Nhóm Giải Pháp Về Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ

một trong các mục tiêu của họ là được bồi thường thỏa đáng và kịp thời. Do đó, nếu phán quyết của Tòa án về mức bồi thường không hợp lý thì lợi ích của đương sự không được bảo vệ đúng mức, như vậy, mục đích của việc xét xử không đạt được. Để xác định mức bồi thường thiệt hại, Toà án cần phân biệt như sau: Toà án quyết định bồi thường thiệt hại trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 205 của Luật SHTT chỉ khi không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 205. Để đảm bảo quyết định mức bồi thường hợp lý, phù hợp bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, Toà án phải căn cứ vào tính chất của hành vi xâm phạm, hậu quả, mức độ thiệt hại, thời gian và phạm vi xảy ra hành vi xâm phạm… Mức bồi thường do Toà án quyết định nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

Thiệt hại danh dự, uy tín, nhân phẩm do bị xâm phạm mang biểu hiện là trạng thái tinh thần bất ổn, buồn bực, đau khổ, tình cảm gia đình bất hòa, bạn bè đồng nghiệp hiểu lầm xa lánh. Căn cứ đánh giá thông qua chứng minh của đương sự, qua tài liệu cung cấp của cơ quan, nơi cư trú của đương sự… Bồi thường chi phí khác là các chi phí cần thiết, chi phí đó phải liên quan đến hành vi xâm phạm nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại của hành vi xâm hại như: chi phí lưu kho lưu bãi, lưu bến bảo quản hàng hóa, tang vật chứng; chi phí yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự vi phạm, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng; các chi phí áp dụng BPKCTT.

Thanh toán chi phí để thuê Luật sư là các khoản chi cụ thể cho việc ăn, ở, đi lại, làm việc… các khoản chi phí này phải là chi phí hợp lý thể hiện ở giá cả trung bình để hòan thành công việc theo thực tế tại địa phương và cùng thời gian đó; căn cứ là hóa đơn, chứng từ do đương sự cung cấp.

Ngoài ra, một yếu tố căn bản nữa là khi ấn định mức bồi thường cụ thể cần căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của vụ việc, thể hịên ở đối tượng SHTT bị xâm phạm, quy mô và mức độ xâm phạm, đây cũng được coi là căn cứ để đánh giá tính chất nghiêm trọng để ấn định mức bồi thường thiệt hại về tài sản trong trường hợp không xác định được thiệt hại thực tế.

Thứ sáu, về xử lý hàng hoá xâm phạm QSHTT.

Không phụ thuộc vào việc chủ thể quyền có yêu cầu hay không có yêu cầu, việc xử lý hàng hoá xâm phạm phải theo đúng các nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 202 của Luật SHTT và Điều 29 của Nghị định số 105. Để bảo đảm cho việc xử lý đúng với quy định về các điều kiện buộc phân phối, đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, buộc tiêu huỷ, tịch thu hàng hoá xâm phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện, Toà án phải căn cứ vào quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Nghị định số 105. Trong trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp như xem xét thẩm định tại chỗ, giám định, định giá hàng hoá xâm phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó… thì Toà án quyết định xem xét thẩm định tại chỗ theo quy định tại Điều 89 của BLTTDS, Điều 90 của BLTTDS, Điều 201 của Luật SHTT, Điều 39 của Nghị định số 105, Điều 92 của BLTTDS để xác định yếu tố xâm phạm, sản phẩm xâm phạm, tính năng, công dụng, giá trị… của hàng hoá xâm phạm, làm cơ sở cho việc quyết định buộc tiêu huỷ hay không tiêu huỷ.

Thứ bảy, về sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan chức năng về SHTT.


Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về QSHTT cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Toà án, VKS với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các việc sau đây: khi có vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực QTG, quyền liên quan, QSHCN, quyền đối với giống cây trồng mà Toà án đã có văn bản yêu cầu cho ý kiến, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời về các vấn đề mà Toà án yêu cầu hoặc thành lập Hội đồng giám định để thực hiện yêu cầu của Toà án theo quy định của pháp luật; khi tiến hành việc truy tố, xét xử các vụ án hình sự mà thấy có hành vi xâm phạm QSHTT, VKS, Toà án cần thông báo để các cơ quan này có thể tham gia tố tụng hoặc theo dõi kết quả bảo vệ QSHTT trong phạm vi chức năng của mình; trong quá trình xử lý xâm phạm, giải quyết tranh chấp, nếu thấy hành vi xâm phạm QSHTT đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS, thì các cơ quan chức năng thông báo và chuyển tài liệu có liên quan cho Viện VKS có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xử lý về hình sự.

