Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 13

đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc biết rõ quan hệ hôn nhân mà họ đang có là hợp pháp và việc họ chưa được ly hôn lại kết hôn với người khác là trái pháp luât; điều kiện đất nước đã giải phóng, đã thống nhất nên không còn cơ sở để chấp nhận việc họ không thực hiện Luật HN&GĐ năm 1959.

- Phải hiểu điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội chỉ châm chước cho các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng có vi phạm điều kiện về hình thức đó là chưa đăng ký kết hôn. Do đó, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03-01-1987 được quy định ở điểm a thì hai bên nam nữ cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật HN&GĐ năm 1959 quy định thì mới được công nhận quan hệ đó là quan hệ hôn nhân hợp pháp (trừ các trường hợp cán bộ ở Miền Nam đã có vợ, có chồng nhưng khi ra tập kết ở miền Bắc trước ngày giải phóng Miền Nam họ đã lấy tiếp vợ thứ hai). Đối với các quan hệ hôn nhân được hình thành ở miền Nam trước ngày giải phóng thì cũng không xem xét theo các quy định của Luật HN&GĐ năm 1959.

Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thì Luật HN&GĐ chỉ có hiệu lực ở miền Bắc. Do đó, các quan hệ hôn nhân được xác lập ở miền Nam trước ngày 25-3-1977 (ngày Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước) thì không bị điều chỉnh bởi Luật HN&GĐ năm 1959. Chúng ta tôn trọng các quan hệ hôn nhân được hình thành ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước và các trường hợp cán bộ Miền Nam ra tập kết ở miền Bắc lấy thêm vợ, chồng khác đã được Thông tư số 60/TATC nói trên công nhận tính hợp pháp của các quan hệ hôn nhân này.

Trừ hai trường hợp đã nêu trên, còn các quan hệ hôn nhân khác đã có giấy đăng ký kết hôn hay là “hôn nhân thực tế” muốn được Nhà nước công

nhận là hôn nhân hợp pháp phải tuân thủ điều kiện về nội dung đó là: “có đủ điều kiện kết hôn” theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000.

Dù điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội không đề cập đến yên cầu “có đủ điều kiện kết hôn” không có nghĩa là những trường hợp này không cần tuân thủ các điều kiện khi kết hôn. Bởi lẽ, khi Luật HN&GĐ năm 1959 có hiệu lực thì đòi hỏi tất cả các quan hệ hôn nhân được hình thành trong giai đoạn này muốn được công nhận là hôn nhân hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện kết hôn. Do đó, muốn châm chước, bỏ qua một điều kiện kết hôn nào đó thì phải có một văn bản pháp luật quy định rõ ràng là bỏ qua những điều kiện cụ thể nào đó, ví dụ như Thông tư số 60/TATC cho phép bỏ qua việc vi phạm điều cấm là “người đang có vợ, có chồng”.

Nghiên cứu điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội nhận thấy điểm a không quy định “có đủ điều kiện kết hôn” như quy định ở điểm b, chứ không có chỗ nào trong Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội hay một văn bản pháp luật nào khác quy định là không cần “có đủ điều kiện kết hôn” vẫn được công nhận là vợ chồng.

Nếu giải thích pháp luật theo hướng chỉ với lý do vì điểm a không quy định “có đủ điều kiện kết hôn” nên không cần phải xem xét việc hai bên chung sống như vợ chồng có vi phạm điều kiện kết hôn hay không là không hợp lý. Nói cách khác việc hai bên có tổ chức cưới hỏi… và chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 thì dù có vi phạm các điều kiện kết hôn, vẫn được công nhận là hôn nhân hợp pháp, sẽ dẫn đến sự thiếu thống nhất trong giải thích và áp dụng pháp luật. Ví dụ: Ông Q đã kết hôn hợp pháp với bà K, trong giai đoạn Luật HN&GĐ năm 1959 đang có hiệu lực, ông Q lại đăng ký kết hôn với bà X thì quan hệ giữa ông Q và bà X bị coi là không hợp pháp, vì đã vi phạm điều cấm là người đang có vợ, có chồng lại kết hôn với người khác. TA sẽ áp dụng Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2000 tuyên hủy việc

kết hôn trái pháp luật. Nhưng nếu ông Q và bà X chỉ tổ chức cưới hỏi và chung sống với nhau như vợ chồng thì nếu giải thích pháp luật theo quan điểm không bắt buộc nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (điều kiện kết hôn) và căn cứ vào điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội thì sẽ công nhận quan hệ hôn nhân giữa ông Q và bà X là quan hệ hôn nhân hợp pháp. Điều này là trái với quy định của pháp luật.

Mặt khác nếu giải thích điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội theo hướng không đòi hỏi các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải có đủ điều kiện kết hôn thì sẽ có những điểm bất hợp lý như: các trường hợp những người cùng dòng máu về trực hệ như cha, con, anh em, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, những người có họ trong phạm vi ba đời v.v... mà những người này chung sống với nhau như vợ chồng thuộc một trong các trường hợp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

+ Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;


Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 13

+ Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) công nhận;

+ Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

+ Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình thì sẽ được công nhận là “hôn nhân thực tế”.

Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đều có một sự thống nhất là các quan hệ hôn nhân muốn được coi là hợp pháp trước hết phải thỏa mãn các điều kiện kết hôn, không được vi phạm các

điều cấm của pháp luật. Do đó giải thích điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội cũng không thoát ly được các quy định đó. Có như vậy mới đảm bảo sự ổn định và thống nhất trong áp dụng pháp luật. Vì vậy, các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03-01-1987 cũng phải “có đủ điều kiện kết hôn” thì mới được công nhận là có quan hệ vợ chồng.

b) Đối với việc xác định tài sản của vợ chồng


- Theo tinh thần của điều luật và mục đích của việc quy định tài sản chung thì chỉ cần tài sản được xác lập quyền sở hữu vào thời kì hôn nhân thì đã thuộc tài sản chung. Bất cứ tài sản nào hợp pháp tạo ra trong thời kì hôn nhân cũng thuộc khối tài sản chung, bất kể nguồn gốc, cách thức để tạo ra nó.

Vì vậy, tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng của vợ, chồng, nhưng hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu tài sản riêng này được xuất phát từ việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản được chia cho vợ hoặc chồng là tài sản riêng và hoa lợi, lợi tức thu được trong trường hợp này là tài sản riêng của vợ hoặc chồng (theo quy định tại Điều 29, Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000).

c) Đối với những vướng mắc về việc sử dụng tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Nếu vợ chồng thỏa thuận bằng văn bản dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, để góp vốn vào doanh nghiệp hoặc thành lập các loại hình doanh nghiệp thì cần xác định rằng sự thỏa thuận của vợ chồng đối với việc sử dụng tài sản chung đó được coi là cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung cũng như trách nhiệm chung về tài sản của vợ chồng trong suốt thời gian một bên vợ

hoặc chồng là người trực tiếp tham gia đầu tư kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh nghiệp

- Nếu vợ hoặc chồng dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, để góp vốn vào doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp, mặc dù không có sự thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản về việc dùng tài sản chung nhưng thuộc trường hợp người vợ hoặc người chồng buộc phải biết thì đương nhiên vẫn xác định tài sản chung và trách nhiệm chung về tài sản của vợ chồng trong suốt thời gian một bên chồng, vợ là người trực tiếp đầu tư kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh nghiệp.

- Nếu vợ, chồng dùng tài sản riêng để đầu tư kinh doanh, góp vốn vào doanh nghiệp, thành lập các loại hình doanh nghiệp cần phải xác định khoản thu nhập hàng tháng từ hoạt động kinh doanh đó là tài sản chung của vợ chồng; lợi tức hàng năm thu được tính trên phần vốn góp của bên vợ, chồng được xác định là tài sản riêng của người đó. Người vợ, chồng đã tiến hành đầu tư kinh doanh phải chịu trách nhiệm riêng về tài sản.

- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau đó, vợ, chồng dùng tài sản chung, tài sản riêng cùng góp vốn với nhau để đầu tư kinh doanh, góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp thì cần xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm về tài sản phụ thuộc vào phần tài sản ban đầu của vợ chồng, của mỗi bên vợ, chồng.

- Việc xác định tài sản của vợ chồng đối với sổ tiết kiệm, tiền vay ngân hàng hay tài sản bảo đảm tiền vay:

Đối với những người đã lập gia đình, thì số tiền gửi tiết kiệm có thể là tài sản chung của vợ chồng, cho dù số tiền gửi tiết kiệm đó là thu nhập riêng của vợ hoặc chồng mang lại trong thời kỳ hôn nhân. Với trường hợp người chồng hoặc người vợ có tên trong sổ tiết kiệm, sử dụng chính sổ đó để thế chấp vay

vốn ngân hàng thì có thể giải quyết theo hướng sau: Ngân hàng là đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là chính, nên ngân hàng không có chức năng và thẩm quyền xác minh số tiền gửi tiết kiệm là tài sản chung hay tài sản riêng. Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu như sổ tiết kiệm, thì người đi vay phải tự chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản cầm cố đó. Nếu người đi vay không có chứng cứ chứng minh được sổ tiết kiệm là tài sản riêng của mình, thì việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn ngân hàng phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Một số ngân hàng thương mại đã quy định khách hàng phải có xác nhận tình trạng hôn nhân (đã kết hôn hay chưa kết hôn) khi cầm cố sổ tiết kiệm. Hiện nay, các ngân hàng thường sử dụng hai giải pháp dưới đây để giải quyết vấn đề này:

Thứ nhất: Nếu không có sự đồng ý của cả hai vợ chồng hoặc không có chứng cứ chứng minh được tài sản riêng của mình, thì ngân hàng chỉ cho khách hàng vay số tiền tối đa bằng 50% số tiền ghi trong sổ tiết kiệm tại thời điểm cho vay.

Thứ hai: Nếu có văn bản đồng ý của cả hai vợ chồng hoặc có chứng cứ chứng minh được tài sản riêng của mình, thì ngân hàng cho khách hàng vay số tiền tương đối với số tiền ghi trong sổ tiết kiệm tại thời điểm cho vay (tất nhiên, số tiền cho vay luôn luôn nhỏ hơn số tiền ghi trong sổ tiết kiệm). Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng có thể cùng tham gia ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay với ngân hàng hoặc một người uỷ quyền bằng văn bản cho người còn lại đến làm thủ tục và ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố tài sản với ngân hàng để vay vốn.

Một cách chung để xác định tiền vay và tài sản hình thành từ tiền vay trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng của vợ, chồng, có thể được giải quyết như sau:

Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 29 của Luật HN&GĐ thì tiền vay và tài sản hình thành từ tiền vay thuộc sở hữu chung của vợ chồng, không phụ thuộc vào việc chỉ có một người ký hết hợp đồng vay.

Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nếu chỉ có một trong hai người vay tiền của ngân hàng và ký kết hợp đồng vay thì tiền vay và tài sản hình thành từ tiền vay thuộc sở hữu riêng của người vay (căn cứ Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP), trừ khi hai vợ chồng có thỏa thuận chuyển tiền vay hoặc tài sản hình thành từ tiền vay thành tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Để xác định phạm vi thẩm quyền của vợ chồng trong việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm, trách nhiệm tham gia và ký kết hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay của vợ chồng, cần phải căn cứ vào những quy định tại các Điều 219 và 343 của BLDS, Điều 33 của Luật HN&GĐ, Điều 4 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Theo những quy định nêu trên, việc thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng được giải quyết như sau:

Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì việc thế chấp tài sản phải có sự thỏa thuận, đồng ý của cả hai vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 219 của BLDS năm 2005 về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Việc thỏa thuận, đồng ý này phải được lập bằng văn bản, nếu tài sản chung có giá trị lớn. Việc xác định tài sản chung có giá trị lớn căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng.

Hợp đồng thế chấp phải có chữ ký của hai vợ chồng. Trường hợp hợp đồng thế chấp chỉ có chữ ký của một người thì phải có văn bản của người kia xác nhận việc đồng ý thế chấp tài sản đó theo quy định tại Điều 343 của

BLDS năm 2005 về hình thức thế chấp tài sản, ví dụ: văn bản đồng ý thế chấp tài sản cho ngân hàng, văn bản ủy quyền ký kết hợp đồng thế chấp ...

Nếu hợp đồng thế chấp chỉ có một bên vợ hoặc chồng ký kết và không có văn bản thể hiện sự đồng ý của người kia đối với việc thế chấp đó thì hợp đồng thế chấp sẽ bị vô hiệu theo quy định tại khoản Điều 4 Nghị định số 70. Ngân hàng không có quyền lợi hợp pháp nào đối với tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng, nếu tài sản đã được đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc thế chấp tài sản đó cũng phải được sự đồng ý của hai vợ chồng theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ. Việc ký kết hợp đồng thế chấp được thực hiện như trường hợp thế chấp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu không có sự đồng ý của người không phải là chủ sở hữu (thể hiện ở việc hợp đồng không có chữ ký của người đó, hoặc không có văn bản đồng ý đối với việc thế chấp tài sản) thì pháp luật không quy định hợp đồng đó bị vô hiệu. Do đó, quyền lợi của tổ chức tín dụng đối với tài sản bảo đảm vẫn được pháp luật bảo vệ.

Ngoài những trường hợp nêu trên, việc thế chấp tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng chỉ cần sự đồng ý của người sở hữu tài sản đó và hợp đồng thế chấp chỉ cần chữ ký của người sở hữu tài sản.

- Đối với việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng


Vì chưa xác định tài sản nào được xem là có giá trị lớn để buộc phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng khi tham gia giao dịch nên trong thực tế xét xử việc xác định tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng căn cứ vào mức sinh hoạt bình thường ở địa phương của vợ chồng thường trú, căn cứ vào mức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022