- Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía Tây Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông Nam Thừa Thiên Huế. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đây là địa bàn được đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giới và nhiều khu rừng nguyên sinh có giá trị phía tây của Tây Nguyên, một phần bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnh Khánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khộp ở Yok đôn, đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup - Núi Bà; hệ sinh thái san hô Nha Trang.
- Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây nguyên cực Nam Trung Bộ xuống đồng bằng Nam Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng - Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình Châu-Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Biển Lạc - Núi Ông (Bình Thuận).
- Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnh dọc sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùng này sẽ tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm Chim Đồng Tháp, Cù lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.
Thực trạng phát triển DLST ở Việt Nam
Tình hình khách du lịch tham gia vào DLST
Số lượng khách DLST ở Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Nếu coi du khách đến các điểm du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách DLST thì con số này ước tính chiếm khoảng 30% tổng lượng khách quốc tế và gần 50% lượng khách du lịch nội địa.
Số liệu thống kê về lượng khách du lịch được thực hiện ở một số vườn quốc gia như: Cát Bà, Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã và các khu bảo tồn thiên
nhiên cho thấy xu hướng này. Riêng năm 2016 tổng lượng khách tới các điểm này khoảng 1.840.000 lượt người.
Khách nội địa đi du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là DLST, bởi thời gian cho các chuyến DLST của khách nội địa thường ngắn ngày. Mức chi tiêu của du khách ít. Khách DLST nội địa có thời gian lưu trú trung bình từ 1 đến 3 ngày. Tại các VQG, khách sử dụng các cơ sở lưu trú trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 60.000 đ đến 150.000 đ. Do vậy, nếu như ở các nước phát triển, khách DLST là loại khách du lịch chi trả nhiều cho các chuyến đi của mình, thì khách du lịch ở nước ta chi trả các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, hay các khu nghỉ mát nhiều hơn so với DLST. Nguyên nhân là do, khách du lịch nội địa chưa có ý thức cao về giữ gìn môi trường, nên sự đóng góp còn hạn chế.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích ban đầu từ DLST hầu như chưa có. Song các kết quả điều tra cho thấy khuynh hướng tham gia vào các hoạt động DLST của khách quốc tế rất cao. Khách DLST quốc tế có khả năng chi trả cao hơn rất nhiều so với khách du lịch nội địa. Khách quốc tế tham gia hoạt động DLST ở Việt Nam có khả năng chi trả 500 – 2.000 USD cho một chuyến đi du lịch. Thời gian lưu trú trung bình của họ từ 17 tới 25 ngày và có nhu cầu kết hợp nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Các Điều Kiện Hình Thành Hệ Thống Dlst
- Phương Pháp Bản Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lí
- Diện Tích, Chiều Sâu, Dung Tích, Độ Khoáng Hóa Của Các Hồ Nước Trên Đảo Quan Lạn
- Số Lượng Các Cở Sở Giáo Dục Trên Địa Bàn Đảo Quan Lạn
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Những thành công trong phát triển DLST
Trong số 31 vườn quốc gia trên cả nước thì Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên đã tổ chức hoạt động du lịch sinh thái khá tốt. Cụ thể 3 vườn này đã xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái, một số tuyến đường mòn thiên nhiên, một số hướng dẫn viên là kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch sinh thái. Các vườn còn lại cũng tổ chức hoạt động thăm quan du lịch nhưng chưa có bài bản và định hướng rõ ràng.
Để hạn chế gây tình trạng ách tắc giao thông và làm giảm đáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường, nhiều địa phương đã cho triển khai sử
dụng các phương tiện thân thiên với môi trường để đưa đón du lịch tại các điểm, cũng như trong quá trình tham quan du lịch, ví dụ như việc sử dụng xe điện tại các đảo Quan Lạn, Cô tô, khu du lịch tâm linh Ninh Bình; sử dụng thuyền gỗ thay vì thuyền máy tại danh thắng Tràng An, Vân Long…
Những khó khăn, thách thức
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ.
Theo ước tính ở Việt Nam có hơn 12.000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2.470 loài cá và hơn 5.500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá. Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm [22]. Một nguyên nhân to lớn là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng.
Đối với các di sản vật thể, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu nổi bật thì sự bùng nổ số lượng khách thăm quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di sản này. Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những sự huỷ hoại đối với các di sản.
Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xả rác bừa bãi…
1.3. Cở sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái
1.3.1. Quan điểm về du lịch sinh thái
Sinh thái tự nhiên (nature ecology) và sinh thái nhân văn (human ecology)
được xem như là điều kiện quan trọng nhất để phát triển DLST. Các yếu tố này, chính là các “tài nguyên DLST” [11].Như vậy, có thể cho rằng điều kiện tự nhiên chính là tài nguyên DLST đóng vai trò chủ đạo. Yếu tố về sinh thái nhân văn trong tài nguyên DLST là một bộ phận có vai trò gắn kết các đặc điểm/điều kiện được khai thác để phục vụ phát triển DLST.
1.3.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng trong tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác và sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST nói riêng, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung mới được xem là tài nguyên DLST. Tài nguyên DLST bao gồm các tài nguyên đang khai thác và các tài nguyên chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn đang tiềm ẩn;
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của DLST;
- Trình độ quản lý đối với việc khai thác các tài nguyên DLST, đặc biệt là ở những nới có các hệ sinh thái nhạy cảm;
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên. Tài nguyên DLST rất đa dạng tuy nhiên, một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác để phát triển các sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu của du khách bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm (như các VQG, khu dự trữ sinh quyển…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn quả, trang trại, làng hoa, cây cảnh, nhà vườn…)
Có ý kiến cho rằng, đa dạng sinh học còn bao gồm cả đa dạng văn hóa, là sự thể hiện của con người, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng thuộc hệ sinh thái.
Theo toàn thư quốc tế về phát triển văn hóa của UNESCO “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt”.
Văn hóa bản địa là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên với con người trong một không gian sinh thái tự nhiên cụ thể như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng… Văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa – một cấu thành quan trọng của đa dạng sinh học, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một cộng đồng, một quốc gia. Bản sắc dân tộc của văn hoá là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh của mỗi nền văn hoá. Đối với Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tập trung ở lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái,
khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…
1.3.3. Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái chính
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú mà tiêu biểu là một số loại sau:
a. Tài nguyên DLST tự nhiên
- Địa hình:
Đối với du lịch, địa hình còn tạo nên phong cảnh… Địa hình miền núi có không khí trong lành, có nhiều đối tượng hoạt động du lịch như suối, thác, hang động, sinh vật và các dân tộc ít người. Ở nước ta gồm các dạng và kiểu địa hình sau:
Các vùng núi có phong cảnh đẹp: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì….
Các hang động: Phong Nha, Hương Tích, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), các hang động của Vịnh Hạ Long…
Các di tích tự nhiên như: núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái, hòn Đá Chông, giếng Giải Oan, hồ Ba Bể, hồ Tơ Nưng…
- Khí hậu:
+ Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người. Khí hậu là sự thay đổi thao chu kỳ của thời tiết. Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng hợp các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. Ảnh hưởng của khí hậu đối với du lịch được thể hiện: người sống ở nơi khi hậu khắc nghiệt thường thích đi du lịch ở nơi có khí hậu thích hợp hơn; các nước phương bắc thường thích đi du
lịch xuống phương nam; khách ở các đới xứ nóng muốn đi nghỉ biển hoặc ở nơi núi cao.
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, giải trí. Các loại hình du lịch thể thao vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồn… rất cần có các điều kiện khí hậu thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù.
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch: mùa du lịch cả năm đối với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng; mùa du lịch vào mùa đông như du lịch trượt tuyết trên núi, du lịch tham quan các tài nguyên du lịch nhân văn; mùa du lịch vào mùa hè như du lịch leo núi, du lịch tắm biển và các loại hình du lịch ngoài trời.
Tóm lại, tài nguyên khí hậu tác động lớn đến sức khoẻ con người, đến loại hình du lịch phục vụ chữa bệnh an dưỡng và việc triển khai các loại hình du lịch.
- Thuỷ văn:
+ Các bãi biển hoặc bãi ven hồ sử dụng để tắm mát, dạo chơi, hoạt động thể thao như bơi lội, du thuyền, lướt ván.
+ Là mặt thoáng tạo nên phong cảnh đẹp yên bình
+Các dòng song lớn cùng với núi non, rừng cây, mây trời, ánh nắng, công trình kiến trúc soi bóng nước là những phong cảnh hữu tình
+ Các điểm nước khoáng, suối nước nóng phục vụ loại hình du lịch tắm nước nóng, đắp bùn,chữa bệnh. Công dụng: chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa: mỏ Quang Hanh (thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng).
- Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình và đa dạng sinh học
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang
dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn.
+ Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.
+ Hệ sinh thái đất ngập nước : đất ngập nước Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm đất ngập nước: nội địa và ven biển. Trong đó một số kiểu có tính ĐDSH cao: rừng ngập mặn ven biển; đầm lầy than bùn, đầm phá; rạn san hô, cỏ biển; vùng biển quanh các đảo ven bờ.
+ Hệ sinh thái biển: Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú.
b. Văn hóa bản địa
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của một đất nước với 54 dân tộc, từ lâu đã hình thành những địa vực cư trú truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác với các vùng sinh thái khác nhau trải qua các quá trình: thích nghi – tồn tại – phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa đặc trưng. Các giá trị văn hóa bản địa này thể hiện rõ đặc trưng sinh thái nơi cộng đồng cư trú. Việc đưa các giá trị văn hóa bản địa vào các chương trình DLST ở từng vùng không lẫn với du lịch văn hóa, càng không thể tách rời với DLST. Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên DLST bao gồm: