Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng Phát Sinh Do Tính Chất Của Quan Hệ Hôn Nhân

chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu giải quyết về con cái và tài sản thì Toà áp dụng khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 (Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật) để giải quyết.

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nêu trên cũng quy định: Được coi là nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và thuộc một các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;


+ Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận;

+ Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;


+ Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới, hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình...

- Hôn nhân nhiều vợ, chồng (hôn nhân vi phạm quy định về điều kiện kết hôn) vẫn được chấp nhận là hôn nhân hợp pháp, có hai trường hợp cụ thể sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

+ Một người kết hôn với nhiều người trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc (ngày Luật HN&GĐ năm 1959 của nhà nước ta có hiệu lực, chế độ hôn nhân một vợ một chồng mới được thực thi);

+ Trường hợp cán bộ, bộ đội miền nam đã có vợ, chồng trong miền Nam

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 8

khi tập kết lại kết hôn với người khác ở miền Bắc (giai đoạn từ năm 1954 - 1975) được thực hiện theo quy định của Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về HN&GĐ của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác: Nếu vợ hoặc chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và vẫn muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân trước đây và hôn nhân mới là hôn nhân hợp pháp. Thông tư số 60/TATC hướng dẫn hướng giải quyết khá cụ thể cho từng loại quan hệ hôn nhân và chỉ với những quan hệ hôn nhân được xác lập trong thời gian từ sau ngày ký Hiệp định Giơnevơ đến ngày Luật HN&GĐ áp dụng trong cả nước (từ ngày 20/7/1954 đến 25/3/1977). Trường hợp này chỉ cho phép một người cùng tồn tại hai quan hệ hôn nhân. (Nghị quyết số 02/2000/HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2000).

- Ngoài ra sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân thì còn một sự kiện phục hồi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt trước đó, theo đó, quan hệ tài sản giữa vợ chồng được phục hồi. Ví dụ trường hợp một người bị tuyên bố là đã chết mà vì lý do nào đó lại trở về thì đương nhiên phục hồi quan hệ vợ chồng nếu người đó chưa kết hôn với người khác. Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Khi toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết mà vợ, chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau có hiệu lực".

- Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, gắp liền với nhân thân của vợ, chồng và xuất phát từ tình nghĩa vợ chồng, từ đạo lý và các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nên trong trường hợp mặc dù hai vợ chồng đã có bản án

ly hôn có hiệu lực pháp luật của TA, quan hệ hôn nhân đã chấm dứt, nhưng quan hệ tài sản giữa họ vẫn có thể còn tồn tại nếu một trong hai người thỏa mãn các điều kiện về cấp dưỡng và được cấp dưỡng (Điều 60 Luật HN&GĐ).

Như vậy, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn nhân có yếu tố quyết định đến việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn nhân mới không ảnh hưởng đến việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ chồng.

2.1.5. Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh do tính chất của quan hệ hôn nhân

2.1.5.1. Tính cộng đồng của hôn nhân


Khi quan hệ hôn nhân tồn tại, vợ và chồng cùng nhau xây dựng một gia đình trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu và có trách nhiệm cùng nhau chia sẻ, gánh vác các công việc của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, vợ chồng thực hiện các chức năng kinh tế để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… Để làm được điều đó, vợ chồng phải có khối tài sản chung. Từ đó, bên cạnh quan hệ nhân thân, giữa vợ và chồng còn hình thành mối quan hệ về tài sản. Vì cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng chăm lo cho con cái nên vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập và sử dụng khối tài sản chung này. Khi cuộc sống chung bắt đầu thì không thể lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng tài sản nào là của chung, tài sản nào là của riêng. Nên dường như hàng ngày vợ chồng đều có những hành vi đụng chạm đến tài sản chung của gia đình. Nhưng vì một lý do chính đáng nào đó, vợ, chồng có những tài sản riêng. Điều này đã được pháp luật dự liệu đến. Tuy nhiên, khi tự nguyện đến với nhau bằng quan hệ hôn nhân thì vợ chồng cùng nhau mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc, cùng sinh con và chăm sóc, giáo dục con. Vì vậy, khối tài sản chung của vợ chồng hình thành một cách tự

nhiên do tính chất cộng đồng.


Chính vì vậy, chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các điều 27, 28 Luật HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng).

2.1.5.2. Tính bền vững của hôn nhân


Tính bền vững của hôn nhân được các nhà làm luật đưa ra xuất phát từ những căn nguyên khác nhau: có thể do yếu tố tôn giáo, cũng có thể xuất phát từ các vấn đề của nền kinh tế – xã hội tư bản với sự đề cao chế độ tư hữu và tự do cá nhân, hoặc cũng có thể xuất phát từ đạo đức truyền thống và văn hoá của người phương đông coi trọng tình nghĩa vợ chồng và yếu tố bền vững trong HN&GĐ. Quan niệm phổ biến nhất (đặc biệt ở các nước XHCN) là do hôn nhân được xây dựng trên yếu tố tình cảm giữa các chủ thể để xây dựng gia đình. Gia đình thường bắt đầu từ hôn nhân, các căn cứ phát sinh quan hệ tài sản của vợ chồng dựa trên những sự kiện hôn nhân, từ quan hệ vợ chồng về tình cảm mà phát sinh các quan hệ vợ chồng về tài sản và các quan hệ khác. Đó là những điều kiện đảm bảo cho sự liên kết hạnh phúc, bền vững trong hôn nhân, hôn nhân có bền vững thì gia đình và xã hội mới ổn định và phát triển.

Pháp luật HN&GĐ Việt Nam luôn coi trọng tính bền vững của hôn nhân, vì truyền thống gia đình Việt Nam và xuất phát từ vai trò của hôn nhân (là cơ sở xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững).

Khi kết hôn, không ai nghĩ rằng sẽ có ngày vợ chồng đưa nhau ra Tòa ly hôn, do vậy, vợ chồng toàn tâm toàn ý xây dựng, phát triển khối tài sản trong gia đình. Lúc này, gia đình thực hiện hai chức năng quan trọng là chức năng

giáo dục và chức năng kinh tế. Chức năng giáo dục nhằm tạo điều kiện cho những thành viên trong gia đình phát triển đầy đủ về nhân cách, đạo đức. Chức năng kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Để thực hiện được những chức năng đó, gia đình cần sự đóng góp công sức của mọi thành viên về mọi phương diện, mà trong đó, mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng là mối quan hệ trọng tâm. Chính vì hôn nhân có tính bền vững, tồn tại lâu dài mà quan hệ tài sản của vợ chồng cũng bền vững và ổn định.

2.1.5.3. Tính tự nguyện của hôn nhân


Tính tự nguyện trong quan hệ hôn nhân là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ (khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000). Đây cũng là nguyên tắc có tính kế thừa và xuyên suốt trong các đạo luật về HN&GĐ của nhà nước ta từ năm 1959 đến nay. Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưng thuận giữa các bên trong hôn nhân là một trong các điều kiện căn bản để hôn nhân có hiệu lực.

Tính tự nguyện trong hôn nhân không chỉ là một điều kiện cơ bản để hôn nhân có hiệu lực, mà tính tự nguyện này còn thể hiện xuyên suốt trong quá trình hôn nhân tồn tại, nó thể hiện ở sự tự do ý chí của các chủ thể trong các quan hệ nhân thân và tài sản trong đời sống HN&GĐ, mà biểu hiện cụ thể là sự tự do ý chí trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng, như:

- Tự do ý chí trong việc nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng;

- Tự do trong việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc yêu cầu TA chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có lý do chính đáng;

- Tự do trong việc chia tài sản khi đời sống chung của vợ chồng đã tan vỡ, mục đích hôn nhân không đạt được (ly hôn);

- Tự do trong thực hiện quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng;


- Tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng với một mức cao hơn so với quy định của pháp luật…

2.1.6. Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh dựa trên mục đích của quan hệ hôn nhân

Mục đích của quan hệ hôn nhân là “nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” (Điều 1 Luật HN&GĐ năm 2000). Để đạt được mục đích của quan hệ hôn nhân, không chỉ là sự đóng góp của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình, mà còn cần đến sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng. Với nhiệm vụ được giao, tất cả những quy định của pháp luật đều nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi thành viên trong gia đình có thể phát huy được vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển gia đình, trên cơ sở đảm bảo phát huy những giá trị truyền thống của gia đình cũng như đảm bảo quyền tự do, dân chủ, bình đẳng trong gia đình. Hay nói cách khác, xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân nêu trên, các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng được xây dựng và hoàn thiện.

Trong gia đình, vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt, trong đó có quan hệ tài sản vợ chồng. Vợ chồng cùng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc xây dựng và định đoạt tài sản chung vì mục đích chung, vì nhu cầu thiết yếu của gia đình. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau. Khi một biên gặp khó khăn, túng thiếu thì bên kia có nghĩa vụ giúp đỡ. Có như vậy, mục đích của hôn nhân mới được đảm bảo, gia đình mới được xây dựng một cách bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Hay nói cách khác, một

trong những cơ sở để xây dựng quan hệ tài sản của vợ chồng là phải dựa trên và hướng tới mục đích của quan hệ hôn nhân.

2.2. Cơ sở thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng


Sơ lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng cho thấy, sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội; ảnh hưởng của phong tục, tập quán, đạo đức; ảnh hưởng của yếu tố lịch sử; yếu tố chính trị và nhận thức của nhà làm luật đã có những tác động mạnh mẽ và là cơ sở thực tiễn điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng.

2.2.1. Do sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội


HN&GĐ là những hiện tượng phát sinh trong quá trình phát triển của loài người. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, HN&GĐ, mà trong đó quan hệ tài sản vợ chồng chiếm vai trò quan trọng, chịu sự tác động có tính quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội.

Pháp luật chỉ ra đời khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Đó là lúc mà lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động ngày càng cao, sản phẩm lao động của xã hội ngày càng nhiều, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân hóa giàu nghèo, các quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp. Do đó, các công cụ quản lý xã hội như đạo đức, tôn giáo không thể duy trì trật tự xã hội được nữa, đòi hỏi xã hội phải xuất hiện một công cụ quản lý mới, đó là pháp luật.

Pháp luật là công cụ quản lý xã hội, vì vậy, mỗi hình thái kinh tế xã hội lại có một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Sự thay đổi, phát triển của kinh tế, xã hội kéo theo sự thay đổi, phát triển của pháp luật. Điều đó cũng thể hiện mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng. Trong mối quan hệ đó thì cơ sở hạ tầng luôn giữ vai trò quyết định, kiến trúc thượng tầng có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

Điều kiện kinh tế, xã hội là cơ sở để xây dựng pháp luật nên điều kiện kinh tế của đất nước luôn quyết định đến nội dung của pháp luật.

Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bước chuyển từ hình thái gia đình này lên một hình thái gia đình khác cao hơn suy cho cùng được quyết định bởi những thay đổi trong điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Bởi quan hệ tài sản của vợ chồng là một nội dung mang đậm phạm trù kinh tế, nó là một bộ phận của quan hệ kinh tế. Do đó nó bị chi phối bởi các quy luật kinh tế của một nền kinh tế nhất định và chứa đựng trong đó các đặc trưng của nền kinh tế đó. Đặc trưng, tính chất của nền kinh tế quyết định đến nguyên tắc, phương hướng phát triển của pháp luật.

Nếu như trước đây, dưới chế độ PK, người chồng có quyền tuyệt đối trong gia đình, còn người vợ bị coi là “vô năng lực” thì kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hiến pháp năm 1946 ra đời với tuyên ngôn mới về quyền bình đẳng “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Điều này được tiếp tục ghi nhận trong các văn bản pháp luật sau này. Có thể thấy, chính sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội với những đặc trưng của nó đã có tác động đến các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là mối quan hệ về tài sản giữa vợ chồng. Khi kinh tế phát triển, sự bình đẳng xã hội, bình đẳng nam nữ được đề cao, người phụ nữ trong gia đình có thể tham gia vào các công việc trong nền kinh tế xã hội, từ đó sẽ không còn phụ thuộc kinh tế vào người chồng nữa, quan hệ tài sản giữa vợ chồng theo đó cũng phải thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế ấy.

Sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự thay đổi, phát triển các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng, mà một trong những thay đổi lớn có thể thấy rõ đó là việc pháp luật thừa nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng, quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng,

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí