Vai Trò Và Xu Hướng Phát Triển Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Kh&cn

ra sao. Đây là vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau. Công trình nghiên cứu của TS. Phạm Quốc Trụ đã giới thiệu và phân tích các quan điểm khác nhau này: Ý kiến thứ nhất cho rằng, hội nhập quốc tế (intergration) là một sản phẩm hơn là một quá trình. Sản phẩm đó là một nhà nước liên bang như Hoa kỳ hay Thụy Sỹ [Carl J. Friedrich (1968), Trends of Federalism in Theory and Practice, Praeger, New York] [Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe (1986), Introduction International relations: Power & Justice, Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey]. Ý kiến thứ hai cho rằng hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng, chính là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thông tin, du lịch, văn hóa...từ đó dần dần hình thành cộng đồng an ninh (security community) kiểu như Hoa Kỳ hay Tây Âu [Karl W. Deutsch and all, Political Community and the North Atlantic Area, Princeton University Press, Princeton, N.J.].Ý kiến thứ ba cho rằng hội nhập là việc các nước mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác mới trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước. TS. Phạm Quốc Trụ cho rằng cả ba cách hiểu nêu trên đều có khiếm khuyết và không chấp nhận được, đồng thời đề nghị coi “Hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ

các định chế hoặc tổ chức quốc tế”. Đây là cách hiểu có cơ sở khoa học, toàn diện, đúng đắn, thể hiện đúng bản chất của hiện tượng.3

Hiện nay khái niệm hội nhập quốc tế được các nước sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực KH&CN. Khái niệm hội nhập quốc tế cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước với nội hàm như TS. Phạm Quốc Trụ đề nghị. Khái niệm này được sử dụng trên mọi lĩnh vực, mọi diễn đàn, mọi phương tiện thông tin đại chúng đến mức trở thành thuật ngữ thân quen, câu nói cửa miệng của cán bộ, công chức và nhân dân. Thậm chí Đảng và Nhà nước ta còn khẳng định chủ trương nhất quán


3 Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Học viện Ngoại giao, số 2/2011, (tr. 77-99).

là tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.4

Một cách khái quát nhất, hội nhập quốc tế về KH&CN là sự phát triển sâu rộng hơn các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong tiến hành hoạt động KH&CN, trong đó mỗi quốc gia tự gắn bó với cộng đồng KH&CN quốc tế như là một bộ phận không thể tách rời, cùng hợp tác, phân công và phối hợp hành động trong quá trình nghiên cứu và phát triển KH&CN, nhằm mục đích chung là làm phong phú và sâu sắc kho kiến thức của nhân loại, đồng thời những quyền lợi quốc gia về phát triển KH&CN, kinh tế - xã hội cũng được giải quyết một cách hiệu quả hơn nhiều so với những cố gắng của từng quốc gia riêng lẻ [8].

Nói cách khác, hội nhập quốc tế chính là hợp tác quốc tế ở trình độ cao, sâu sắc, gắn kết chặt chẽ, cùng chia sẻ lợi ích, hoạt động bình đẳng theo luật chơi chung và là xu thế chung của thế giới nhằm lĩnh hội kho tàng kiến thức của nhân loại và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

Từ ngày thành lập đến nay, đặc biệt từ khi triển khai thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng, Nhà nước ta luôn luôn có chủ trương mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế về KH&CN; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế; tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.

Nhà nước cũng có các cơ chế, chính sách thu hút trí thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các chuyên gia giỏi của thế giới tham gia phát triển KH&CN Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN của Việt Nam được nhận tài trợ, tham gia tổ chức KH&CN, hội KH&CN, tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị KH&CN của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá


Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 3

4 Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN” (Tr 16), Hà Nội.

nhân nước ngoài; hợp tác thực hiện nhiệm vụ KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được lập Quỹ phát triển KH&CN tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ; được đóng góp xây dựng các quỹ phát triển KH&CN của Việt Nam quy định của pháp luật Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác phát triển KH&CN tại Việt Nam được Nhà nước khuyến khích, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập tổ chức KH&CN tại Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế, sử dụng đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước đã ban hành chính sách, biện pháp để sử dụng có hiệu quả vốn vay và viện trợ của nước ngoài đầu tư phát triển KH&CN.5

Như vậy có thể nói hình thức và nội dung hội nhập quốc tế của Việt Nam về KH&CN rất phong phú, đa dạng. Có thể cụ thể hóa các hình thức và nội dung hội nhập này trong thực tiễn như sau:

- Phía nước ngoài tài trợ vốn, máy móc, thiết bị, phương tiện nghiên cứu cho Nhà nước Việt Nam, cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam để nghiên cứu giải quyết các vấn đề KH&CN của Việt Nam.

- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia tổ chức KH&CN, hội KH&CN của nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia tổ chức KH&CN, hội KH&CN của Việt Nam.

- Cả hai phía cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ở trong và ngoài Việt Nam.


5 Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN” (Tr 8), Hà Nội.

- Phía nước ngoài hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực KH&CN, tư vấn về KH&CN cho phía Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các hội nghị, hội thảo KH&CN của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức các hội nghị, hội thảo KH&CN quốc tế tại Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

- Thành lập các tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

- Các hình thức trực tiếp trao đổi học thuật ngoài hội nghị, hội thảo giữa các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học nước ngoài v.v…

1.1.2. Vai trò và xu hướng phát triển hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

1.1.2.1. Vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN


Hội nhập quốc tế về KH&CN là một trong những lĩnh vực hội nhập quốc tế được phát triển khá nhanh, rộng rãi, phổ biến trên thế giới hiện nay. Hội nhập quốc tế về KH&CN cũng được Việt Nam đặc biệt chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh. Sở dĩ như vậy là vì hội nhập quốc tế về KH&CN có vai trò to lớn đối với sự phát triển KH&CN của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia kém hoặc đang phát triển.

Trong thời đại xây dựng nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược, các quốc gia phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục dựa vào KH&CN, lấy KH&CN làm công cụ bảo đảm sức mạnh kinh tế, quân sự và sức cạnh tranh của mình. Họ coi tài sản trí tuệ tạo ra từ hoạt động KH&CN mới là tài sản lớn nhất, quan trọng nhất để bảo đảm vị thế và sức cạnh tranh của mình. Hội nhập quốc tế về KH&CN đối với các nước phát triển, các nước được gọi là cường quốc về KH&CN cũng rất quan trọng. Chính hội nhập quốc tế về KH&CN giúp các

nước này phối hợp giải quyết nhanh hơn các vấn đề KH&CN cùng được quan

tâm hoặc có tính toàn cầu, rút ngắn thời gian, tiết kiệm sức lực.


Các quốc gia kém phát triển cũng như đang phát triển đều cần phải dựa vào KH&CN để bứt phá, để thực hiện sứ mệnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới đứng vững và tồn tại. Hội nhập quốc tế về KH&CN đã tạo cơ hội cho các nước này phát triển KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia của mình [5, 18].

Hội nhập quốc tế về KH&CN mang lại cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam các cơ hội thuận lợi cụ thể sau đây:

- Giúp huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực từ bên ngoài để phát triển KH&CN trong nước;

- Tạo ra cơ hội tranh thủ tri thức KH&CN tiên tiến/kinh nghiệm hoạt động và tổ chức quản lý hoạt động KH&CN của đối tác nước ngoài để giúp giải quyết những vấn đề thách thức của trong nước về KH&CN;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước tiếp cận, tìm kiếm, làm chủ, khai thác và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các đối tác nước ngoài vào nước mình;

- Giúp nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực KH&CN ngang tầm với trình độ và năng lực của đội ngũ nhân lực KH&CN của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới [5, 19].

Nhận thức rõ vai trò của hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy lĩnh vực hoạt động này. Thành công chủ yếu của hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam trong những năm qua là đã đưa nước ta từ một quốc gia nhận viện trợ và hợp tác bị động trở thành đối tác bình đẳng trong hợp tác và từng bước chủ động hội nhập quốc tế về kinh tế và về KH&CN. Như ở trên đã trình bày, đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN và hàng loạt thỏa thuận quốc tế đã được ký kết và đang triển khai thực hiện. Việt Nam đã là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN.

Như đã trình bày ở các mục trên, kết quả cụ thể của hội nhập quốc tế về KH&CN đã góp phần nâng cao năng lực của đất nước trong ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ chương trình điện hạt nhân của Việt Nam; thành lập được các phòng thí nghiệm hỗn hợp và các trung tâm khoa học tại Việt Nam hoặc các nước; hợp tác nghiên cứu chung trong khuôn khổ các nghị định thư (thực hiện từ năm 2003) với nhiều kết quả được ứng dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao năng lực KH&CN quốc gia. Hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật về KH&CN trong phạm vi khu vực và quốc tế đã được đẩy mạnh hơn trước. Việt Nam đã chủ động đăng cai, tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về KH&CN thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, học giả có uy tín trên thế giới. Đã hình thành mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam tại một số địa bàn trọng điểm, bước đầu đã khai thông nhiều kênh hợp tác về KH&CN với nước ngoài, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam.

Các hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN đã và đang được triển khai rộng khắp ở quy mô quốc gia và ở từng bộ, ngành, từng tổ chức KH&CN.

Trong giai đoạn 2001-2008, có 27 bộ, ngành và địa phương đã được giao thực hiện 336 nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo các nghị định thư ký với các nước và phía Việt nam đã phân bổ tổng mức kinh phí đối ứng là 296 tỷ đồng. Kết quả thu được từ việc thực hiện các nhiệm vụ hợp tác theo nghị định thư [12, 12]:

- Huy động được nguồn kinh phí từ đối tác nước ngoài: Thông qua các nhiệm vụ Nghị định thư số kinh phí phía đối tác bỏ ra để cùng thực hiện với ta đạt 128 triệu đô la Mỹ, so với số kinh phí đối ứng cấp từ ngân sách sự nghiệp khoa học là gần 365 tỷ VNĐ (khoảng 19,2 triệu USD). Theo tỷ lệ này, 1 đồng kinh phí ta bỏ ra, huy động được 6,6 đồng của đối tác; kinh phí Việt Nam chiếm khoảng 13%, đối tác nước ngoài chiếm 87% tổng số kinh phí được đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ. Số kinh phí này chưa bao gồm các khoản “phi tiền tệ” khác Việt Nam được thụ hưởng: đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ Việt Nam ở nước ngoài (ước tính khoảng 7 triệu USD) và các trang thiết bị nghiên cứu, đo đạc được để lại cho các đơn vị

Việt Nam khi kết thúc dự án (ước khoảng 7,5 triệu USD).


- Nâng cao năng lực cán bộ KH&CN Việt Nam: Thông qua các chương trình/dự án trong giai đoạn này đã đào tạo được 105 tiến sĩ (trong đó có 62 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, 43 đào tạo trong nước thông qua các dự án nghiên cứu); 121 thạc sĩ (trong đó có 47 thạc sĩ đào tạo ở nước ngoài, 74 đào tạo trong nước). Bên cạnh đó, có 409 lượt cán bộ được sang các nước thực tập/trao đổi dài hạn (tính từ 1 tháng trở lên: chủ yếu là nghiên cứu chuyên sâu, phân tích mẫu tại các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu của đối tác); và 775 lượt cán bộ đi trao đổi ngắn hạn ở nước ngoài (dưới 1 tháng). Tổ chức được 752 hội nghị/hội thảo, trong đó có 334 hội nghị/hội thảo quốc tế (có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế và in ấn các kỷ yếu bằng tiếng Anh và tiếng Việt). Theo thống kê chưa đầy đủ giai đoạn này có 147 bài báo Quốc tế và 301 bài báo trong nước.

- Sản phẩm KH&CN: Có 158 mẫu, sản phẩm được tạo ra, thử nghiệm, trình diễn và phát triển. Đây là những sản phẩm có giá trị thương mại có thể đưa ra thị trường; có những sản phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường. Có 302 vật liệu, thiết bị, máy móc, mô hình trình diễn, giống cây trồng và vật nuôi được tạo ra. Có 216 phần mềm, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật mới được thiết lập và phát triển. Có 08 patent được cấp phép và bảo hộ trong nước.

- Trang thiết bị Việt Nam thụ hưởng: Thông qua triển khai các nhiệm vụ Nghị định thư, phía đối tác nước ngoài đã tặng cơ quan thực hiện phía Việt Nam một số trang thiết bị nghiên cứu, phần mềm có giá trị, ước tính khoảng 7,5 triệu USD, trong đó có một số trang thiết bị quan trọng như: Thiết bị đo lưu động bằng laser để kiếm soát chất lượng nước về mặt sinh học; 1 bộ thiết bị, máy móc đo địa vật lý thuộc lĩnh vực KH&CN hiện đại, có độ chính xác cao bao gồm: 1 máy đo địa điện độ chính xác cao -4P LHp 031; 2 hộp gồm 100 chip điều khiển đo tự động trong công nghệ địa điện đa cực; phần mềm điều khiển tự động; hệ cảm biến (sensore) ghi tự động biến đổi nhiệt độ và áp lực không khí trong đất (Tensiometer) trong thân đê, 1 bộ thiết bị ghi tự động biến động mực nước ngầm trong lỗ khoan thủy văn tại trạm đo giám sát đê; hệ thiết bị 1 trạm

quan trắc khí tượng, gồm những máy ghi số liệu quan trắc về nhiệt độ đất và độ ẩm đất, những thiết bị phân tích nước tại chỗ, những thiết bị quan trắc bụi, 1 thiết bị quét laser 3D (trắc địa), 1 thiết bị đo tốc độ dòng chảy trong nước, 1 thiết bị GPS, 1 cân chính xác; 4 tấn thiết bị cho 17 trạm giám sát mực nước và phù sa được lắp đặt trong khu vực nghiên cứu điển hình Đồng Tháp Mười và 3 trạm phao vận hành nhờ có trang bị đầu thu GPS dùng để giám sát mực nước và chất lượng nước. Ngoài ra phía Việt Nam còn thụ hưởng các phần mềm phục vụ nghiên cứu và giảng dạy như MIKE 11, SWAT [12, 12],...

Như vậy, tất cả các quốc gia dù là phát triển đến trình độ cao hay kém phát triển, đang phát triển cũng đều nhận thức rõ vai trò của hội nhập quốc tế về KH&CN, đều chú trọng đẩy mạnh phát triển hội nhập quốc tế về KH&CN để tranh thủ cơ hội và các nguồn lực từ bên ngoài nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN của quốc gia mình, phục vụ việc giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh về sức mạnh kinh tế, thương mại, quân sự v.v...trên toàn cầu.

1.1.2.2. Xu hướng phát triển hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN


Hiện nay quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả lĩnh vực KH&CN. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra không giống nhau trong các lĩnh vực và ở các nước khác nhau. Mức độ, phạm vi, hình thức hội nhập ở từng lĩnh vực và ở từng nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khả năng phát huy lợi thế của quốc gia hội nhập, mức độ sẵn sàng và lợi ích do hội nhập mang lại đến đâu và cả khả năng, biện pháp hạn chế tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình hội nhập v.v... [6, 20]

Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày một gia tăng. Đây là quá trình tìm kiếm lợi ích trong khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh. Trong quá trình đó, bên cạnh những lợi thế có được do mở rộng quan hệ, tiếp thu kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế, các nước đang phát triển cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về thị trường, vốn, trình độ quản lý, trình độ KH&CN, buộc phải nhanh chóng đổi mới một cách toàn diện cả về phương thức lãnh đạo, quản lý,

xây dựng định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để rút ngắn khoảng

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí