Bảng 6.1 Thông tin bệnh lý của một số chất khí độc hại đối với con người
Nguồn phát sinh | Tác dụng bệnh lý đối với người | |
Amoniac (NH3) | Sản xuất phân đạm, sơn, thuốc nổ | Giảm hồng cầu trong máu, bệnh vàng da, hại thận |
Cacbon oxit (CO) | Khí xã từ giao thông | Giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, bệnh tim mạch, nặng |
gây tử vong | ||
Clo | Tẩy vải sợi | Nguy hại đối với đường hô hấp và mắt |
Gây mệt mỏi toàn thân, gây viêm | ||
Hydro florua (HF) | Luyên dầu khí, sản xuất phân bón, sành sứ, thuỷ tinh | da, bệnh thận và xương |
Công nghiệp hoá chất, tinh luyện nhiên liệu, nhựa đường | Gây nôn, kích thích mắt và họng | |
Hydro sulfua (H2S) | Ống xả khói của ôtô, xe máy Từ lò đốt của mọi ngành công nghiệp | Gây bệnh phổi, và bộ phận hô hấp Gây đau mắt và có thể bị ung thư |
Oxit nitơ (NO) | ||
Tro, muội, khói |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguồn Phát Sinh Chất Thải Và Loại Chất Thải (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
- Tác Động Của Việc Xử Lý Chất Thải Rắn Không Hợp Lý
- Đất Bị Ô Nhiễm Bởi Chất Thải Nguy Hại (Lê Văn Khoa, 2005)
- CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 20
- CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 21
- CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 22
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Chất thải nguy hiểm từ sản xuất công nghiệp là thảm hoạ đối với cộng đồng. Thực tế đã có nhiều hậu quả rất nghiêm trọng xảy ra rât nhiều quốc gia trên thế giới:
- Chứng bệnh Minamata ở Nhật Bản
- Các ca tử vong do amiăng
- Mây khí độc ở Bhopal (Ấn Độ)
- Vụ cháy ở Sandoz
- Ô nhiễm dioxin tại Seveso (Ý)
VI.5.3.2 Trong sản xuất nông nghiệp
Các chất hoá học này thường thấy trong MTĐ bao gồm các loại phân bón hoá học và
các chất diệt côn trùng, diệt cỏ chứa các sản phẩm của clo, các chất này tồn đọng rất lâu trong MT. Các hoá chất trừ sâu diệt cỏ đều làm ô nhiễm hệ thống cây trồng, làm rễ cây cằn cỗi trong đất không phát triển được. Thí dụ DDT khi vào cơ thể con người sẽ tích tụ thành khối u ác tính, ở nồng độ 24 mg/L gây chết các loài chim và gây thay đổi sinh lý ở cá.
Các chất độc hại cao đôí với mt là As, Flo, và chì. Sau khi tồn tại trong đất các chất này theo chuỗi thức ăn sẽ vào cơ thể người. Hàm lượng chất này trong đất tại nhà máy thường cao gấp 5-6 lần vùng đất xa cách 500m
a. Sự xân nhập thuốc BVTV trong môi trường đất
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Đây là nguồn gây ON chủ yếu trong SXNN. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng phun thuốc bảo vệ thực vật dư thừa chúng cũng dễ dàng xâm nhập vào MT đất và nước (Hình 6.14).
Chất gây ON xâm nhập vào đất
Dự báo tốc độ thẩm thấu của hoá chất vào đất
Dự báo cho người tiếp xúc trực tiếp với đất
Hoá chất có thể ảnh hưởng đến nước mặt
không
có
Các loại vật nuôi có tiếp xúc với đất không
không
có
Các chất ON dễ bay hơi
không
có
Đánh giá khả năng xâm nhiễm vào nước ngầm
Đánh giá lượng ON do vật nuôi và hoa màu mà con người tiêu thụ
Đánh giá sự dịch chuyển của hoá chất vào không khí
Hình 6.14 Sơ đồ di chuyển CTNH trong môi trường đất (Lê Văn Khoa, 2000)
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.
b. Tác động của chất thải nguy hại đối với môi trường
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc. Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước. Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới (Hình 6.15).
Bay hơi
Thực vật hấp thụ
Hấp thụ bởi các khoáng sét và chất hữu cơ của đất
Rửa trôi
Rửa trôi bề mặt và xói mòn
Phân huỷ quang hoá
Chyuển hoá hoá học
Phân huỹ sinh học
Rửa trôi
Hình 6.15 Tác động của HCBVTV đến môi trường (Lê Huy Bá, 2002)
- Đất và nước bị ô nhiễm:
Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Đó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ rác thải là vùng chưa bão hoà thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hoá và hoá sinh.
- Ô nhiễm nước bề mặt:
Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hoá chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất.
- Các đường ô nhiễm khác:
Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải.
Không khí
Thực vật
Đất
Hoá chất BVTV
Thực phẩm
Nước
Động vật
Người
Hình 6.16 Con đường di chuyển của hóa chất trong nông nghiệp (Lê Văn Khoa, 1995)
- Giới thiệu tóm tắt về DDT
DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm qua. Công thức hoá học của loại thuốc này là C14H9Cl5’ tên khoa học là dichloro-diphenyl-trichloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ
rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp. Hầu như tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ra đã dùng DDT để tiêu diệt rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoái khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi và thu được thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây lan. Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel về hoá học.
Nhưng 30 năm sau, DDT bị tuyên án "tử hình" (bị cấm sản xuất và sử dụng). Khi DDT mới ra đời, đúng là nó có sức mạnh vô địch. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại côn trùng có hại không sợ DDT nữa. Chúng đã nhờn với DDT. Đến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng có hại, lại còn giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Đây là điều mà con người không ngờ tới.
Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người.
Thuốc trừ sâu DDT còn có đặc điểm ngoại lệ, đó là kể từ năm 1974 toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của DDT trong môi trường còn lâu mới hết. Thuốc DDT trong không khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết. Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản.
VI.6 XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH)
VI.6.1 Xử lý CTNH bằng phương pháp biến đổi vật lý-hoá học
Phương pháp biến đổi vật lý - hoá học bao gồm:
- Ôxy hoá khử CTNH: là phương pháp cho thêm hóa chất vào CTNH để biến đổi CTNH thành không nguy hại.
- Hiệu chỉnh độ pH hay còn gọi là trung hoà CTNH: Là phương pháp cho thêm hoá chất vào CTNH để khử tính axit hay tính kiềm của chúng, biến đổi chúng thành không nguy hại.
+ Ổn định hoá học: Là phương pháp liên kết hoá học CTNH với chất trung gian có tính trơ như xi măng, vôi… Trước hết CTNH được hoà trộn với nước thành bùn nhão sau đó trộn với xi măng. Có thể phải trộn thêm một ít phụ gia để làm mềm các thành phần khó trộn trong nước trước khi tiến hành ổn định hoá học
+ Kết nang CTNH: Là phương pháp chứa đựng CTNH trong bao nang kín làm từ nhựa polymer (hoặc nhựa polyester, polyvinyl chloride…) nhằm cách ly chúng với môi trường xung quanh.
+ Thuỷ tinh hoá CTNH: Trộn CTNH với cát thạch anh, nung ở nhiệt độ cao, sau đó để nguội tạo thành một chất rắn giống thuỷ tinh. Phương pháp này rất đắt tiền nên chỉ áp dụng đối với các chất thải có tính phóng xạ cao hoặc các chất thải cực kỳ nguy hiểm.
+ Thiêu đốt CTNH: Là phương pháp dùng nhiệt phân huỷ CTNH thành các chất khí, lỏng và rắn ít hoặc không nguy hại. Quá trình thiêu đốt có thể được thực hiện trong lò xi măng hoặc lò đặc biệt.
VI.6.2 Xử lý CTNH bằng chôn lấp
CTNH có thể được xử lý bằng phương pháp chôn lấp ở:
+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (áp dụng rất hạn chế và tiến tới cấm hoàn toàn)
+ Bãi chôn lấp đặc biệt (áp dụng phổ biến).
VI.6.3 Qui định của Nhà nước về xử lý CTNH
Hiện nay, trong hệ thống quản lý CTNH ở Việt Nam, tiêu chuẩn TCVN 6706:2000 quy định rõ các phương pháp xử lý được áp dụng đối với CTNH (Bảng 6.2)
Bảng 6.2 Các phương pháp xử lý một số CTNH theo TCVN 6706:2000
Chất thải nguy hại | Phương pháp xử lý | |
1 | Thạch cao thải từ các quá trình công nghiệp hoá chất | + Hiệu chỉnh độ pH |
2 | Chất thải amiăng (bụi và sợi) | + Ổn định hoá học + Chôn lấp đặc biệt |
3 | Chất thải từ quá trình sản xuất hoặc chế biến than cốc, nhựa đường từ dầu mỏ | + Thiêu đốt trong lò xi măng + Thiêu đốt trong lò đặc biệt |
4 | Các chất thải từ sản xuất, đóng gói và sử dụng nhựa, mủ, chất hoá dẻo, keo và chất kết dính có tính nguy hại | + Thiêu đốt trong lò đặc biệt + Chôn lấp đặc biệt |
5 | Phenol, hợp chất có phenol bao gồm chlorophenol | + Thiêu đốt trong lò xi măng + Thiêu đốt trong lò đặc biệt |
6 | Chất thải bụi đá, tro, bùn và bột chứa các hợp chất crom 6 hoặc chất diệt sinh vật | +Ôxy hoá khử |
Các chất halogen hữu cơ | + Thiêu đốt trong lò xi măng + Thiêu đốt trong lò đặc biệt | |
8 | Các chất thải từ quá trình sản xuất hydro cacbon mạch thẳng được halogen hoá | + Thiêu đốt trong lò xi măng + Thiêu đốt trong lò đặc biệt |
9 | Cặn nhựa thải (trừ bê tông nhựa) từ các quá trình tinh chế, chưng cất và xử lý nhiệt phân váv vật liệu hữu cơ | + Thiêu đốt trong lò đặc biệt + Chôn lấp đặc biệt |
7
VI.7 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
VI.7.1 Trên thế giới
Hội nghị về quản lý rác thải độc hại quốc tế do Liên Hợp quốc tổ chức tại Bali (Indonesia từ 23 đến 27-6-2008) đã kết thúc sau 5 ngày nhóm họp mà không phá vỡ được thế bế tắc về tình trạng buôn bán rác thải độc hại qua biên giới. Các đại biểu nhất trí không cấm xuất khẩu rác thải độc hại mà đề nghị chính phủ các nước tự hành động. Vì hiện nay, nhiều nước đang phát triển vẫn tiếp tục chấp nhận rác thải độc hại có xuất xứ từ các nước phát triển, như máy vi tính cũ, tàu biển không sử dụng,... với quan điểm thiển cận là để thoát nghèo, cho dù chúng tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường, nhất là nguồn nước ngọt quý hiếm. Theo kết quả nghiên cứu mỗi năm ở Mỹ có khoảng 20 triệu máy tính bị quẳng ra bãi rác. Tại các nước EU, khối lượng rác điện tử dự kiến tăng 3-5% mỗi năm, ở các nước đang phát triển, lượng rác điện tử sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2010. Ngoài máy tính, số lượng ĐTDĐ bán ra cũng tăng với tốc độ chóng mặt. Hiện nay, Trung Quốc có tới 20 triệu chiếc ĐTDĐ trở thành rác thải mỗi năm. Còn ở Mexico tồn tại ít nhất 297 khu vực có đất đai bị ô nhiễm bởi rác thải độc hại, trong đó nhiều nơi từng là cơ sở công nghiệp sản xuất các loại hóa chất độc hại; các khu vực bị ô nhiễm ở Mexico tập trung tới 36% lượng kim loại độc hại như chì, crôm, kẽm, thủy ngân, 17% rác thải sinh học dễ lây nhiễm, 11% là dầu mỡ đã qua sử dụng, phần còn lại là các chất thải hóa học vô cơ, dung môi... Kết quả kiểm tra tại 17 cảng của châu Âu gần đây cho thấy, trong số 258 kiện hàng bị kiểm tra, 140 kiện có chứa rác, trong đó 48% là rác thải vận chuyển bất hợp pháp.
Có thể nói, công tác quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được cả thế giới quan tâm, bởi tất cả đều nhận thức được rằng: nếu không có các biện pháp để quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả không thể lượng trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Chính vì vậy, các quốc gia đều có đưa ra các quy định pháp luật cụ thể về công tác quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại của chất thải nguy hại.
VI.7.1.1 Quản lý CTNH ở Pháp
Văn bản quy định đầu tiên về những cơ sở sản xuất bị đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm môi trường là một sắc lệnh Napoléon ký năm 1810, và từ năm 1917 trở đi văn bản này được liên tục sửa đổi, bổ sung. Chính sách của Pháp trong việc quản lý chất thải đã được cụ thể hoá bằng một văn bản đầu tiên mang tên Luật về chất thải rắn được thông qua vào năm
1975, đây là mốc đánh dấu giai đoạn đầu tiên việc thiết lập một quá trình quản lý hiện đại công tác xử lý chất thải. Cũng chính tại Luật này đã đưa ra những công cụ và cơ chế để quản lý những loại hình rác thải đặc biệt (hay còn gọi là chất thải nguy hại). Ngày 2/2/1995, Pháp lại có thêm một bộ luật mới là Bộ luật về tăng cường bảo vệ môi trường đã thiết lập thêm phụ phí đối với việc xử lý chất thải nguy hại, tương đương 40F (frăng Pháp)/1 tấn chất thải được loại bỏ để lại trong một cơ sở xử lý, và sẽ được tăng gấp đôi nếu tấn chất thải đó được tích trong một bãi thải đặc biệt. Phụ phí này do Cục Môi trường và quản lý năng lượng thu lại và trong vài năm tới sẽ tăng gấp đôi. Năm 1998, phụ phí trên đã mang lại 10 triệu frăng Pháp được sử dụng cho việc phục hồi và xử lý những địa điểm ô nhiễm đã bị bỏ hoang.
VI.7.1.2 Cộng hoà liên bang Đức
Trong vòng 20 năm lại đây, Cộng hoà liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý chất thải. Có khoảng 2000 điều luật, quyết định, quy định về hành chính... với
nội dung phân loại các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước... về thu thập, vận chuyển, xác định biện pháp giải quyết chất thải. Mỗi lần thay đổi luật, quy định mới lại khắt khe và chặt chẽ hơn. Đó là những biện pháp xử lý bằng pháp luật rất nghiêm các trường hợp làm phát sinh các chất thải nguy hại mà chưa xử lý hoặc quá giới hạn cho phép, có thể áp dụng biện pháp phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động của nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất đã vi phạm pháp luật, bắt bồi thường thiệt hại gây ra hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức khuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hoặc toàn bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra chất thải nguy hại. Nhà nước cộng hoà Liên bang Đức giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp trả dần nếu đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý chất thải nguy hại. Thêm vào đó, Nhà nước còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhận thức được tác hại nguy hiểm của loại chất thải này và chính nhân dân sẽ là người giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, các kỹ thuật gia, các nhà sinh học, hoá học trong lĩnh vực chất thải nguy hại đã đưa cộng hoà liên bang Đức trở thành một trong những quốc gia đứng hàng đầu về công nghệ bảo vệ môi trường nói chung và trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại nói riêng.
VI.7.1.3 Ở Thụy Điển,
Có lần tòa án tuyên án tù cho người quản lý đã ra lệnh công nhân dưới quyền đem chôn bất hợp pháp chất thải nguy hại. Tòa án dựa trên lý lẽ rằng công nhân chỉ thừa lệnh thì không bị tù, tổng giám đốc không ra lệnh thì cũng không bị tù, nhưng người quản lý rõ ràng là đã ra lệnh ấy nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong một số vụ việc, chính quyền còn điều đình với công ty vi phạm phải trả tiền bồi thường cao hơn mức tiền phạt mà luật cho phép.
VI.7.1.4 Các nước đang phát triển:
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại cũng đang là vấn đề rất nhức nhối. Ở các nước này đã và đang tồn tại nhiều chất thải nguy hại mà phần nhiều là do nhập khẩu hoá chất và các sản phẩm khác từ các nước phát triển (như dầu mỏ, thuốc trừ sâu, các chất thải hoá chất trong thương mại, axit và chỉ dùng trong tái chế acquy...). Ngoài ra, còn có một lượng lớn chất thải nguy hại tồn tại lẫn trong rác sinh hoạt và rác y tế mà khả năng phân loại và xử lý triệt để chúng còn là một vấn đề nan giải. Các nước đang phát triển đang phải đương đầu với những