bộ tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của người chồng, người chồng có quyền sở hữu duy nhất đối với tài sản của vợ chồng hoặc của vợ, chồng (tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ).
- Có một số nội dung tiến bộ, nhưng vẫn không thoát ra ngoài nguyên tắc “quyền chủ tể đối với tất cả mọi người đồng cư trong nhà là quyền của người gia trưởng”, người chồng (Điều 204 Bộ dân luật Bắc Kỳ).
Một trong những nội dung tiến bộ là việc quy định về chế độ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Điều 114 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 142 Bộ dân luật Trung Kỳ có quy định khi TA tuyên bố ly hôn thì không phân biệt lỗi của vợ hay chồng, TA có quyền ấn định một số tiền cấp dưỡng mà chồng phải trả cho vợ. Trước đó, tập Dân luật giản yếu Nam kỳ cũng đã quy định về vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng.
Vận dụng một phần luật phương Tây, Bộ dân luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ cho phép vợ, chồng khi kết hôn được thỏa thuận về nội dung của các quan hệ tài sản giữa họ trong thời kỳ hôn nhân, nhưng trong mọi trường hợp, các thỏa thuận đó không được đi ngược lại nguyên tắc chồng là người đứng đầu gia đình, là chủ khối tài sản của gia đình (Điều 104 Bộ dân luật Bắc Kỳ, Điều 102 Bộ dân luật Trung Kỳ).
Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ quy định trong một số trường hợp đặc biệt người vợ cũng có quyền sở hữu đối với những tài sản nhất định như các đồ tư trang của người vợ; tài sản người vợ có được do được gia đình vợ tặng cho hoặc được hưởng di sản của gia đình vợ; bất động sản đã ghi rõ tên vợ là chủ sở hữu trong sổ địa bộ. Tuy nhiên, người chồng vẫn có quyền một mình đứng ra sử dụng, định đoạt tài sản đó.
Trong trường hợp người chồng chết, người vợ thay thế người chồng để điều hành công việc của gia đình, song việc điều hành ấy đặt dưới sự giám sát
nghiêm ngặt của hội đồng gia tộc bên chồng. Người vợ góa mà kết hôn với người khác sẽ mất quyền này và phải đi khỏi gia đình, chỉ được mang theo tài sản riêng và chỉ có quyền nhận một nửa khối tài sản chung của vợ chồng, nếu chồng không có con (Điều 360 Bộ dân luật Bắc kỳ, Điều 369 Bộ dân luật Trung Kỳ). Nếu không có tài sản riêng thì người vợ góa kết hôn lại có thể được hội đồng gia tộc bên chồng cấp cho một ít tài sản thuộc khối tài sản chung, tùy theo công sức đóng góp của người vợ vào khối tài sản ấy (Điều 359 Bộ dân luật Trung Kỳ).
1.4.3. Thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954)
Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng ra khỏi ách thống trị hết sức hà khắc và đối xử thậm tệ của chế độ thực dân PK. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám, Nhà nước ta chưa ban hành đạo luật cụ thể mà tiến hành phong trào vận động đời sống mới nhằm vận động nhân dân xoá bỏ những hủ tục PK lạc hậu trong đời sống HN&GĐ, bởi vì giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, quan hệ sản xuất PK vẫn còn tồn tại và việc xoá bỏ chế độ HN&GĐ PK không phải là việc dễ dàng và nhanh chóng. Vì vậy, Sắc lệnh số 90-SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành vào ngày 10/10/1945 cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc, theo nguyên tắc không đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 1
- Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 2
- Việc Thực Hiện Quyền Và Nghĩa Vụ Có Những Điểm Đặc Thù Hay Giới Hạn Nhất Định
- Nội Dung Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hn&gđ Việt Nam Năm 2000
- Quyền Và Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Giữa Vợ Và Chồng
- Đường Lối, Chính Sách Của Đảng Là Cơ Sở Lý Luận Quan Trọng Để Xây Dựng Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đã xác định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Đây chính là sự ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ, là lời tuyên ngôn của nước Việt Nam độc lập nhằm giải phóng phụ nữ thoát khỏi ách áp bức hàng ngàn năm trong lịch sử dưới chế độ PK, là cơ sở pháp lý để đấu tranh xoá bỏ chế độ HN&GĐ PK lạc hậu, tạo cơ sở cho việc xây dựng quan hệ tài sản của vợ chồng phù hợp với chế độ dân chủ tiến bộ của một quốc gia độc lập.
Để bảo đảm phát triển xã hội về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá trong quá trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc và PK, bảo đảm sự phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ, cần xoá bỏ một số chế định trong các Bộ dân luật cũ về các quan hệ HN&GĐ cản trở sự phát triển của xã hội mới. Vì thế, trong giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành các sắc lệnh đầu tiên về dân luật và HN&GĐ. Đó là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17-11- 1950 quy định vấn đề ly hôn (gồm có 9 điều chia thành 3 mục: duyên cớ lý hôn, thủ tục ly hôn, hiệu lực của việc ly hôn).
Sắc lệnh số 97-SL gồm có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định về HN&GĐ (các điều khác quy định một số nguyên tắc của pháp luật dân sự) với những nội dung về vấn đề quan hệ tài sản của vợ chồng, như: xoá bỏ tính chất phong kiến của quyền gia trưởng ràng buộc và áp bức cá nhân, trái với mục đích giải phóng con người của một nền pháp chế dân chủ. Vì vậy, người thành niên, từ nay có quyền tự chủ và quản lý, định đoạt tài sản riêng. Con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc các bậc tôn trưởng trong gia đình (Điều 2); Thực hiện nam nữ bình đẳng trong gia đình: người đàn bà có chồng có đầy đủ năng lực thực hiện mọi hành vi dân sự, không cần được chồng cho phép như trước nữa (Điều 5, Điều 6); Bảo vệ quyền thừa kế của vợ chồng: Trong lúc còn sinh thời, người chồng góa, hay vợ góa có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung (Điều 11).
Sắc lệnh số 97- SL ngày 22-5-1950 có thể được xem như văn bản pháp luật đầu tiên về gia đình của Nhà nước Việt Nam kiểu mới - Nhà nước dân chủ của nhân dân, là bước đi tiên phong trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mô hình gia đình mới. Mặc dù Sắc lệnh không định nghĩa bằng một hệ thống các quy tắc về quan hệ tài sản của vợ chồng, song những nguyên tắc
lớn đã được khẳng định trong Sắc lệnh: đó là nguyên tắc bình đẳng nam nữ, nguyên tắc tự do kết hôn. Những nguyên tắc ấy, cộng với sự thừa nhận cho cá nhân, đặc biệt là thừa nhận năng lực chủ thể của người phụ nữ có chồng đã góp phần thúc đẩy sự hình thành quan hệ tài sản của vợ chồng mới, trong đó có các quan hệ dân chủ tiến bộ đan xen với những quan hệ truyền thống tốt đẹp.
1.4.4. Thời kỳ đất nước chưa thống nhất (1954-1975)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ cách mạng: Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước.
1.4.4.1. Ở miền Bắc
Những thành tựu của cuộc cải cách ruộng đất đã tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sự hình thành các quan hệ sản xuất mới và cho sự hình thành cơ sở kinh tế của chế độ XHCN. Dưới tác động của chế độ kinh tế mới, quan hệ tài sản của vợ chồng đã có những thay đổi nhanh chóng.
Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội Khoá I Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31-12-1959. Điều 24 Hiến pháp quy định “ Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và gia đình.
Các giải pháp chi tiết của vấn đề hoàn thiện chế độ HN&GĐ đã được xây dựng và ghi nhận tại Luật HN&GĐ năm 1959- Luật HN&GĐ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 29-12-1959. Trong đó, những nội dung về quan hệ giữa vợ chồng được Luật quy định, như: quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau, vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau... Do hầu hết các tư liệu sản
xuất đều thuộc sở hữu Nhà nước hoặc được tập thể hoá, sở hữu tư nhân chỉ bao gồm các tư liệu tiêu dùng, vợ chồng hầu như chỉ có các tài sản phục vụ sinh hoạt. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ trong quan hệ gia đình về tài sản, trong bối cảnh của cuộc đấu tranh xoá bỏ tàn dư của chế độ PK, Luật HN&GĐ năm 1959 quy định vợ chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới (Điều 15). Vì điều kiện hoàn cảnh lịch sử lúc đó, nên chưa có điều kiện để thừa nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng, quyền chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại.
Có thể nói, việc ban hành Luật HN&GĐ năm 1959 là một bước phát triển để hoàn thiện dần hệ thống pháp luật HN&GĐ, là cơ sở để từng bước xây dựng ngành luật HN&GĐ trong toàn bộ hệ thống pháp luật XHCN của Nhà nước Việt Nam.
1.4.4.2. Ở miền Nam
Thời kỳ 1954-1975, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp nhảy vào tiếp tục chính sách xâm lược của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong gia đoạn này, đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài Gòn đã ban hành một số văn bản pháp luật áp dụng trong các quan hệ HN&GĐ. Đó là:
- Luật Gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm (Luật số 1-
59).
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng.
- Bộ dân luật ngày 20/12/1972 của chính quyền ngụy Sài Gòn.
Nội dung Luật gia đình đã đề ra nhiều quy định xa lạ với phong tục tập
quán dân tộc, quy định nhiều điều cấm đoán, xử phạt khắt khe đối với việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, đặc biệt Luật Gia đình cấm vợ chồng không được ly hôn (Điều 55)… Nhiều vấn đề quan trọng khác trong lĩnh vực gia đình đã bị
bỏ trống trong Luật này như vấn đề thừa kế tài sản giữa vợ và chồng. Quyền có tài sản riêng của vợ, chồng không được thừa nhận (khoản 1 Điều 47).
Khác với Luật gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Bộ dân luật năm 1972 quy định, bên cạnh khối tài sản chung, vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tuy nhiên, người chồng xuất phát từ tư cách là người gia trưởng trong gia đình đã được pháp luật dưới chế độ Sài Gòn cũ trao quyền quản lý tài sản trong gia đình bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 153 Bộ dân luật năm 1972).
Nhìn chung, cả ba văn bản pháp luật này tuy đã bãi bỏ chế độ đa thê song vẫn thừa nhận nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền gia trưởng của người chồng tiếp tục được duy trì, tuy không còn mang tính tuyệt đối như trong cổ luật. Các văn bản này chính là công cụ của chính quyền phản động, đi ngược lại với ích lợi của nhân dân lao động.
1.4.5. Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1986
Từ năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Việc xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật XHCN áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 25/3/1977 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP quy định việc thi hành thống nhất pháp luật trong phạm vi cả nước, trong đó có Luật HN&GĐ. Luật HN&GĐ năm 1959 chính thức thay thế luật viết về HN&GĐ của chế độ Sài Gòn ở miền Nam.
Gần 30 năm thi hành Luật HN&GĐ năm 1959 ở miền Bắc, hơn 10 năm thi hành ở miền Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là xoá bỏ chế độ HN&GĐ PK lạc hậu, xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN. Có thể nói, đã có sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân đối với quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội.
Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Luật HN&GĐ 1959 không thể tránh khỏi một số hạn chế như: việc ban hành Hiến pháp năm 1980 trong đó quy định chế độ chính trị, kính tế, văn hoá- xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là các nguyên tắc của chế độ HN&GĐ XHCN; các quan hệ HN&GĐ mới XHCN, nhất là các quan hệ nhân thân và tài sản mới phát sinh trong đời sống gia đình; các quy định như chế độ tài sản vợ chồng, vấn đề thừa kế trong gia đình có tính khái quát cao nên khó áp dụng trong thực tiễn cuộc sống v..v..
1.4.6. Thời kỳ từ năm 1986 đến nay
Trước những thay đổi lớn lao của đất nước ta giai đoạn này, việc ban hành Luật HN&GĐ mới là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Ngày 29/12/1986, Luật HN&GĐ năm 1986 đã chính thức được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua.
Về cơ bản, quan hệ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 1986 kế thừa và tiếp tục phát huy những thành tựu lập pháp, phù hợp với giai đoạn phát triển mới, gồm nội dung cơ bản sau:
Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung (Điều 14).
Điểm mới của Luật HN&GĐ năm 1986 là thừa nhận quyền có tài sản riêng và quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng, quy định việc chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại (Điều 16, Điều 18).
Bên cạnh những điểm tiến bộ vượt bậc, qua 14 năm thi hành, do được ban hành trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới, trước yêu cầu, nhiệm vụ
mới nên Luật HN&GĐ năm 1986 đã bộc lộ một số mặt hạn chế, như: nhiều quy định của Luật còn mang tính khái quát chung, chưa cụ thể nên khó áp dụng trong thực tế, chưa có cơ sở pháp lý thống nhất để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng: việc phân chia tài sản giữa vợ và chồng, nhất là phân chia nhà ở khi ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình…; việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các quy định mang tính nguyên tắc của Luật HN&GĐ còn chậm và thiếu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thi hành Luật trong thực tế, đặc biệt là liên quan đến quan hệ HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số; một loạt các luật khác được ban hành, trong khi các quan hệ tài sản vợ chồng luôn chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ khác nhau như dân sự, đất đai, kinh doanh…; những tác động tiêu cực của mặt trái của cơ chế thị trường đã phần nào ảnh hưởng xấu đến lối sống, đạo đức trong gia đình, dẫn đến tình trạng vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật HN&GĐ xảy ra ngày càng phổ biến...
Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 1986 một cách toàn diện. Ngày 9/6/2000, Luật HN&GĐ (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa và phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật HN&GĐ Việt Nam.
So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bổ sung ba điều mới liên quan đến nghĩa vụ và quyền về tài sản của vợ chồng (Điều 28: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Điều 30: Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng; Điều 33: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng). Bên cạnh đó Điều 27, 29, 31 có bổ sung một số nội dung mới quan trọng như quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng nếu pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận phải ghi tên của cả hai vợ chồng…