Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN NGỌC VINH


CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 1

KHOA LUẬT


NGUYỄN NGỌC VINH


CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN NĂNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Ngọc Vinh

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy cô tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi trang bị đầy đủ tri thức thông qua quá trình học tập để có thể hoàn thành tốt Luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Năng, người đã chỉ dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá phục vụ cho Luận văn. Sau cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành Luận văn.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

3. Mục tiêu 7

4. Phương pháp nghiên cứu 8

5. Nội dung nghiên cứu 8

6. Kết cấu của luận văn 9

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 10

1.1. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 10

1.1.1. Khái niệm, hình thức và nội dung hội nhập quốc tế trong lĩnh vựcKH&CN10

1.1.2. Vai trò và xu hướng phát triển hội nhập quốc tế trong lĩnh vựcKH&CN16

1.1.2.1. Vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 16

1.1.2.2. Xu hướng phát triển hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 20

1.2. Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 23

1.2.1. Các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực KH&CN23

1.2.2. Các quy định của pháp luật quốc gia về hội nhập quốc tế trong lĩnh

vực KH&CN24

1.3. Kinh nghiệm một số nước về xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 26

1.3.1. Nhóm các nước phát triển26

1

1.3.1.1. Tại Mỹ 27

1.3.1.2. Tại Nhật Bản 31

1.3.1.3. Tại Hàn Quốc 32

1.3.1.4. Tại Bỉ 33

1.3.1.5. Tại Liên Bang Nga 35

1.3.2. Nhóm các nước đang phát triển38

1.3.2.1. Tại Trung Quốc 40

1.3.2.2. Tại Malaysia 42

TIỂU KẾT 45

Chương 2. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 48

2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý cho hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực KH&CN 48

2.1.1. Quy định của Hiến pháp48

2.1.2. Quy định của Luật khoa học và công nghệ50

2.1.3. Quy định của một số đạo luật chuyên ngành hiện hành trong lĩnh vựcKH&CN56

2.1.3.1. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao 56

2.1.3.2. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử 59

2.1.3.3. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 60

2.1.3.4. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường 61

2.1.3.5. Quy định về vấn đề chuyển giao công nghệ 61

2.1.4. Quy định tại một số đạo luật khác62

2.1.5. Quy định của các văn bản cấp Chính phủ64

2.1.5.1. Quy định về vấn đề hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN 64

2.1.5.2. Quy định về việc thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài và thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN Việt Nam ở nước ngoài 67

2.1.5.3. Quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN 73

2.1.5.4. Quy định về việc thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam 75 2.1.6. Quy định của các văn bản cấp Bộ79

2.1.7. Đánh giá chung thực trạng cơ sở pháp lý quốc gia về hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực khoa học và công nghệ80

2.1.8. Quy định của các điều ước quốc tế và các thỏa thuận quốc tế Việt

Nam là thành viên82

2.2. Phương hướng và quan điểm giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 88

2.2.1. Phương hướng88

2.2.2. Giải pháp và kiến nghị phương án tiếp tục hoàn thiện các quy định về

hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN91

2.2.2.1. Giải pháp 91

2.2.2.2. Kiến nghị phương án tiếp tục hoàn thiện các quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN 94

TIỂU KẾT 102

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ (KH&CN) với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ; đã ký kết và đang thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ. Việt Nam đang là thành viên chính thức và không chính thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN. Theo thống kê của các Bộ, ngành, từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 thoả thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế về KH&CN được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu - triển khai ở các cấp [2, 35].

Nội dung hợp tác quốc tế về KH&CN đã bắt đầu gắn kết với yêu cầu thực tiễn của các ngành, địa phương, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hình thức hợp tác quốc tế về KH&CN ngày càng đa dạng và phong phú hơn (bao gồm hợp tác đào tạo nhân lực KH&CN, nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn công nghệ, hội chợ, triển lãm công nghệ…). Các lĩnh vực hợp tác cũng được mở rộng, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, nghiên cứu liên ngành.

Hợp tác quốc tế về KH&CN trong thời gian qua đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực KH&CN, thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong nước. Một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chủ động tiếp cận, mua bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trên thế giới và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của nước ta. Hệ thống sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm đã từng bước được hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN đã từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, xã hội hoá hoạt động


4

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí