Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 13

quy định tại Điều 127 của Luật SHTT; các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý là các hành vi được quy định tại Điều 129 của Luật SHTT; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi được quy định tại Điều 130 của Luật SHTT.

Khi xác định hành vi xâm phạm QSHCN, phải chú ý phân biệt hành vi không bị coi là xâm phạm QSHCN theo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật SHTT. Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 125 của Luật SHTT, thì không bị coi là xâm phạm QSHCN. Khi có đơn khởi kiện đối với các hành vi xâm phạm QSHCN, cần xem xét kỹ nội dung đơn của người khởi kiện để xác định hành vi đó có thuộc một trong các trường hợp nêu trên hay không, nếu có thì Toà án giải thích cho người khởi kiện biết, trả lại đơn cho họ và không thụ lý để giải quyết. Trong trường hợp đã thụ lý rồi mới phát hiện thấy các hành vi này không phải là hành vi xâm phạm QSHCN, thì Toà án phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS.

Việc xác định một hành vi là hành vi xâm phạm QSHCN quy định tại các điều 126, 127 và 129 của Luật SHTT được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 105. Theo đó, bị coi là hành vi xâm phạm QSHCN khi có đầy đủ các căn cứ sau đây: đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ QSHCN theo quy định của Luật SHTT và Nghị định số 103; có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể QSHCN và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 125, các điều 133, 134, khoản 2 Điều 137 và Điều 145 của Luật SHTT; hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng được coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc dùng tin tại Việt Nam.

* Hướng dẫn về một số quy định khác:


Ngoài ra, trên cơ sở các mối quan hệ pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp về QSHTT theo quy định của BLTTDS và các quy định tương ứng của Luật SHTT, cần lưu ý hướng dẫn kết hợp một số vấn đề

sau đây:


Thứ nhất, về chứng cứ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Người khởi kiện phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm theo quy định của các điều 28, 35, 126, 127, 129 và Điều 188 của Luật SHTT. Theo quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì một trong những điều kiện của chứng cứ là phải được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định. Trong vụ án về SHTT, cần phải xác định quan hệ pháp luật và đối tượng tranh chấp trên cơ sở đơn khởi kiện và yêu cầu của đương sự, từ đó mới có định hướng về việc thu thập chứng cứ có liên quan, nếu thu thập chứng cứ không đúng trọng tâm sẽ gây mất thời gian, công sức và gây phiền phức cho đương sự và Tòa án.

Trong vụ án cụ thể về giải quyết tranh chấp QTG đối với một tác phẩm văn học, cần xem xét nguồn gốc, cơ sở hình thành tác phẩm, tác phẩm được hình thành trong hòan cảnh nào, lý do sáng tạo, ai sáng tạo, có việc vi phạm QTG, sao chép, cắt xén, xuyên tạc… hay không. Tức là việc đánh giá chứng cứ phải dựa trên nguyên tắc có hành vi xâm phạm QTG đó theo quy định của Điều 28 của Luật SHTT. Đối với trường hợp này, cần lưu ý căn cứ phát sinh, xác lập QTG, các tiêu chí về căn cứ phát sinh QTG phải theo đúng quy định của Luật SHTT, nhưng trên thực tế đây là điều hết sức phức tạp và khó khăn. Thông thường trong trường hợp này các bên đều đưa ra những chứng cứ để chứng minh quyền của họ, nên việc xem xét đánh giá chứng cứ còn phải kết hợp từ nhiều tài liệu và từ nhiều nguồn chứng cứ có liên quan như các bản thảo, bản nháp, hòan cảnh, sự kiện cụ thể và những căn cứ hình thành tác phẩm… để xác định được ai là chủ sở hữu quyền.

