Việc Thực Hiện Quyền Và Nghĩa Vụ Có Những Điểm Đặc Thù Hay Giới Hạn Nhất Định

Pháp luật về tài sản của vợ chồng cũng bảo vệ các lợi ích cá nhân của vợ hoặc chồng. Nó là cơ sở, là điều kiện để vợ, chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng. Đó là những lợi ích về vật chất được thực hiện trong các quyền về quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng, quyền về cấp dưỡng giữa vợ và chồng, và quyền về thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng.

1.2.4. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ có những điểm đặc thù hay giới hạn nhất định

Việc thực hiện quyền hay nghĩa vụ của vợ hoặc chồng với quan hệ tài sản của vợ chồng có những điểm đặc thù hoặc giới hạn nhất định mà trong quan hệ pháp luật dân sự không có.

Đối với tài sản chung của vợ chồng, khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế, vợ chồng phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình. Thông thường, khi vợ, chồng sử dụng tài sản chung để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật luôn coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng, trừ những tài sản chung có giá trị lớn.

Trong một số trường hợp, quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình bị giới hạn. Thông thường, đối với tài sản riêng, người sở hữu tài sản đó có quyền tự mình định đoạt tài sản, không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Nhưng, xuất phát từ lợi ích chung của gia đình mà quyền năng này của người chồng hay người vợ đối với tài sản riêng bị pháp luật hạn chế.

Ví dụ: nếu tài sản riêng của vợ, chồng đang là nguồn sống duy nhất của cả gia đình thì khi định đoạt tài sản này phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng; hoặc hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng (không phải là tài sản riêng có được do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân) được coi là tài sản chung của vợ chồng.

1.3. Ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng‌


1.3.1. Là điều kiện để nhà nước điều tiết và quản lý các quan hệ xã hội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quan hệ tài sản của vợ chồng, trong đó bao gồm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng; quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ, chồng là đối tượng tôn trọng và bảo vệ của pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng. Vì quan hệ tài sản của vợ chồng là một trong những quan hệ pháp luật phổ biến nhất trong xã hội.

Hơn nữa, trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không chỉ có quan hệ về tài sản với nhau mà còn có các quan hệ tài sản khác của chung vợ chồng ha y của riêng vợ, chồng khi tham gia các giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại. Quan hệ tài sản của vợ chồng là loại quan hệ xã hội được pháp luật của nhà nước điều chỉnh. Nhờ có các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng như các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng... mà các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mới được đảm bảo thực hiện, quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng mới được đảm bảo. Thông qua hệ thống của quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng, trật tự pháp lý được bảo vệ, các quan hệ xã hội mới được quản lý và điều tiết phù hợp.

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 3

Vì vậy, xác định quan hệ tài sản của vợ chồng có ý nghĩa đặc biệt, là điều kiện quan trọng để nhà nước điều tiết và quản lý các quan hệ xã hội, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa các lợi ích của vợ, của chồng, của người tham gia qan hệ giao dịch với vợ, chồng, cũng như của nhà nước, của xã hội. Trên cơ sở đó, giúp nhà nước quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản của vợ chồng, đưa chúng vào quỹ đạo chung mà Nhà nước đề ra, để nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội bền vững, công bằng, dân chủ và văn minh.

1.3.2. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng về tài sản

Quyền sở hữu của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng; quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ, chồng phải được xác lập trên cơ sở những căn cứ do pháp luật quy định, nhằm mục đích xác định tính hợp pháp, hình thức sở hữu, điều kiện, thủ tục... nhất định. Qua đó, Nhà nước xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo việc thực hiện các quyền của vợ, chồng; là điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của vợ, chồng, tránh những tranh chấp xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và sự đoàn kết trong gia đình.

Việc quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng trong quan hệ tài sản của vợ chồng là một minh chứng rõ nét, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của vợ, chồng về tài sản. Ví dụ như trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể chia tài sản chung để một bên vợ, chồng thực hiện đầu tư kinh doanh riêng. Điều này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người vợ hoặc chồng khi có nhu cầu đầu tư kinh doanh khi bên còn lại không muốn kinh doanh (do lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro), mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho bên còn lại khi việc đầu tư kinh doanh đó không hiệu quả.

Quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng cũng tạo cơ sở pháp lý để vợ chồng thực hiện sự dân chủ và bình đẳng trong các quan hệ về tài sản. Nó quy định và tạo điều kiện, khuyến khích vợ chồng có trách nhiệm đối với gia đình của mình, cùng sát cánh bên nhau, đồng tâm hiệp lực xây dựng cơ sở vật chất cho cuộc sống gia đình. Vợ chồng cùng nhau thỏa thuận bình đẳng, lựa chọn những hình thức quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản phù hợp nhất để xây dựng và củng cố gia đình. Đồng thời, đảm bảo các tiền đề vật chất cho tính độc lập của vợ, chồng, giúp họ không chỉ thực hiện tốt vai trò của người vợ, người chồng trong gia đình, mà còn thực hiện tốt vai trò của người công dân,

thành viên của xã hội.


1.3.3. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba có quan hệ giao dịch về tài sản với vợ chồng

Khi vợ, chồng thiết lập các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại bằng tài sản của mình, tất yếu sẽ liên quan đến quyền lợi của người thứ ba. Những người này khi có quan hệ về tài sản với vợ, chồng, họ cần phải biết giao dịch mà họ tiến hành liên quan đến tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản đó như thế nào. Qua đó, người thứ ba biết giao dịch được bảo đảm thực hiện bằng tài sản nào và ở mức độ bao nhiêu.

Pháp luật của một số nước thường quy định quan hệ tài sản của vợ chồng phải được niêm yết, thông báo tại nơi cư trú của vợ chồng khi đăng ký kết hôn. Quy định này sẽ đảm bảo các thông tin tối thiểu cần có để người thứ ba có thể yên tâm thực hiện các hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại với vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.

Ở Việt Nam, Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi của gia đình mà còn đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch, bởi lúc này, tài sản để bảo đảm cho giao dịch được thực hiện sẽ có thể được tăng lên, đồng nghĩa với việc người thứ ba sẽ có cơ sở thuận lợi để thực hiện giao dịch với vợ, chồng.

Vì vậy, việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng sẽ là tiền đề quan trọng tạo môi trường pháp lý thuận lợi, ổn định để vợ chồng tham gia các quan hệ xã hội, nhằm phát triển kinh tế gia đình, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba khi tham gia quan hệ tài sản với vợ chồng.

1.3.4. Là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với người khác

Khi gia đình hạnh phúc, vấn đề tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng thường không đặt ra. Vợ chồng cùng chăm sóc lẫn nhau và cùng góp công, góp sức, góp của để quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản trong gia đình, bao gồm cả tài sản riêng của mỗi bên. Nhưng khi quan hệ vợ chồng phát sinh mâu thuẫn gay gắt, thì vấn đề gây tranh cãi nhất đó là tài sản. Trong những trường hợp này, khi cần thiết phải phân chia tài sản, hay xác định nghĩa vụ cấp dưỡng, quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng liên quan đến quan hệ tài sản của họ theo từng trường hợp cụ thể. Lúc này, việc làm đầu tiên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền là xác định họ có phải là vợ chồng hay không (hôn nhân có hợp pháp hay không). Và tiếp theo đó là dựa trên các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng để xác định xem đâu là tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, tài sản riêng của chồng. Có như vậy, tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng mới được giải quyết triệt để.

Việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng còn có ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp đối với thời hạn chia di sản thừa kế mà người để lại thừa kế là một bên vợ, chồng. Căn cứ trên các quy định của pháp luật về hạn chế phân chia di sản thừa kế trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết các tranh chấp này khi nó phát sinh.

Đồng thời, việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để TA giải quyết các tranh về tài sản giữa vợ chồng với người thứ ba. Ví dụ việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay nợ của người

thứ ba với tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng vay để sử dụng vì lợi ích chung của gia đình hoặc vì mục đích riêng của vợ hoặc chồng.‌

1.4. Sơ lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ

1.4.1. Thời kỳ PK


Trong xã hội PK Việt Nam, các quy định về HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong văn bản pháp luật nhưng quan hệ tài sản của vợ chồng không được quy định một cách riêng rẽ và cụ thể.

Hai văn bản luật nổi tiếng của thời kỳ PK là Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) đã chứng minh điều đó. Quốc triều hình luật ban hành dưới triều Lê (1470-1497) được xây dựng dựa theo hệ tư tưởng nho giáo, là công cụ quyền lực chính trị của vua chúa, trong đó, các quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng không rõ ràng. Đó chỉ là những quy định dự liệu một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, 375 và 376). Còn Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới triều Nguyễn (1812) thì không có một điều khoản nào về vấn đề tài sản của vợ chồng.

