Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 8

khai quật hai điểm: một điểm 32m2 tầng văn hóa 1 mét, một điểm 20m2 tầng văn hóa 1 mét. Vào tháng 8 năm 2003 đã tìm thấy điểm 32m2 tầng văn hóa 1 mét thành kè cảng cổ có bản rộng 0,70m, chiều dài theo hướng Nam - Bắc, đá được xếp mộc thành khối chắc. Điểm 20m2 tầng văn hóa 1 mét, phát hiện một cống thoát nước cũng được xây bằng chất liệu vôi vữa bị phân hóa quện với đất, do vậy đoàn khai quật phải dùng bay xây bới từng tí nhỏ trong mạch vữa xây. Đặc biệt trong đợt khai quật này ngoài những hiện vật triều Lý, Trần, Lê và đầu thời Nguyễn, đoàn còn tìm thấy một số hiện vật thời Bắc thuộc (khoảng thế kỷ VII, VIII, IX). Qua hai cuộc khảo sát nói trên, chắc chắn là một hạ tầng kiến trúc thuộc thương cảng cổ Vân Đồn. "Từ trước tới nay ở Vân Đồn, cũng như ở tất cả các bến cảng có ở miền Trung chưa hề tìm được một dấu tích bờ kè, cầu cảng tương tự" (Theo Tiến sĩ Phạm Như Hồ [8]).

Các di tích lịch sử, văn hóa

Đền Vân Hải, đền Vân Sơn, thương cảng cổ Vân Đồn, Đình chùa miếu, nghè thờ Trần Khánh Dư, đền Cao Sơn, miếu Bà Hang, đền Cậu Bé Cửa Đông.

Tính trên xã đảo Quan Lạn trong diện tích 11km2 có tới gần 20 điểm gồm cả đền, chùa và miếu được phân bổ khắp từ cửa biển, cửa sông, vùng đồi, núi, lạch, doi cát và đặc biệt là khu vực đông dân cư sinh sống hiện nay.

Thương cảng cổ Vân Đồn:

Được thành lập vào năm 1149, dưới thời vua Lý Anh Tông. Đây được xem là một trung tâm thương mại có quy mô lớn, một khu vực có vị trí quân sự chiến lược gắn liền với quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng, phát triển đất nước của dân tộc ta trong lịch sử.

Thương cảng cổ Vân Đồn không phải là một bến cảng với những cầu tàu nối tiếp trên một vũng biển như hiện nay mà gồm nhiều bến thuyền phân bố trên chiều dài hàng chục km từ Nam lên Bắc:

- Bến Cái Làng: Nằm trên địa phận xã Quan Lạn. Suốt bờ vụng phía Đông, một khoảng dài tới 200m có rất nhiều mảnh đồ gốm các loại thuộc nhiều thời khác nhau. Người dân ở đây còn tìm thấy nhiều chồng bát đĩa còn nguyên vẹn và một số tiền đồng thời Đường (Khai nguyên thông bảo 712 - 756). Trên sườn núi còn nhiều dấu tích nền nhà và một nền đình cổ, một giếng cổ - giếng Hệu.

- Bến Cống Cái: Nằm ở bờ Tây đảo Vân Hải, nay thuộc xã Quan Lạn. Cửa vụng mở ra một con sông do đảo Vân Hải và núi Man chạy song song ngăn một dải nước tạo thành. Bến này cách bến Cái Làng khoảng 2km, nước sâu, kín gió thuận lợi cho thuyền bè neo đậu. Suốt bờ Bắc một dải dài hơn 100m là nơi tích tụ rất nhiều mảnh gốm các loại giống như ở Cái Làng.

- Bến Con Quy: Nay thuộc xã Minh Châu. Tại địa điểm này người ta cũng tìm thấy rất nhiều mảnh gốm như vò, hũ, các chồng bát đĩa còn nguyên vẹn và tiền đồng Trung Quốc từ thời Đường – Tống và tiền Việt các thời Lý, Trần, Lê mà nhiều hơn cả là tiền Tây Sơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Ngày nay, Thương cảng cổ Vân Đồn là một điểm đến của du khách bốn phương.

Đình Quan Lạn

Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 8

Đình là nơi thờ Thành hoàng làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Đình Quạn Lạn còn là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt nói chung và đối với cư dân Quan Lạn nói riêng.

Đình mang ba chức năng chính:

Đình Quan Lạn là nơi thờ thành hoàng làng, thờ các Đức khai sinh, khai cơ và một số vị có công xây dựng nên làng xã.

Thờ vua Lý Anh Tông đời vua thứ 6 của triều đại nhà Lý, một triều đại hưng thịnh nhất của Đại Việt xưa có công ra chỉ thành lập Trang Vân Đồn.

Đình cũng là nơi diễn ra các ngày đại sự trong năm: như việc thờ, cúng, tế lễ… đặc biệt là nơi diễn ra “Lễ sắc phong, rước thần” tại Lễ hội truyền thống Vân Đồn lịch sử diễn ra từ ngày 10-19/6 (âm lịch) hàng năm.

Chùa Quan Lạn

Nằm ngay bên trái đình Quan Lạn có tên chữ là Vân Quan tự. Tên Vân Quan đã thể hiện mối quan hệ giữa Thương cảng Vân Đồn và xã Quan Lạn ngày nay. Chùa gồm 3 gian về phía sau, ba gian hậu cung kết cấu kiến trúc dựa trên nguyên tắc kết cấu các vì kèo, xà dọc, xà ngang, cột sau, cột trước. Thành phần chịu lực là các hàng cột được trang trí kiến trúc chùa hết sức sơ giản, thưa thoáng với một số hoạ tiết tiêu biểu như: Hoa, lá, mây mưa được hiện thực với hình thức chạm nông là chính. Hệ thống tượng chùa bày đặt theo thứ tự tầng cao trên cùng tính từ hậu cung ra là bộ tượng Tam thế, tầng thứ hai tiếp theo là tượng Thích ca niêm hoa, hai bên trái phải có văn phù Bồ Tát và phổ hiền Bồ Tát, tầng thứ ba tiếp phía dưới là tượng Thích ca, tầng thứ tư là tượng Thích ca sơ sinh được tạc trong thế đứng một tay chỉ lên trời - một tay chỉ đất bao xung quanh ông là hình chín con rồng uốn lượn, tầng thứ năm lớp ngoài cùng là bát nhang lớn có 2 hình con Hạc chầu bên phải (quay vào hậu cung thờ Đức Ông - bên trái phải có đắp 2 tượng bán thân “ Ông thiện -Ông ác” trang trí ngoài gắn bằng các mảnh gốm.

Hiện nay Chùa Quan Lạn còn lưu giữ được 19 pho tượng cổ và pho tượng cụ Hậu người Quan Lạn. Cụ người làng Vân, lấy chồng không có con, đến tuổi già cụ bán ruộng đất và số tiền cụ có đưa vào tu sửa chùa, đúc chuông, tạc tượng. Nhân dân nhớ công ơn cụ đã tạc tượng cụ đưa vào chùa hương đăng. Chùa Quan Lạn là nơi tâm linh được nhân dân rất trọng vọng, tháng đôi tuần

mọi người ra đây nghe tiếng chuông chùa cầu phật bớt đi phần nào trong những giờ phút lao động nặng nhọc để ổn định tư tưởng.

Đền thờ ba vị tướng họ Phạm

Đền thờ 3 tướng họ phạm hiện nay hay còn được nhân dân Quan Lạn gọi là “Miếu Đức ông” gồm: Phạm Công Chính (là người anh cả), Phạm Thuần Dụng và Phạm Quý Công. Ba ông là người Vân Đồn và là ba vị tướng của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, có công đánh giặc phương Bắc.Trong trận thuỷ chiến với tướng giặc Trương Văn Hổ tại Phòng tuyến Vân Đồn dưới sự chỉ huy của Phó đô Tướng quân Trần Khánh Dư, 3 ông đã có nhiều công bảo vệ phòng tuyến Đông Bắc của Tổ Quốc. Đặc biệt, chiến công của 3 ông đánh đoàn thuyền vận tải với 100 chiến thuyền chở 70 vạn hộc lương và binh khí giới của quân Nguyên Mông trên dòng sông Mang lịch sử góp phần vào đại thắng chiến dịch Bạch Đằng dưới triều đại nhà Trần chấm dứt mưu đồ xâm lược nước ta của quân Nguyên Mông vào mùa xuân năm 1288.

Đền thờ Phạm Công Chính “Miếu Đức ông” được lập nên sau vài năm ông hy sinh, đền lợp bằng cỏ tranh, vách đất rát bằng lá. Mấy chục năm sau, các bô lão bên thôn Liễu Mai “Cái Làng” đón chân nhang rước vong sang thương cảng cổ Cái Làng thờ, từ đó gọi đền theo nền cũng tại thương cảng.

Đền là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh, thờ cúng thắp hương thỉnh cầu của cư dân và du khách thập phương để được sức khoẻ, bình an, gia đình hạnh phúc. Đặc biệt, đền gắn gó mật thiết trong Lễ hội truyền thống Vân Đồn lịch sử. Đền là nơi tập trung làm thủ tục tế lễ phong hai bên văn, võ, cũng như các hoạt động quan trọng khác của hai hàng giáp trước và sau khi xuống thu bơi thuyền.

Nghè thờ nhân huệ vương Trần Khánh Dư

Nghè là một công trình kiến trúc độc đáo có mối quan hệ chặt chẽ với trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương. Đối với cư dân trên

làng đảo Nghè còn là nơi diễn ra các hoạt động đại sự trong năm, đặc biệt là ngày rước sắc Đức thánh Trần Khánh Dư trong Lễ hội truyền thống Vân Đồn lịch sử. (ông cũng được gọi là Thành Hoàng làng)

Đây là một công trình kiến trúc, được bài trí sắp xếp bố cục độc đáo dựa trên kết cấu ngôi đền cũ tại khu Thương cảng cổ Vân Đồn. Đây là công trình được tôn thờ trọng vọng có mối quan hệ gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương trong các ngày đại sự diễn ra trong năm, đặc biệt là ngày rước sắc Đức thánh Trần Nghè và Đình Quan Lạn, đám rước Đức thánh Trần từ Nghè về Đình trong Lễ hội truyền thống Vân Đồn lịch sử

Miếu Cao Sơn

Được lập tại một gồ núi cộc ở xóm ruộng (nay là thôn Thái Hòa, xã Quan Lạn). Nghiên cứu dấu tích xung quanh ngôi miếu ngày nay, có thể đưa ra nhận định rằng, miếu có thể được lập nên từ khi cư dân ở thương cảng Cái Làng chuyển về, ban đầu miếu được dựng bằng gỗ, lợp cỏ tranh, hoặc cây giàng - một loại cây sẵn có ở các khu rừng, núi tại địa phương. Đây là nơi mà cuối năm, hoặc đầu năm mới, dân làng thường đến cầu bình an. Cũng là nơi ngư dân, trước mỗi chuyến ra khơi đều đến đây, thắp hương cầu cho chuyến đánh bắt được nhiều cá tôm, hải sản, kể cả người đi làm ăn buôn bán xa cũng ghé đến.

Đền thờ Vân Hải

Ngôi đền này thờ vọng Đức Thánh Trần (Trần Triều Hiển Thánh). Để nhớ ơn những người đã hy sinh trong cuộc thủy chiến trên sông Mang vào năm 1288.

Ngôi đền cổ làm bằng gỗ lợp mái tranh, sau mãi đến cuối đời hậu Lê, đầu đời Nguyễn mới được xây bằng gạch. Vào năm 1952, thực dân Pháp san lấp làm mặt bằng xây đồn bốt trên núi Con Quy, nên Đền thờ không còn nguyên vẹn. Đền bị phá hủy chỉ còn lại bức tường sau, cùng với thời gian,

bức tường đã bị đất đá vùi lấp. Mãi tới thập kỷ 60 (thế kỷ XX) nhân dân thôn Sơn Hào mới dựng lại đền, cột kèo bằng cây, mái lợp cỏ để tháng đôi tuần hương đăng.

Vào năm 1980, xí nghiệp Cát Vân Hải (nay là Công ty Cát Vân Hải) đã tôn tạo xây lại ngôi đền. Đền được xây dựng trên nền cũ, phần trước được nới rộng ra, bức tường sau được dựng theo nguyên bản, bốn chữ Trần Triều Hiển Thánh được tô đậm lại, phần ngoài mặt tiền làm hai câu đối mới khắc nổi.

Miếu Bà Hang

Từ xa xưa đến nay, dân trong vùng rất tôn thờ, nhất là các ngư dân làm nghề chài lưới, hoặc ra khơi đánh cá. Trước khi ra khơi đều đến đây làm nghi lễ cúng bái, cầu xin cho chuyến đi an toàn được nhiều tôm cá. Đối với người đi biển, khi đi xin âm dương đã được bà cho phép thì họ yên tâm đậu neo trên biển mà làm ăn và trong thâm tâm họ lúc nào cũng nghĩ một điều, đã có bà và các hương hồn trôi dạt trên biển phù hộ, che chở.

2.3.2.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể:

Quan Lạn là nơi dân cư sinh sống từ lâu đời, qua quá trình sinh sống ở đây họ đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hoá mang tính địa phương như: đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản, sử dụng tài nguyên rừng, phong tục tập quán ăn sóng, nói gió. Cùng với sự chịu thương, chịu khó lao động, phẩm chất chất phác của cư dân biển đã hình thành và bảo tồn tới ngày nay. Ở Quan Lan hiện nay, một số lễ hội và các hình thức nghệ thuật biểu diễn truyền thống như Hội đình Quan Lạn với các trò chơi dân gian mang văn hoá biển như tế thần biển, đua thuyền và hò biển vẫn được tổ chức hàng năm.

Lễ hội Đình Quan Lạn:

Nguồn gốc: Lễ hội đình Quan Lạn (Còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn), là hội làng của người dân xã đảo Quan Lạn. Lễ hội được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm, nhưng hội kéo dài từ ngày 10 đến hết ngày 20

tháng 6. Lễ hội đình Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 (trên sông Mang) và chiến công của Trần Khánh Dư (danh tướng của nhà Trần), vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển đảo.

Địa điểm: hội được tổ chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn.

Các nghi lễ: Theo tục lệ ngày 10 tháng 6 “khoá làng” (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và khách thập phương lại có thể về làng dự hội. Hội đình Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng chia làm 2 phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị đua thuyền. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng tải năm, sáu tấn, rộng và sâu lòng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền. Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè về đình. Dưới bến đôi thuyền đua tập luyện tạo một không khí tưng bừng náo nhiệt. Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này nước triều lên tới sát bến của đình) hai bên bắt đầu xuất phát. Lính bên Văn áo trắng quần xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên Võ quần áo xám hoặc đen. Tiếng chiêng trống, tiếng hô vang, cờ bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi 2 đàn giáp nhau ở sân đình, quân lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một vùng. Hai tướng múa những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau 3 lần, tượng trưng cho 3 lần đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần thứ 3 hai đoàn quân tập hợp trước miếu, 2 vị tướng vào tế, khi quay trở ra thì cuộc đua thuyền mới chính thức bắt đầu. Lễ hội đình Quan Lạn mạng dấu ấn của một hội làng truyền thống nhưng đặc biệt hoành tráng thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước của những người dân vùng biển.

Lễ Cầu Gió:

-Nguồn gốc: Lễ Cầu gió bắt nguồn từ một câu chuyện buồn của một vị quan lớn trong triều đình thời xa xưa. Vị quan này sau những tháng năm sống

trong cảnh tranh giành, đấu đá để giành quyền lực, không đạt được mục đích phải mang đồ thờ cúng tổ tiên chạy tới một đảo vắng với một vài tùy tùng trung thành để tạm lánh một thời gian. Ngài chọn mùa gió Tây Nam thổi, xuống thuyền, giương buồm nhằm hướng Đông thẳng tiến, để lại nỗi nhớ thương cho bao người ở lại. Không biết câu chuyện thực hư ra sao mà lại có cái tên Quan Lạn, nhiều người trong đất liền ra đảo không khỏi băn khoăn cái tên này và họ cho rằng đảo này trước đây có ông quan "chạy nạn" nên mới đặt tên là Quan Lạn. Cũng xuất phát từ câu chuyện nửa thực, nửa hư đó mà ở làng Quan Lạn có tục lệ cúng tế cầu gió vào trung tuần tháng ba hằng năm.

Địa điểm: Lễ Cầu gió được tổ chức tại bến nước trước cửa đình làng, hàng năm tại Quan Lạn vào trung tuần tháng 3 âm lịch.

Các nghi lễ: Lễ Cầu gió diễn ra từ tối đến sáng, ngoài các bô lão đại diện cho các giáp vào tế thần, như giáp Đông, giáp Nam, giáp Đoài, giáp Bắc, còn đồ cúng cầu gió gồm một mâm xôi gà, một thủ lợn kèm bốn chân, (dọ đàn) đuôi lợn, một mâm hương vàng, một mâm hoa quả, một thúng gạo từ 5kg đến 10kg, 3kg đến 5kg muối, hai thuyền làm bằng cây nứa dán giấy ngũ sắc, thuyền có chiều dài 2 mét, rộng 0,5 mét, mỗi thuyền làm thêm một thuyền nhỏ gọi là "xuồng" trang bị buồm cánh dơi, hai bên mạn thuyền dán nhiều hình nhân bằng giấy, mỗi hình nhân được gắn một mái chèo.

-Ngoài ra, hàng năm trên đảo Quan Lạn người dân còn tổ chức một số lễ hội khác như: Lễ Cầu Bình vào tháng giêng (6 -1 âm lịch), Hội Chùa vào hè ( 14 - 4 âm lịch), Hội Chùa ra hè (15-7 âm lịch), Cầu an (kháp ấn, 25-12 âm lịch).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023