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 13

Đối với vụ kiện xâm phạm QSHCN, tương tự như cách đánh giá chứng cứ nêu trên, thì ngoài việc áp dụng các quy định của Luật SHTT, cần lưu ý các quy định tại các điều tương ứng của BLDS. Trong đó lưu ý dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu vi phạm (hay còn gọi là "yếu tố vi phạm") là sự thể hiện cụ thể kết quả các hành vi xâm phạm quyền. Khi xem xét đánh giá chứng cứ trên một vật cụ thể là hàng hóa cần kết hợp với Văn bằng bảo hộ đã được cấp; cần đánh giá bằng sự hiểu biết chuyên sâu của Thẩm phán về hàng hóa và kết hợp với ý kiến, kết luận của cơ quan chức năng có liên quan. Đây là yêu cầu

vô cùng khó khăn đối với Thẩm phán, họ phải nắm được đặc điểm của từng loại chứng cứ, xác định đó là chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp trên cơ sở logíc, phân tích, so sánh chúng trong mối quan hệ tổng thể, toàn diện, biện chứng mới có thể có được kết luận chính xác. Quyết định về việc có hay không hành vi xâm phạm là quyết định của Tòa án chứ không phải dựa theo ý kiến của cơ quan chuyên môn… Theo quy định tại Nghị định số 105, đối với người khởi kiện chứng minh tư cách chủ thể QSHCN bằng các chứng cứ: đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là bản gốc Văn bằng bảo hộ (bản gốc Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, (Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp được cấp theo quy định của Pháp lệnh bảo hộ QSHCN năm 1989); Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý); bản sao Văn bằng bảo hộ có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các Văn bằng đó; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về SHCN do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng SHCN đó cấp. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế: bản gốc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về SHCN cấp; bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN; bản sao Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, bản sao Công báo SHCN có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN. Đối với bí mật kinh doanh là bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh. Đối với tên thương mại là bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại; đối với nhãn hiệu nổi tiếng là tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng.

Trong trường hợp người khởi kiện là người được chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng QSHCN, chuyển quyền sử dụng đối tượng QSHCN, được thừa kế hoặc kế thừa đối tượng QSHCN phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng QSHCN, hợp đồng sử dụng đối tượng QSHCN hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng QSHCN. Trong trường

hợp việc chuyển giao đã được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng QSHCN, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng QSHCN, thì các tài liệu này cũng được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền.

Người khởi kiện phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm QSHCN theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 105. Theo đó: bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng bảo hộ QSHCN; vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét xâm phạm QSHCN; bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ QSHCN; biên bản, lời khai nhằm chứng minh hành vi xâm phạm QSHCN; vật mẫu, hiện vật, tài liệu khác… được coi là chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm QSHCN. Tài liệu, hiện vật nêu trên phải được lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm khi nộp (gửi) cho TAND có thẩm quyền.

Chủ thể QSHTT yêu cầu Toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp (Điều 79 của BLTTDS, Điều 203 của Luật SHTT). Cần lưu ý, nếu người khởi kiện là tác giả, chủ sở hữu quyền hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền, thì kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ, hiện vật chứng minh là chủ thể quyền; chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền đã xảy ra; bản sao thông báo của chủ thể quyền gửi cho người xâm phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và chứng cứ chứng minh người xâm phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm; chứng cứ và hiện vật, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, tài liệu chứng minh hành vi giao việc, đặt hàng, sản xuất, kinh doanh, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó; chứng cứ chứng minh yêu cầu áp dụng BPKCTT. Việc cung cấp, giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại các Phần I và II của Nghị quyết số 04/2005.

Thứ hai, về áp dụng BPKCTT.


Các quy định của BLTTDS và Luật SHTT về áp dụng BPKCTT là bước tiến rất

dài so với thủ tục tố tụng dân sự trước đó, đã đáp ứng được yêu cầu của các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, cần lưu ý Hiệp định TRIPs và BTA đều bao gồm rất nhiều cam kết liên quan đến vấn đề áp dụng BPKCTT đối với các vụ án về SHTT. Chủ thể QSHTT khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện vụ án dân sự về QSHTT có quyền yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTT theo quy định tại các điều từ Điều 206 đến Điều 210 của Luật SHTT hoặc theo quy định tại Chương VIII của BLTTDS. Do đó, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án phân biệt như sau: Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT theo quy định của Luật SHTT, thì Toà án áp dụng các quy định tương ứng của Luật SHTT. Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT mà trong Luật SHTT không có quy định hoặc yêu cầu áp dụng BPKCTT theo quy định của BLTTDS, thì Toà án áp dụng các quy định của BLTTDS.

Chủ thể QSHTT có quyền yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTT trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật SHTT. áp dụng BPKCTT có ý nghĩa đặc biệt trong trường hợp nhằm thu giữ chứng cứ, bởi vì để nhằm mục đích thu giữ chứng cứ, có một thực tế sẽ xảy ra là nếu thông báo cho bên bị yêu cầu áp dụng lệnh biết, thì có thể sẽ làm cho việc áp dụng đó trở nên không còn ý nghĩa. Tác giả cho rằng, quy định áp dụng BPKCTT tại Luật SHTT cụ thể hơn quy định về áp dụng BPKCTT tại BLTTDS ở chỗ BLTTDS không quy định bên bị yêu cầu phải được thông báo về việc nộp đơn của bên yêu cầu và phải có cơ hội giải trình trước khi Tòa án ra lệnh áp dụng lệnh. Nghị quyết số 02/2005 hướng dẫn:

Trong trường hợp có thể hỏi được ý kiến của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và việc hỏi ý kiến đó không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng lại bảo đảm cho việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đúng đắn, thì Thẩm phán phải hỏi ý kiến của người bị áp dụng trước khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (tiểu mục 5.2 Mục 5) [48].

Tuy nhiên cần lưu ý, Điều 11.3 (yêu cầu 40) của BTA có yêu cầu cụ thể về việc các quyết định thực thi tư pháp phải dựa trên các chứng cứ mà bên kia đã "có cơ hội giải trình" về các chứng cứ đó; Điều 13.5B (yêu cầu 77) cũng đòi hỏi bên bị yêu cầu phải có quyền xem xét lại thủ tục nói trên, trong đó có quyền được giải trình với Tòa án. Đây là những vấn đề tưởng như có vẻ trái ngược, nhưng thực ra lại hết sức hợp lý, vì bản chất

của nó là để bảo đảm quyền "được biết" của đương sự. Vì vậy, khi hướng dẫn các quy định về thủ tục áp dụng BPKCTT phải làm sao quy định trách nhiệm của bên nộp đơn yêu cầu là phải thuyết phục được Tòa án về tình huống gay cấn để Tòa phải ra quyết định mà không thông báo cho bên bị áp dụng lệnh biết; nếu việc lấy ý kiến của bên bị áp dụng BPKCTT làm ảnh hưởng đến mục đích áp dụng BPKCTT thì không nên hỏi ý kiến của bên đó; đồng thời văn bản hướng dẫn cũng phải bảo đảm được việc ngay sau khi lệnh của Tòa được thực hiện, phải tổ chức ngay một phiên họp để bên bị yêu cầu áp dụng lệnh đó có cơ hội được giải trình… Về vấn đề này có thể tham khảo Các nguyên tắc của Thủ tục tố tụng dân sự xuyên quốc gia UNIDROIT (nguyên tắc thứ 5) như sau:

Một lệnh của Tòa án có ảnh hưởng đến lợi ích của một bên đương sự có thể được ban hành và thực thi mà không cần thiết phải thông báo trước cho bên đương sự đó, với điều kiện là có bằng chứng về sự cần thiết và sự cân nhắc đầy đủ đến yêu cầu khách quan trước khi ra lệnh đó. Một lệnh Ex parte phải phù hợp với lợi ích mà người nộp đơn tìm cách bảo vệ. Ngay khi điều kiện cho phép, đương sự bị ảnh hưởng bởi việc ban hành lệnh của Tòa án phải được thông báo về lệnh đó và những cơ sở của việc ban hành lệnh đó. Ngoài ra bên này phải có quyền yêu cầu Tòa án xem xét lại một cách đầy đủ và ngay lập tức tính hợp lý, hợp pháp của việc ban hành lệnh đó [86].

Thứ ba, về biện pháp bảo đảm.