Thứ tám, về vấn đề thời hạn trong tố tụng dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự chung là khá phức tạp, kéo dài thời gian, thông thường một vụ kiện dân sự từ khi nộp đơn khởi kiện cho đến khi được đưa ra xét xử phải mất bốn đến sáu tháng, có trường hợp kéo dài cả năm, qua nhiều cấp xét xử… do đó, đối với các vụ án về SHTT cần có hướng dẫn hợp lý các trường hợp như tạm hoãn, tạm đình chỉ… để tránh kéo dài thời gian giải quyết của Tòa án.

Thứ chín, về định giá tài sản SHTT.

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 14


Có thể khẳng định rằng, đây là vấn đề hoàn toàn mới và chưa hề có ở Việt Nam. Khái niệm về việc định giá tài sản SHTT hoàn toàn là mới mẻ. Hiện nay trong lĩnh vực SHTT chưa có cơ quan định giá chuyên trách, vì vậy kết quả của Hội đồng định giá chỉ được Tòa án chấp nhận khi Hội đồng định giá đó được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành…

Thứ mười, xây dựng các phiên toà mẫu về xét xử các vụ án về SHTT (gồm cả lĩnh vực hành chính, hình sự và dân sự); tổ chức tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong tiến hành phiên toà, trong tổ chức hoà giải…

Thứ mười một, về công bố các quyết định, bản án của Tòa án về SHTT.


Theo quy định của WTO, việc công bố bản án là yêu cầu bắt buộc đối với các nước thành viên ("các bản án của Tòa án cấp cao nhất phải được công bố hoặc có sẵn cho công chúng..."). Tại Báo cáo tổng quan về đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện pháp luật của Việt Nam đến năm 2010 cũng đã phân tích tính cấp thiết của việc nghiên cứu về khả năng áp dụng án lệ đối với Tòa án như là một nguồn quy phạm bổ sung cho pháp luật (Phần III. 3.5). Việc công bố các quyết định, bản án của Tòa án sẽ tăng cường tính minh bạch và có tác dụng trong việc: giúp cho Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử, nâng cao chất lượng của việc ra bản án; giúp cho các Thẩm phán học hỏi được kỹ năng viết bản án, kinh nghiệm khai thác và đánh giá chứng cứ…; giúp cho người dân thấy được kết quả giải quyết vụ án của Tòa án, từ đó sẽ tự mình giải quyết những vụ việc tương tự mà không cần phải khởi kiện tại Tòa án (trong tranh chấp thương mại quốc tế, yếu tố này được đánh giá là một trong những điều kiện để thu hút đầu tư); giúp cho cho cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận với công lý, với các cơ quan tư

pháp; hỗ trợ công tác đào tạo, giáo dục, phổ biến và tuyên truyền pháp luật… Năm 2004, TANDTC đã xuất bản hai tập Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2003-2004). Đây mới chỉ là tuyển tập các quyết định giám đốc thẩm các vụ án Hình sự, Hành chính, Dân sự; Kinh doanh, thương mại; Lao động… nói chung (trong quyển tập 1, phần thứ nhất có đăng Quyết định số 08/2003/HĐTP-DS ngày 26-02-2003 về vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa). Theo quan điểm của Tác giả, căn cứ vào tính đặc thù, tính phức tạp của thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND, thì việc xây dựng án lệ về SHTT là một trong những yêu cầu cần thiết trong tình hình hiện nay. Trước mắt, tuy thực tiễn giải quyết các vụ án về QSHTT tại TAND chưa nhiều, nhưng chúng ta có thể có giải pháp lựa chọn một số vụ án về SHTT đã xét xử, kết hợp với việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT để xuất bản dưới hình thức Sổ tay Thẩm phán hoặc Cẩm nang về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ


Trong hoạt động xột xử của TAND thỡ yếu tố con người đóng vai trũ quyết định. Trong đú Thẩm phỏn là chủ thể trực tiếp và những cỏn bộ Toà ỏn cú vai trũ hỗ trợ cho hoạt động xét xử. Theo Chương trỡnh đổi mới công tác, xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật Hiện nay, cán bộ, Thẩm phán của các TAND còn thiếu kiến thức chuyên sâu về SHTT. Trên thực tế, số cán bộ, Thẩm phán được đào tạo về SHTT quá ít ỏi. Hầu hết Thẩm phán đương nhiệm của các TAND được đào tạo trong cơ chế bao cấp do vậy kiến thức của họ hiện nay khụng cũn phự hợp. Hệ thống phỏp luật Việt Nam đó cú sự thay đổi căn bản, bên cạnh đó là những thay đổi kinh tế, xó hội theo cơ chế thị trường đũi hỏi cỏc Thẩm phỏn phải cập nhật và đổi mới tư duy. Tại TANDTC, theo chương trình hợp tác quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam với một số tổ chức thuộc Chính phủ Hoa Kỳ (STAR-VIETNAM), Chính phủ Nhật Bản (JICA), Chính phủ Đan Mạch (DANIDA) và Chính phủ Thụy Điển (SIDA)… đã tổ chức một số khóa đào tạo dành cho các Thẩm phán, cán bộ Toà án. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những đợt đào tạo ngắn hạn, học viên là một số cán bộ Thẩm phán từ Toà án tỉnh, thành phố và tại các Toà chuyên trách TANDTC đang làm nhiệm vụ chung, được tham dự lớp bồi dưỡng với thời gian nhiều nhất chưa tới một tháng cho nên việc tiếp cận với

kiến thức, pháp luật về SHTT chưa sâu, chưa có tính hệ thống. Do vậy, cần đưa ra mục tiêu và chương trình hành động thiết thực về đào tạo có hệ thống để chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ở các TAND hiện nay, tiến tới mô hình có các Thẩm phán chuyên xét xử về SHTT. Cần chỳ trọng hỡnh thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày để bổ túc kiến thức nghiệp vụ; bồi dưỡng theo chuyên đề kết hợp với hội thảo tổng kết công tác thực tiễn thường xuyên và liên tục; xây dựng giáo trình, cẩm nang chuyên về giải quyết tranh chấp SHTT để nâng cao kỹ năng, năng lực thực hành; đào tạo về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, thẩm phán; thiết lập mạng lưới thông tin về SHTT giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan và Toà án…

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trỡnh độ, năng lực của cán bộ, Thẩm phán phải đi đôi với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Hoạt động xét xử của TAND không chỉ mang tính khoa học pháp lý đơn thuần mà cũn thể hiện tớnh Đảng, tính nghệ thuật và tính nhân văn sâu sắc, do vậy làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng cho hoạt động xét xử của các TAND.


Kết luận chương 3


Các giải pháp nêu trên là các giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND. Các giải pháp mang tính tổng thể từ việc hướng dẫn thi hành các quy định về bảo vệ QSHTT bằng biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự với các trình tự, thủ tục tố tụng hành chính, trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, trình tự, thủ tục tố tụng dân sự. Bên cạnh đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức TAND, qua việc đào tạo cán bộ, Thẩm phán, thành lập Toà chuyên biệt về SHTT trong hệ thống TAND. Thực hiện tốt các giải pháp đó sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT và hoạt động xét xử của TAND

Kết luận


Như chúng ta đã biết, pháp luật về bảo hộ QSHTT ra đời, hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế tri thức. Do vậy, chúng ta phải nhận thức việc hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QSHTT phải dựa trên quan điểm thực tiễn và phát triển, dựa vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là chính sách phát triển khoa học - công nghệ. Từ đó, chúng ta coi hoạt động về hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QSHTT là một quá trình liên tục, để có định hướng và giải pháp về hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tính đầy đủ và tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND.

Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, những biến đổi cơ bản trong lĩnh vực SHTT của thế giới sẽ có tác động mạnh mẽ tới Việt Nam. Nhất là Việt Nam đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán để gia nhập WTO. Trong phiên họp chính thức cuối cùng vào ngày 26-10-2006, Ban công tác của Chính phủ Việt Nam đã đàm phán với WTO về ba Văn kiện quan trọng nhất trong toàn bộ Dự thảo Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam. Một trong ba Văn kiện quan trọng đó là Văn kiện về thể chế và pháp luật Việt Nam. Trong phần nội dung pháp luật đó, pháp luật về SHTT được coi là một trong bốn "cột trụ" của các vấn đề được đưa ra trên bàn đàm phán. Việt Nam đã được kết nạp vào WTO tại Hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng WTO vào ngày 07-11-2006. Vì vậy, có thể nói hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QSHTT đang trở thành một thực tiễn hết sức sinh động.


các công trình của tác giả đã được công bố

1. Bùi Thị Dung Huyền (2001), "Thủ tục hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân tối cao.

2. Bùi Thị Dung Huyền (2002), Tổ chức Tòa chuyên trách về hôn nhân và gia đình trong hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cùng tham gia viết và làm thư ký đề tài).

3. Bùi Thị Dung Huyền (2002), "Chế định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân về tranh chấp quyền sở hữu - thực trạng và giải pháp, Tòa án nhân dân tối cao.

4. Bùi Thị Dung Huyền (2003), "Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao.

5. Bùi Thị Dung Huyền (2006), "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Toà án nhân dân", Tòa án nhân dân, (16).

6. Nguyễn Trần Dũng (2006), "Về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ",

Thông tin khoa học xét xử, (1).


7. Nguyễn Trần Diễn (2006), "Về Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân", Thông tin khoa học xét xử, (5).

8. Bùi Thị Dung Huyền (2006) (Chủ nhiệm đề tài ), Nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân trong tình hình mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (đang chuẩn bị nghiệm thu chính thức).

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học với chức danh thư ký:


9. (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Tòa án nhân dân tối cao.

10. (2004), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các quy định của Luật phá sản về thủ tục phá sản, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Tòa án nhân dân tối cao.

11. (2006), Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Tòa án nhân dân tối cao, (đang chuẩn bị nghiệm thu chính thức).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022