Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 2

KH&CN thông qua các hình thức tuyển chọn tự do, công khai để các tổ chức, cá nhân tham gia vào đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng các tiêu chí, quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án.

Tuy nhiên, hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của chính bản thân KH&CN nói riêng của đất nước. Quá trình hợp tác trong thời gian qua đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập như nhân lực KH&CN chưa đủ năng lực để tham gia hiệu quả vào các hoạt động KH&CN quốc tế và khu vực, hàm lượng KH&CN đóng góp cho các hoạt động KH&CN quốc tế và khu vực còn thấp; cơ sở vật chất - kỹ thuật nhìn chung còn lạc hậu, thiếu thốn, không đồng bộ, môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp; phần lớn các hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN trong thời gian qua mới chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định/thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương do các bộ, ngành, địa phương ký kết. Mối quan hệ hợp tác thường diễn ra “một chiều”, trong đó các đối tác Việt Nam thường là “bên nhận, bên được hỗ trợ”, các đối tác nước ngoài là “bên cho, bên hỗ trợ”. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào đối tác và không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên.v.v. [2, 40]

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN. Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sửa đổi Luật KH&CN năm 2000. Bộ KH&CN được giao chủ trì thực hiện Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN và sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN năm 2000 để trình Quốc Hội thông qua. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định hội nhập quốc tế về KH&CN có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm luật hoá quy định, các giải pháp đã được đề cập trong Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và toàn diện cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN trong giai đoạn mới.

Hợp tác quốc tế về KH&CN là một trong những lĩnh vực hợp tác quốc tế được phát triển rộng rãi, phổ biến trên thế giới hiện nay. Hợp tác quốc tế về KH&CN cũng được Việt Nam đặc biệt chú trọng phát triển nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực và các thành tựu KH&CN từ các nước trên thế giới, đặc biệt từ các nước

có nền KH&CN tiên tiến để phát triển nền KH&CN Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Thậm chí Đảng và Nhà nước ta còn khẳng định chủ trương tiến xa hơn trong hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về KH&CN.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, tự do hóa khu vực và quốc tế về kinh tế, thương mại v.v..., hợp tác quốc tế về KH&CN giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh, hình thức và nội dung hợp tác ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên xu hướng phát triển hợp tác quốc tế về KH&CN không chỉ dừng ở việc đa dạng hóa hình thức và nội dung hợp tác mà đã, đang và tiếp tục bứt lên theo kịp, thậm chí cần đi trước một bước để phục vụ cho quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa khu vực và quốc tế về kinh tế, thương mại. Đó chính là quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa về KH&CN. Để tham gia tốt quá trình này, Việt Nam cần có hành lang cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, toàn diện, phục vụ cho mục tiêu của đất nước hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng trong sân chơi quốc tế về KH&CN. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quan, khái quát nhất thực trạng nội dung các quy định hiện hành phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN và đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Tính từ thời điểm năm 2000 (sau khi Luật KH&CN đầu tiên của nước ta có hiệu lực) đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung này như sau:

- Đề án “Nghiên cứu so sánh các quy định của Luật KH&CN với yêu cầu của cơ chế quản lý mới về KH&CN” do Vụ Pháp chế, Bộ KH&CN chủ trì nghiên cứu năm 2006;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Đề án “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN năm 2000” do Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN chủ trì thực hiện năm 2007;

- Đề án “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN” do Viện Chiến lược

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 2

và Chính sách KH&CN thực hiện năm 2008.


Tuy nhiên, cả 03 đề án trên mới chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN, đầu tư, tài chính cho hoạt động KH&CN, quản lý nhà nước về KH&CN, chứ chưa chú trọng đầy đủ và toàn diện đến việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thi hành các quy định về hợp tác quốc tế trong Luật KH&CN và các giải pháp thích hợp cho hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN phù hợp với thực tiễn và chuẩn mực quốc tế.

