Quyền Và Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Giữa Vợ Và Chồng

+ Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.

+ Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

+ Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung

* Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích các thành viên trong gia đình và đặc điểm riêng biệt của quan hệ HN&GĐ, pháp luật quy định:

+ Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng;

+ Ngoài ra Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định hạn chế quyền đối với tài sản riêng trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được thỏa thuận của cả hai vợ chồng (khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000).

1.5.2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng


Cấp dưỡng là một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 (khoản 11 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000).

Vì vậy, có thể hiểu, cấp dưỡng giữa vợ và chồng là việc vợ hoặc chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

người kia khi vợ và chồng không cùng chung sống với nhau mà người kia không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật. Do đó, việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng được đặt ra ngay cả khi hôn nhân đang tồn tại hay hôn nhân đã chấm dứt do ly hôn.

Tuy không được quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng khi hôn nhân đang tồn tại, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng cũng được đặt ra. Ví dụ trường hợp vợ chồng vì điều kiện công tác xa mà phải sống xa nhau, hoặc trường hợp vợ chồng chia hết tài sản chung, vì lý do nào đó mà chưa ly hôn nhưng một bên vợ hoặc chồng lâm vào tình trạng túng thiếu, khó khăn do mất sức lao động, mất năng lực hành vi dân sự… Trong những trường hợp này, người vợ hoặc người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người chồng hoặc người vợ của mình.

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 6

Trường hợp cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn, Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định:

- Việc cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn đặt ra trong trường hợp:


+ Một bên vợ hoặc chồng khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng.

+ Bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.


Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó.

- Mức cấp dưỡng: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu

thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu TA giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu TA giải quyết.

Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận với nhau về việc cấp dưỡng. Thỏa thuận về việc cấp dưỡng có thể bằng miệng hoặc lập thành văn bản, nêu rõ ngày người có nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ, mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các thỏa thuận khác về việc thay đổi mức hoặc phương thức cấp dưỡng.

- Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:


Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc bằng tài sản. Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể được thực hiện theo phương thức cấp dưỡng một lần. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức này chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp

nhận;


+ Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần;

Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng một lần có thể được gửi tại ngân hàng hoặc được giao cho người được cấp dưỡng, người giám hộ của người được cấp dưỡng quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu TA giải quyết.

- Cấp dưỡng bổ sung:


Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng.

- Buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:


Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định

của pháp luật tố tụng dân sự quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Toà án quyết định.

Ngoài ra, nếu người từ chối hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa và chồng chấm dứt trong các trường hợp:


+ Người được cấp dưỡng có thu nhập và có tài sản để tự nuôi mình;


+ Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;


+ Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng (trường hợp vợ chồng kết hôn lại);

+ Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

+ Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác;


+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.


1.5.3. Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng


Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vợ, chồng được thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật và theo quy định của pháp luật về thừa kế thì vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau (Điều 676 BLDS năm 2005). Điều 686 BLDS năm 2005 quy định: Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 thì:


- Vợ, chồng có quyền thừa kế của nhau theo quy định của pháp luật thừa kế;


- Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lí tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý tài sản;

- Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu TA xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do TA xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với

người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu TA cho chia di sản thừa kế.

Trên cơ sở quy định của Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị quyết số 02/2000/QĐ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP, TANDTC hướng dẫn:

Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem chia di sản cho những người thừa kế thì vợ hoặc chồng còn sống với gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu duy nhất....

Khi thuộc trường hợp này thì người có yêu cầu chia di sản thừa kế mới chỉ có quyền yêu cầu xác định phần di sản mà họ được hưởng và họ chỉ có quyền yêu cầu chia di sản sau một thời hạn nhất định, cụ thể là ba năm, nếu trong thời hạn này bên còn sống là vợ hoặc chồng của người đã chết chưa kết hôn với người khác.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 680 BLDS năm 2005 thì trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại theo quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Nếu vợ chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được TA cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết, người còn sống vẫn được hưởng di sản. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Chương 2

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HN&GĐ VIỆT NAM NĂM 2000

2.1. Cơ sở lý luận điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng

2.1.1. Quan hệ tài sản của vợ chồng được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những sản phẩm tinh thần vô giá của nhân loại. Những nhận định, kết luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin luôn là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về HN&GĐ, trong xã hội có giai cấp, các quan hệ HN&GĐ (trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng) được điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước. Pháp luật chỉ ra đời, tồn tại khi điều kiện kinh tế xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” năm 1884 Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh rằng chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bước chuyển từ hình thái gia đình này lên một hình thái gia đình khác cao hơn suy cho cùng được quyết định bởi những thay đổi trong điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Vì vậy, phải hiểu, nắm bắt rõ được những quy luật, sự phụ thuộc ấy mới có thể có những quy phạm pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng phù hợp. Hay nói cách khác, các quy phạm về quan hệ tài sản của vợ chồng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội.

Trong “Chính quyền Xô viết và địa vị của phụ nữ” Lênin đã khẳng định: “Không thể có, không có và sẽ không bao giờ có “tự do” thực sự, chừng nào phụ nữ còn chưa được giải phóng khỏi những đặc quyền mà luật pháp đã dành

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí