Các Biện Pháp Tổ Chức Thực Hiện Và Áp Dụng Pháp Luật

sống của mỗi gia đình và giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng.

d) Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân


- Về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:


Phải quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được chia trên nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn (Điều 18).

Trên cơ sở kế thừa quy định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, cần quy định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo hướng: Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các quy định riêng về vấn đề đó.

- Về quyền khởi kiện của người thứ ba đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Để đảm bảo quyền lợi của người thứ ba đối với nghĩa vụ tài sản của vợ, hoặc chồng khi họ không đủ tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ, Luật HN&GĐ cần phải thừa nhận quyền khởi kiện của người thứ ba trong việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Luật cần qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu TA chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ.

Trước mắt, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp này cần vận dụng theo những quy định của BLDS: Tài sản chung được chia theo yêu cầu của chủ sở hữu chung hoặc theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ với mình mà người đó không có tài sản riêng. Điều đó có nghĩa là người thứ ba có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ riêng, nhưng với những điều kiện nhất định nêu trên.

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 14

- Về trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình sau khi chia tài sản chung

Để đảm bảo bản chất của hôn nhân XHCN, phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần quy định bổ sung nội dung đảm bảo tài sản cho các nhu cầu chung của gia đình sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Ngoài ra cũng cần qui định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình, thì có thể yêu cầu TA giải quyết. Toà án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình.

- Về thời điểm có hiệu lực của văn bản chia tài sản chung của vợ chồng:

Khi vợ chồng thỏa thuận việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, cần phải quy định trong mọi trường hợp văn bản thỏa thuận của vợ chồng đều phải công chứng, chứng thực, qua đó xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản một cách công bằng hơn, hạn chế được trường hợp tẩu tán tài sản của vợ chồng. Đồng thời, cần có quy định ràng buộc chặt chẽ, ví dụ như các bên vợ chồng phải đăng báo về tình trạng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trên cơ sở này những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có thể phát hiện và có những can thiệp kịp thời. Mặt khác, các cơ quan công chứng sẽ coi đây là một điều kiện để thực hiện việc công chứng. Có như vậy mới không tạo ra kẽ hở để các bên vợ chồng lẩn trốn pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích về tài sản của những người có quyền và lợi ích liên quan.

- Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật HN&GĐ không đương nhiên làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng, do đó cũng không đương nhiên đặt vợ chồng vào tình trạng “biệt sản”. Với quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sẽ tạo cơ hội cho vợ chồng có thể có điều kiện giải quyết tốt hơn nhu cầu về tài sản của mình một cách hợp lý, mà không ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình. Vì vậy, quan điểm về việc xác định quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP không phù hợp với quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 là hợp lý.

- Về việc hủy bỏ thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Cần quy định rõ ai là người quyền yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại

Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình.

Đối với hậu quả pháp lý của việc TA tuyên bố vô hiệu đối với thoả thuận chia tài sản chung. Cần quy định cụ thể: Trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung.

- Về khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi chia:


Pháp luật hiện hành quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi chia là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, cần có những quy định cụ thể hơn và không nên trao quyền tuyệt đối của vợ chồng trong thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng bằng những quy định mang tính nguyên tắc, điều kiện để không chỉ đảm bảo quyền, lợi ích của hai vợ chồng mà còn đảm bảo quyền lợi của người thứ ba và lợi ích của xã hội.

e) Các vướng mắc khác trong quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng

- Về xác định tài sản của vợ chồng đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ Theo quy định của Luật HN&GĐ thì tất cả các tài sản, thu nhập hợp

pháp được tạo ra trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên với tài sản trí tuệ thì lại khác mặc dù nó cũng là một loại tài sản dưới dạng quyền tài sản. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, người ta chỉ có thể thể hiện quyền sở hữu với nó thông qua các quyền tài sản. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với giống cây trồng, trong đó có các quyền tài sản. Các chủ sở hữu đối với ba loại quyền trên đã được chỉ rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể: chủ sở hữu quyền tác giả chỉ bao gồm tác giả (người trực tiếp

sáng tạo ra tác phẩm), đồng tác giả, tổ chức cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc kí kết hợp đồng với tác giả, người thừa kế; người được tác giả trao quyền theo hợp đồng, Nhà nước; chủ sở hữu quyền liên quan chỉ có thể là những cá nhân, tổ chức đã được qui định cụ thể trong Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đã được qui định rõ trong Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ... Như vậy, theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành là Luật Sở hữu trí tuệ thì vợ hoặc chồng của chủ sở hữu đối với các quyền sở hữu trí tuệ không mặc nhiên là chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ, chính vì thế mà họ hoàn toàn không thể tham gia cùng với vợ (chồng) mình định đoạt, sử dụng tài sản trí tuệ đó, người sử dụng tài sản trí tuệ cũng không phải xin phép cả hai vợ chồng khi sử dụng tài sản trí tuệ theo qui định của luật. Chỉ có nhuận bút, thù lao, và các quyền lợi vật chất khác là thuộc sở hữu chung của vợ chồng vì đây là thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

- Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo qui định của Luật HN&GĐ thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm những tài sản tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân; đồ dùng, tư trang cá nhân. Có quan điểm cho rằng, vận dụng theo quy định này thì tài sản có được do được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là tài sản riêng nên chỉ còn cách xác định nó là tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, cần phải căn cứ vào các quy định của BLDS và xem xét các quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ để xác định.

Khi vợ chồng bị thiệt hại về tài sản thì xác định các thiệt hại được bồi thường theo quy định tại Điều 608 BLDS. Từ góc độ gia đình, cần phân biệt

tài sản bị thiệt hại là tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản chung thì toàn bộ thiệt hại bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại giàn tiếp được bồi thường đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì về nguyên tắc, tiền bồi thường là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Nếu vợ chồng bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì khoản tiền bồi thường có thể được coi là tài sản chung (điều này cũng hợp lí bởi ngay cả khi bán tài sản để mua tài sản mới thì tài sản mới cũng thuộc tài sản chung); nếu khoản tiền bồi thường là để bù đắp cho thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do bị thiệt hại về sức khỏe thì đó rõ ràng là tài sản chung giống như thu nhập hợp pháp vậy; nếu như trong trường hợp khoản tiền bồi thường là để lo cho chi phí thuốc thang… thì đó cũng có thể coi là tài sản chung bởi thực tế thì khối tài sản chung phải ứng trước để lo chi trả cho thuốc thang và bởi vì cũng có thể coi đây là nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhưng trường hợp khoản tiền bồi thường là để bù đắp cho nhân phẩm, danh dự của vợ hoặc chồng bị xâm phạm thì nếu vợ chồng dung tài sản chung để hạn chế, khắc phục thiệt hại thì tiền bồi thường là tài sản chung; nếu người bị thiệt hại đã dung tài sản riêng của mình để khắc phục thiệt hại thì khoản bồi thường là tài sản riêng của người đó. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại thuộc khối tài sản chung của vợ chồng vì đó là thu nhập có trong thời kỳ hôn nhân. Khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu là tài sản riêng của người bị xâm phạm.

Khi một bên vợ, chồng gây ra thiệt hại thì về nguyên tắc, người nào gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình vì đó là nghĩa vụ riêng, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận thực hiện bồi thường bằng tài sản chung.

- Về một người tồn tại nhiều quan hệ hôn nhân hợp pháp:

Trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp quan hệ đa hôn này đang tồn tại. Luật HN&GĐ cần quy định nội dung này theo hướng: Nếu tài sản người chồng làm ra do công sức của tất cả thì thuộc sở hữu chung của mọi người. Nếu chỉ do người chồng và một người vợ tạo ra thì thuộc sở hữu chung của người chồng, người vợ đó. Nếu không xác định được tài sản do công sức của ai thì thuộc sở hữu chung của tất cả những người trong quan hệ đa hôn này.

- Giấy chứng nhận Quyền Sở hữu nhà và Quyền Sử dụng đất ở chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên chủ sở hữu và sử dụng:

Về nguyên tắc, một tài sản đang có tranh chấp mà không đủ chứng cứ chứng minh là tài sản riêng của một bên thì tài sản đó là tài sản chung (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000). Do vậy, cần hiểu kể cả trường hợp giấy đăng ký sở hữu chỉ ghi tên một bên, tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình thì phải có nghĩa vụ chứng minh. Và đặc biệt, trong quá trình giải quyết tranh chấp, cần xem xét thời điểm phát sinh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người sử dụng và nguồn gốc của quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đó. Ví dụ, nếu đất do vợ chồng được nhận trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho chung, thừa kế chung, nhận chuyển nhượng, nhận thế chấp quyền sử dụng đất… thì dù chỉ có một bên đứng tên vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Nhưng về lâu dài, để có thể bảo vệ một cách tốt hơn quyền của chủ sở hữu tài sản riêng và áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về việc ghi tên chủ sở hữu và các quy định hướng dẫn của Nghị định 70/2001/NĐ-CP và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, nên được tạo cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện. Cụ thể là triệt để áp dụng việc ghi tên chung cho các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung, và từng bước tiến hành việc đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung.

f) Vướng mắc, bất cập trong quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng


- Luật HN&GĐ cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về trường hợp vợ, chồng cấp dưỡng cho nhau trong thời kỳ hôn nhân. Từ đó tạo khuôn khổ pháp lý cho vợ, chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Vì nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn có đặc thù riêng, nó chỉ phát sinh khi đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của TA để hai vợ chồng chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân, nên cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng thời hiệu khởi kiện cấp dưỡng cũng như thời hạn cấp dưỡng.

g) Về quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng


Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ, người chồng còn sống, pháp luật cần quy định rõ căn cứ xác định thời hạn cho việc hạn chế phân chia di sản cũng như căn cứ chấm dứt việc hạn chế phân chia di sản để có cơ sở pháp lý cho TA quyết định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ của bên vợ, chồng còn sống mà còn đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của những người thừa kế hợp pháp.

3.2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật


Để đảm bảo các quy định của pháp luật được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, cần sử dụng các biện pháp phù hợp. Một trong những biện pháp hợp lý đó là:

3.2.3.1. Xây dựng cơ chế bảo đảm về chính sách chính trị, các quan điểm chỉ đạo của Đảng.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền đối với công tác gia đình.Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022