Khổng giáo giữ vai trò chủ đạo, chi phối các hành vi ứng xử trong các quan hệ HN&GĐ trong xã hội Việt Nam thời kỳ này. Yếu tố tình cảm, với những lợi ích về tinh thần được coi trọng hơn là yếu tố tài sản. Hôn nhân là một sự phối hợp tuyệt đối về mọi mặt, cha mẹ cùng chung sức, chung lòng để tạo dựng tài sản nhằm xây dựng gia đình, sinh con, nuôi dưỡng, giáo dục các con. Vì vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng tạo dựng, không phân biệt bản chất và nguồn gốc được hợp thành một khối thống nhất để cho gia đình sử dụng vào việc nuôi dưỡng các con, để lại cho các con khi cha, mẹ chết. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nên người vợ lệ thuộc hẳn

vào chồng, còn người chồng được coi là trụ cột của gia đình, đại diện cho quyền lợi của gia đình, do đó, cũng là chủ sở hữu các tài sản trong gia đình, có quyền định đoạt toàn bộ tài sản ấy. Chính vì vậy mà việc quy định vấn đề quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong một giới hạn nhất định là điều không cần thiết, không còn ý nghĩa.

Tài sản chung của vợ chồng gồm các tài sản là động sản (Quốc triều hình luật gọi là phù vật) và bất động sản (điền sản). Trong đó, điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong khối tài sản chung của vợ chồng. Thành phần khối tài sản chung của vợ chồng gồm ba loại: Phu tông điền sản (tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng); thê điền sản (tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình); tần tảo điền sản (tài sản mà vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân). Nhưng, tất cả những loại tài sản này vẫn đều được đặt dưới sự quản lý của người chồng. Tài sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi một bên vợ, chồng chết trước mà giữa họ không có con.

Pháp luật thời Lê đã dành cho người vợ được tham gia vào việc quản lý tài sản chung của vợ chồng; người vợ được tự do hành động trong các nhu cầu gia đình nhằm đảm bảo cuộc sống chung của gia đình. Sự đồng ý của người chồng trong các trường hợp này là mặc nhiên. Các giao dịch liên quan đến điền sản đều phải có sự thỏa thuận đồng ý của hai vợ chồng. Trường hợp người chồng sử dụng tài sản chung không đảm bảo lợi ích của gia đình thì người vợ cũng có quyền phản đối. Quy định này đã thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc của pháp luật PK trong việc xác định quyền hạn của người vợ đối với tài sản của vợ chồng.

Tuy nhiên, sau đó, Hoàng Việt luật lệ lại không thừa nhận quyền này của người vợ mà coi vợ là “người vô năng lực”, phụ thuộc vào người chồng một cách tuyệt đối, tất cả tài sản trong gia đình, bao gồm cả tài sản riêng của vợ đều hợp thành một khối duy nhất thuộc quyền sở hữu của người chồng, đây là

một bước thụt lùi của pháp luật nhà Nguyễn.


1.4.2. Thời kỳ Pháp thuộc


Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài gần 80 năm, với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền và ở từng miền đã ban hành và áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng: Bắc kỳ áp dụng BLDS năm 1931; Trung kỳ áp dụng BLDS năm 1936; và Nam kỳ áp dụng tập Dân luật giản yếu năm 1883. Quan hệ tài sản của vợ chồng thời kỳ này thực ra chỉ là công cụ pháp lý của nhà nước thực dân PK nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ PK và có chung đặc điểm:

- Thừa nhận chế độ nhiều vợ (chế độ đa thê). Cho phép người chồng có quyền được lấy nhiều vợ. Điều 79, Điều 80 Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định “có hai cách giá thú hợp phép: Giá thú về chính thất và giá thú về thứ nhất” và “chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ”.

- Thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng với quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “phu xướng phụ tùy”... Người đàn bà lấy chồng bị coi là “vô năng lực”; người vợ phụ thuộc chồng về mọi mặt trong đời sống.

- Bảo vệ và củng cố quyền của người gia trưởng, đặc biệt là quyền của chồng đối với vợ. Điều 95 Bộ dân luật Bắc kỳ, Điều 94 Bộ dân luật Trung kỳ quy định người chồng là người đứng đầu gia đình trong quan hệ nội bộ và là người thay mặt cho gia đình trong quan hệ với người thứ ba. Người vợ được phép thay mặt cho gia đình xác lập các giao dịch với người thứ ba nhằm đáp ứng các nhu cầu của gia đình, nhưng người chồng có thể tước quyền đó trong trường hợp người vợ lạm dụng (Điều 10 Bộ dân luật Bắc Kỳ, Điều 98 Bộ dân luật Trung Kỳ). Trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi người vợ chết, toàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022