Đề án Hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án Hội nhập) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã đánh giá vai trò của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển KH&CN của đất nước, xác định mục tiêu của hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN và đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN. Tuy nhiên đề án này chưa đánh giá đầy đủ và sâu sắc các quy định và thực tiến thực thi các quy định hợp tác quốc tế về KH&CN trong Luật KH&CN năm 2000 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác có liên quan:


- Đề án “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành Luật Khoa học và Công nghệ 2000 và đề xuất phương án hoàn thiện phù hợp với yêu cầu đổi mới” do Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2012;

- Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN” do Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2013.

Những công trình này góp phần làm rõ thêm một bước thực trạng các quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, đồng thời là cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN năm 2000. Kết quả của những công trình này đó là việc Quốc hội ban hành Luật KH&CN năm 2013 với một chương riêng quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

3. Mục tiêu


Nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn hội nhập quốc tế về

KH&CN theo tinh thần của pháp luật về KH&CN của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định này, tạo cơ sở pháp lý tốt hơn cho việc thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể như sau:


- Làm rõ ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những bất cập về nội dung và việc thực thi các quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN;

- Làm rõ vai trò và ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của hoạt động KH&CN;

- Đề xuất cụ thể việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực KH&CN.

4. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn được triển khai thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển KH&CN và hội nhập quốc tế đã được khẳng định tại Cương lĩnh và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua, tại Nghị quyết mới “Về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng.

Luận văn cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp;


- Phương pháp tiếp cận hệ thống;


- Phương pháp so sánh;


- Phương pháp chuyên gia.


5. Nội dung nghiên cứu

Luận văn đã tổ chức nghiên cứu 04 nhóm vấn đề sau đây:


1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN phục vụ việc đề xuất việc tiếp tục hoàn thiện nội dung các quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN;

2. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KH&CN và hội nhập quốc tế về KH&CN của một số nước phục vụ việc đề xuất việc tiếp tục hoàn thiện nội dung các quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN;

3. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc đề xuất việc tiếp tục hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật về KH&CN của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN;

4. Đề xuất các quy định cụ thể về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

6. Kết cấu của luận văn


Luận văn này gồm phần mở đầu, hai chương và phần kết luận.


Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN và cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

Chương 2. Thực trạng, phương hướng và quan điểm giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực KH&CN.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Hội nhập quốc tế về KH&CN là một trong những lĩnh vực hội nhập quốc tế được phát triển rộng rãi, phổ biến trên thế giới hiện nay. Hội nhập quốc tế về KH&CN cũng được Việt Nam đặc biệt chú trọng phát triển nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực và các thành tựu KH&CN từ các nước trên thế giới, đặc biệt từ các nước có nền KH&CN tiên tiến để phát triển nền KH&CN Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tại chương này, người viết sẽ phân tích, làm rõ hình thức, nội dung, vai trò và xu hướng phát triển của hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam.

1.1. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN


1.1.1. Khái niệm, hình thức và nội dung hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, tự do hóa khu vực và quốc tế về kinh tế, thương mại v.v..., hợp tác quốc tế về KH&CN giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh, hình thức và nội dung hợp tác ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên xu hướng phát triển hợp tác quốc tế về KH&CN không chỉ dừng ở việc đa dạng hóa hình thức và nội dung hợp tác mà đã, đang và tiếp tục bứt lên theo kịp, thậm chí cần đi trước một bước để phục vụ cho quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa khu vực và quốc tế về kinh tế, thương mại. Đó chính là quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa về KH&CN.

KH&CN từ lâu đã trở thành nền tảng phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực, của toàn bộ nền kinh tế của tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên toàn thế giới hiện nay, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao. Hội nhập quốc tế về KH&CN cũng đã và đang trở thành xu thế tất yếu giống như hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại và về các lĩnh

vực khác. Có thể nói, với kết quả phát triển ngày càng mạnh mẽ của hội nhập quốc tế về KH&CN của đông đảo các quốc gia trên thế giới, quá trình quốc tế hóa hay toàn cầu hoá lĩnh vực KH&CN cũng đang diễn ra như toàn cầu hóa kinh tế và cũng trở thành xu hướng không thể đảo ngược. Tất cả các cường quốc cũng như các quốc gia chưa phải là cường quốc về KH&CN đều không thể đứng ngoài quá trình này.

Vậy hội nhập quốc tế về KH&CN là gì, quốc tế hóa hay toàn cầu hóa KH&CN là gì ?

Theo các nhà nghiên cứu, “Toàn cầu hoá KH&CN” là một quá trình phát triển KH&CN, bao gồm 3 nội dung chủ yếu: phối hợp mang tính toàn cầu đối với công tác nghiên cứu khai thác KH&CN theo nguyên tắc phát huy ưu thế từng nước và hợp lý nhất để đưa đến hiệu quả cao nhất; quản lý KH&CN toàn cầu, nghĩa là phương thức tổ chức nghiên cứu KH&CN theo nguyên tắc mở cửa toàn cầu, khiến các nước phải tuân theo khuôn khổ, chế độ và chuẩn mực quốc tế chung, tiến hành trao đổi, hợp tác KH&CN theo quy hoạch chung của thế giới, đảm bảo bản quyền đối với các phát minh và đối tượng sở hữu công nghiệp; các nước cùng nhau hưởng lợi trên phạm vi toàn cầu đối với thành quả

nghiên cứu, khai thác KH&CN theo nguyên tắc và điều kiện chung.1

Ba mặt này liên kết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm thành một thể thống nhất, tạo thành làn sóng chính của toàn cầu hoá KH&CN. Do toàn cầu hoá có động lực chủ yếu là thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, trong đó các công ty công nghiệp xuyên quốc gia, đặc biệt các công ty công nghiệp xuyên quốc gia của Hoa Kỳ, của châu Âu và của các nước phát triển khác là lực lượng xung kích thúc đẩy vì toàn cầu hoá phục vụ trực tiếp cho chiến lược sản xuất và kinh doanh mang tính toàn cầu của các công ty này, và chính vì vậy hiện nay toàn cầu hoá KH&CN chủ yếu do các nước phát triển khởi xướng và làm chủ.

Toàn cầu hoá KH&CN có tác động làm thay đổi kết cấu KH&CN quốc

tế, trong đó các nước phát triển giữ vai trò chủ thể chủ yếu và thu lợi nhiều nhất. Tuy nhiên các nước đang phát triển cũng có thể hưởng lợi ích nhất định do quá trình này mang lại để phát triển nền KH&CN của mình, nếu biết triệt để khai thác cơ hội thì có cơ may đi tắt - đón đầu, tránh lãng phí tiền bạc, khai thác các thành tựu KH&CN của thế giới, tranh thủ nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của mình, nhưng nếu xử lý không tốt sẽ phải hứng chịu nhiều thách thức và có thể còn bị lệ thuộc về kỹ thuật, dẫn đến lệ thuộc về kinh tế và cuối cùng là bị nô dịch về chính trị-xã hội.

Nhờ quốc tế hóa, toàn cầu hoá mà KH&CN phát triển nhanh hơn, và ngược lại KH&CN phát triển nhanh lại đẩy mạnh quốc tế hóa, toàn cầu hoá, khu vực hoá, nhất là các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ truyền dẫn năng lượng và vận tải.2

Đối với các nước phát triển và có nền KH&CN hùng mạnh, việc hội nhập quốc tế về KH&CN, thậm chí tham gia sâu vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa KH&CN sẽ mang lại cho họ nhiều lợi ích to lớn không ai có thể phủ nhận được.

Nếu trước đây hợp tác quốc tế về KH&CN của các nước kém phát triển và đang phát triển chỉ dừng ở vị trí nhận viện trợ, nhận giúp đỡ thụ động và do đó kết quả hợp tác rất kém hiệu quả, thì ngày nay họ đã, đang cố gắng từng bước chuyển sang thế chủ động hơn, thậm chí nhiều nước đang phát triển, đặc biệt các cường quốc kinh tế mới nổi đã có những bước đi mạnh mẽ theo hướng hội nhập quốc tế về KH&CN với ý nghĩa hợp tác quốc tế về KH&CN được chuyển biến về chất, được nâng lên tầm cao hơn, chủ động từ cả hai hay nhiều bên hợp tác, đi vào chiều sâu, bình đẳng, cùng có lợi, theo luật chơi chung [6, 32].

Vậy hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng nên được hiểu như thế nào, bản chất, nội dung, xu hướng phát triển của nó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022