Người yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTT không phân biệt theo quy định của Luật SHTT hay quy định của BLTTDS, phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Toà án buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm, bao gồm: thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp áp dụng BPKCTT quy định tại khoản 1 Điều 207 của Luật SHTT. Người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật SHTT; cụ thể như sau: nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng BPKCTT. Để xác định giá trị hàng hoá cần áp dụng BPKCTT, Toà án yêu cầu người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải nêu rõ số lượng, chủng loại hàng hoá cần áp dụng BPKCTT, dự kiến và ước tính giá trị hàng hoá đó làm cơ sở cho việc ấn định khoản tiền bảo đảm. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT ước tính giá trị hàng hoá

thấp nhằm mục đích hạ thấp mức tiền bảo đảm phải nộp hoặc các bên có tranh chấp về giá trị hàng hoá cần áp dụng BPKCTT và có yêu cầu định giá hàng hoá đó, thì Toà án quyết định tiến hành việc định giá theo quy định tại Điều 92 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 7 Phần thứ IV của Nghị quyết số 04/2005. Việc xác định giá trị hàng hoá cần áp dụng BPKCTT được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 105. Thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp áp dụng BPKCTT quy định tại khoản 2 Điều 207 của Luật SHTT (Toà án có thể áp dụng BPKCTT khác theo quy định của BLTTDS). Do đó, khi quyết định áp dụng một trong các BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS, thì Toà án căn cứ vào quy định tại Điều 120 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 8 của Nghị quyết số 02/2005 để buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 210 của Luật SHTT, thẩm quyền, thủ tục áp dụng BPKCTT thực hiện theo quy định tại Chương VIII, Phần thứ nhất của BLTTDS. Các quy định tại Chương VIII, Phần thứ nhất của BLTTDS đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005. Do đó, Toà án cần thi hành đúng hướng dẫn tại Nghị quyết này của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Đối với trường hợp huỷ bỏ việc áp dụng BPKCTT, Toà án áp dụng quy định tại Điều 209 của Luật SHTT và các quy định tương ứng của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005.

Thứ tư, về bồi thường thiệt hại.


Việc giải quyết bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tuân theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Điều 604 của BLDS năm 2005 và hướng dẫn tại mục 1 Phần I của Nghị quyết số 03/2006. Tuy nhiên, trong trường hợp Luật SHTT có quy định các nguyên tắc, căn cứ bồi thường thiệt hại khác với quy định của BLDS, thì áp dụng các quy định đó của Luật SHTT.

Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm QSHTT được quy định tại Điều 204 của Luật SHTT và Điều 16 của Nghị định số 105. Thiệt hại do xâm phạm QSHTT là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền. Chỉ được coi là có tổn thất thực tế khi có đầy đủ các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 105. Tổn thất về tài sản được xác định theo quy định tại Điều

17 của Nghị định số 105. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 105. Tổn thất về cơ hội kinh doanh được xác định theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 105. Khi xác định tổn thất về cơ hội kinh doanh cần lưu ý như sau:

- Phải xác định rõ cơ hội kinh doanh của người bị thiệt hại dựa trên các tiêu chí sau đây: khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng QSHTT trong kinh doanh; cụ thể là: khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định đối với chủ thể quyền để sử dụng, khai thác trực tiếp QSHTT trong việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; khả năng thực tế cho người khác thuê đối tượng QSHTT, cụ thể là chủ thể quyền và đối tác đã có liên hệ, thoả thuận về việc thuê đối tượng quyền và việc cho thuê đó sẽ được thực hiện trong điều kiện không có sự xâm phạm từ phía người thứ ba; khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng đối tương quyền cho người khác; cụ thể là chủ thể quyền đã đàm phán, thoả thuận với đối tác về những nội dung cơ bản của hợp đồng và hợp đồng sẽ được ký kết và được thực hiện trong điều kiện không có sự xâm phạm từ phía người thứ ba; cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra. Trường hợp này có thể bao gồm việc mất cơ hội đàm phán với đối tác, mất cơ hội kinh doanh, liên kết trong đầu tư, trong tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại thông qua các cuộc triển lãm, trưng bày quốc tế… do bị chiếm đoạt đối tượng quyền.

- Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền khoản thu nhập đáng nhẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng nêu trên nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra. Khi xem xét yêu cầu bồi thường về tổn thất cơ hội kinh doanh, Toà án yêu cầu người bị thiệt hại phải nêu rõ và chứng minh cơ hội kinh doanh bị mất là gì, thuộc trường hợp nào nêu tại điểm a tiểu mục này và giá trị tính được thành tiến đối với trường hợp đó để Toà án xem xét quyết định.

Thứ năm, về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại.


Khi đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ QSHTT của họ bằng biện pháp dân sự, thì

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí