rủi ro áp dụng.

Nhìn chung Thỏa thuận về tín dụng xuất khẩu hỗ trợ chính thức chỉ quy

định chủ yếu về các điều kiện chính của khoản tín dụng hỗ trợ xuất khẩu để áp dụng cho HĐTDNM mà không có quy định cụ thể về nội dung của HĐTDNM. HĐTDNM được các bên áp dụng trên cơ sở các quy định của Thỏa thuận OECD về các vấn đề như lãi suất, thời hạn tín dụng (bao gồm thời hạn trả nợ và thời hạn giải ngân), phí bảo hiểm.... Các nội dung cụ thể của Hợp đồng do các bên thỏa thuận với nhau phù hợp với quy định pháp luật của từng nước được lựa chọn làm luật điều chỉnh hợp đồng.

2.1.2.2 Tập quán quốc tế liên quan đến Hợp đồng tín dụng người mua

HĐTDNM có liên quan đến một số tập quán thương mại quốc tế trong các vấn đề liên quan đến xác định lãi suất, kiểm tra tính phù hợp về mặt hình thức của các chứng từ xuất trình để thanh toán (liên quan đến vấn đề giải ngân và trả tiền hàng theo HDTMNK hàng hóa/dịch vụ).

Về vấn đề lãi suất: Mặc dù Thỏa thuận OECD quy định mức lãi suất áp dụng phải theo mức lãi suất thương mại tham khảo (CIRR) nhưng việc xác

định lãi suất áp dụng cụ thể trong các trường hợp thời gian tín lãi chưa đủ tháng thì sẽ áp dụng theo tập quán nội suy để tính lãi suất. Cụ thể là trong trường hợp thời gian tính lãi chưa tròn tháng thì áp dụng phương pháp nội suy theo tập quán ngân hàng như sau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023