Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 2

3.3.8. Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành

viên CĐ

109

3.3.9. Lựa chọn thị trường mục tiêu và xúc tiến thương mại

110

Chương 4. THÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ ĐỊNH HƯỚNG 114

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

114

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ VÀ HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN 114

4.1. Các nguồn lực địa lý phục vụ phát triển DLSTDVCĐ tại Vườn quốc gia

Ba Bể và huyện Đảo Vân Đồn

114

4.1.1. Vườn quốc gia Ba Bể

114

4.1.2. Huyện đảo Vân Đồn

126

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

4.2. Các định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn

quốc gia Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn 135

4.2.1. Tại Vườn quốc gia Ba Bể

135

4.2.2. Tại huyện đảo Vân Đồn

138

4.3. Các giải pháp cụ thể

142

4.3.1. Đối với Vườn quốc gia Ba Bể

142

4.3.2. Đối với huyện đảo Vân Đồn

145

Tiểu kết chương 4

146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Ma trận tam giác xác định trọng số 35

Bảng 2.1. Phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc cho phát triển DLSTDVCĐ 71

Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho phát triển DLSTDVCĐ 77

Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí văn hóa bản địa cho

phát triển DLSTDVCĐ 78

Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho phát triển DLSTDVCĐ 78

Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh khí hậu cho phát

triển DLSTDVCĐ 79

Bảng 3.5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí vị trí và khả năng tiếp

cận cho phát triển DLSTDVCĐ 80

Bảng 3.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí về thời gian hoạt động

cho phát triển DLSTDVCĐ 81

Bảng 3.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí về khả năng kết hợp với tuyến, điểm DL cho phát triển DLSTDVCĐ 82

Bảng 3.8. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí CSHT cho phát triển DLSTDVCĐ 82

Bảng 3.9. Đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí và khả năng tiếp cận cho phát triển DLSTDVCĐ 83

Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thuận lợi về thời gian hoạt động du lịch cho phát

triển DLSTDVCĐ 84

Bảng 3.11. Đánh giá mức độ thuận lợi về khả năng kết hợp với tuyến, điểm DL

cho phát triển DLSTDVCĐ 85

Bảng 3.12. Đánh giá mức độ thuận lợi về CSHT cho phát triển DLSTDVCĐ 85

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển

DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc 85



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ các cấp phân vị phân vùng địa lý tự nhiên 31

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án 42

Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng Đông Bắc Việt Nam .................................sau trang 44 Hình 2.2. Bản đồ địa hình theo đai cao vùng Đông Bắc Việt Nam .................sau trang 47 Hình 2.3. Bản đồ sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam ...............................sau trang 48 Hình 2.4. Bản đồ tài nguyên DLST tự nhiên vùng Đông Bắc Việt Nam........sau trang 53 Hình 2.5. Bản đồ tài nguyên DLST nhân văn vùng Đông Bắc Việt Nam ......sau trang 57 Hình 2.6. Biểu đồ so sánh tăng trưởng lượng khách du lịch đến Đông Bắc với cả

nước giai đoạn 2010 - 2014 65

Hình 2.7. Biểu đồ so sánh doanh thu từ du lịch đến Đông Bắc với cả nước giai

đoạn 2010 - 2014 65

Hình 2.8. Bản đồ phân vùng tự nhiên phục vụ phát triển DLSTDVCĐ

vùng Đông Bắc Việt Nam ...................................................................................sau trang 72

Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển DLSTDVCĐ

vùng Đông Bắc Việt Nam ..................................................................................sau trang 87

Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

vùng Đông Bắc Việt Nam .................................................................................sau trang 102

Hình 4.1. Bản đồ các nguồn lực địa lý cho phát triển DLSTDVCĐ tại Vườn quốc

gia Ba Bể............................................................................................................ sau trang 119

Hình 4.2. Biểu đồ tăng trưởng lượng khách du lịch của VQG Ba Bể 123

Hình 4.3. Biểu đồ tăng trưởng về doanh thu từ du lịch của VQG Ba Bể 125

Hình 4.4. Bản đồ các nguồn lực địa lý cho phát triển DLSTDVCĐ tại huyện đảo

Vân Đồn..............................................................................................................sau trang 129

Hình 4.5. Biểu đồ tăng trưởng lượng khách du lịch tới huyện đảo Vân Đồn 132

Hình 4.6. Biểu đồ tăng trưởng về doanh thu từ du lịch của huyện đảo Vân Đồn 134


MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2015) mặc dù trong những năm vừa qua nền kinh tế thế giới của Liên hợp quốc đang trong giai đoạn khó khăn, nhiều nước lâm vào cảnh vỡ nợ công, nhiều ngành kinh tế bị suy giảm do chiến tranh, khủng bố v.v…, song lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch vẫn gia tăng. Nếu như năm 1950, toàn thế giới mới có 25 triệu khách du lịch quốc tế, mang lại doanh thu 25 tỷ đô la Mỹ thì đến năm 2015, con số này đã tương ứng là 1.133 triệu và 1.245 tỷ đô la Mỹ. Trung bình cứ 11 việc làm thì có 1 việc làm trong ngành du lịch. Ở nhiều quốc gia, du lịch được coi là cứu cánh của nền kinh tế đất nước, nhất là những nước, những vùng kinh tế chậm phát triển.

Với xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hóa, du khách thích đi du lịch tới những bản, làng xa xôi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống vì cảnh quan ở đây còn hoang sơ, những phong tục tập quán được lưu truyền, chưa mai một trong cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, những chương trình du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng đã và đang được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Pirojnik L.L - một trong những chuyên gia địa lý du lịch đã cho rằng: “Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt” [62]. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia tài nguyên du lịch thành hai loại, đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn và động thực vật... đều có sự phân bố, phân hóa và biến động tuân theo các quy luật địa lý chung như nhà địa lý nổi tiếng Liên Xô Kalesnik đã trình bày trong cuốn “Những quy luật địa lý chung của Trái đất” [38]. Ngay cả sự phân bố các quần cư, các cộng đồng dân cư cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quy luật này. Do vậy, để nghiên cứu phát triển du lịch nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng cần phải dựa vào các điều kiện địa lý (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện về kinh tế - văn hóa và xã hội) đồng thời phải xem xét chúng trong một thể thống nhất và toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiếp cận địa lý học. Bởi “Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu



các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và các thành phần của chúng” [78]. Hơn nữa, do hướng nghiên cứu toàn diện và tổng hợp nên “chỉ có cơ sở địa lý học mới có đủ khả năng để chuyển sự phân tích riêng rẽ từng mặt sang sự phân tích hệ thống, sự phân tích tổng hợp - động lực”.

Vùng Đông Bắc Việt Nam là khu vực có địa hình đa dạng, bị chia cắt bởi nhiều khối núi và dãy núi đá vôi tạo nên những cung đường uốn lượn cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ; nhiều giá trị đa dạng sinh học cao tập trung tại 06 Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, đây còn là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán độc đáo và đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó tiêu biểu là là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

Nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đồng thời khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của vùng Đông Bắc, góp phần nâng cao đời sống người dân (xóa đói giảm nghèo) NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học giúp các địa phương định hướng phát triển du lịch bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên, tạo đà cho sự phát triển kinh tế chung của vùng Đông Bắc.

2. Mục tiêu của luận án

- Xác lập được hệ thống lý luận về cơ sở địa lý học phục vụ phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.

3. Nhiệm vụ của luận án

Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận án, 6 nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:

1. Tổng quan các công trình, các hướng nghiên cứu về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; về đánh giá tổng hợp lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế xã hội; Tổ chức lãnh thổ và Phát triển bền vững.

2. Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu trước đây tại khu vực nghiên cứu. Khảo sát thực địa, điều tra xã hội học và thu thập các thông tin



sơ cấp về những nguồn lực cơ bản nhằm phát triển du lịch tại vùng Đông Bắc Việt Nam.

3. Phân tích, đánh giá và làm rõ các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách) cho phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nói riêng tại vùng du lịch Đông Bắc trong bối cảnh phát triển kinh tế của các vùng và cả nước.

4. Thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam.

5. Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững; góp phần xoá đói giảm nghèo; nâng cao dân trí và cải thiện môi trường… đối với vùng Đông Bắc Việt Nam.

6. Phân tích, đánh giá và đưa ra mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại hai điểm nghiên cứu lựa chọn là khu vực VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ vùng Đông Bắc Việt Nam. Về mặt tự nhiên, vùng Đông Bắc có giới hạn từ chân núi Hoàng Liên Sơn đến hết vùng biển đảo Quảng Ninh. Tuy nhiên, do đề tài liên quan đến các vấn đề về kinh tế xã hội nên phạm vi của vùng sẽ được lấy theo ranh giới hành chính tỉnh. Như vậy, Đông Bắc gồm 11 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Hình 0 1 Giới hạn lãnh thổ vùng Đông Bắc Việt Nam Phạm vi khoa học Các 1

Hình 0.1. Giới hạn lãnh thổ vùng Đông Bắc Việt Nam



- Phạm vi khoa học: Các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Đông Bắc Việt Nam (đó là sự phân bố về các yếu tố tự nhiên và kinh tế - vă hóa – xã hội vùng Đông Bắc) đặc biệt tại 02 điểm lựa chọn là VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Phạm vi thời gian

+ Số liệu kinh tế xã hội và du lịch cập nhật tới năm 2015.

+ Định hướng việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam đến năm 2030.

5. Những luận điểm bảo vệ

- Luận điểm 1: Sự phân bố, phân hóa cùng những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số trong không gian vùng Đông Bắc là điều kiện thuận lợi để phát triển DLSTCĐ.

- Luận điểm 2: Việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển DLSTDVCĐ cũng như các định hướng phát triển DLSTDVCĐ heo hướng tiếp cận địa lý học chính là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp vùng Đông Bắc nhận diện đầy đủ và phát huy giá trị các nguồn lực DLSTDVCĐ nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng theo hướng hiệu quả và bền vững nhất.

6. Những điểm mới của luận án

1. Phát triển loại hình DLST theo hướng mới trong đó nhấn mạnh vai trò, quyền lợi của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.

2. Làm rõ được cơ sở địa lý học trong việc phát triển DLSTDVCĐ ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Đó là các phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên, đánh giá tổng hợp tài nguyên, tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững.

3. Đánh giá khách quan tiềm năng tổng hợp của các nhân tố trên cho phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc (trên cơ sở phân vùng địa lý, xác định trọng số đánh giá bằng ma trận tam giác).

4. Đề xuất định hướng phát triển DLSTDVCĐ trên cơ sở kết quả đánh giá có phân tích so sánh với quan hệ phát triển du lịch vùng.



7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa lý luận

Tiếp cận địa lý tổng hợp xác lập được cơ sở khoa học về các nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại một vùng/địa phương nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Vùng/địa phương đó.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Nghiên cứu, bổ sung nhằm nhận diện và xác định các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Phát huy có hiệu quả các nguồn lực để góp phần phát triển du lịch sinh thái nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của cộng đồng, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc Việt Nam.

8. Cơ sở tài liệu của luận án

Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau:

- Tài liệu thực địa liên quan đến đề tài được thu thập từ 2010 đến 2015.

- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc; Niên gián thống kê các tỉnh Đông Bắc năm 2015. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.

9. Cấu trúc của luận án

Luận án được trình bày 150 trang, gồm 10 bản đồ, 13 bảng, 12 hình, 125 tài liệu khảo và 10 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được kết cấu thành 4 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2. Các nguồn lực địa lý phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam

Chương 3. Đánh giá tổng hợp và đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam

Chương 4. Thí điểm đánh giá và định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Vườn quốc gia Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí