Hình 2. 4: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Đảo Quan Lạn
Tiểu kết chương 2:
Từ việc phân tích về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hôi, tài nguyên nhân văn tại đảo Quan Lạn cho thấy răng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Quan Lạn rất đa dạng và phong phú. Quan Lạn có rất nhiều bãi biển, cồn cát đẹp, cánh rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao; khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành, phong cảnh đẹp; bên cạnh đó Quan Lạn còn có nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý, một số di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia; Quan Lạn có nhiều lễ hội trong năm mô tả cuộc sống dân dã của người miền biển, nghề truyền thống yêu nước bảo vệ tổ quốc của cộng đống dân địa phương, đây thực sự là những tài nguyên du lịch kỳ thú có sức hấp dẫn, thu hút du khách mà không phải địa phương nào
cũng có được. Từ đó, luận văn đã xây dựng hai bản đồ thể hiện sự phân bố của các dạng tài nguyên này trên địa bàn đảo Quan Lạn, cụ thể là bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên và bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn. Qua hai bản đồ này, ta thấy có sự phân hóa các dạng tài nguyên trên đảo: tài nguyên tự nhiên phân bố tập trung hơn tại khu vực xã Minh Châu và phân bố rải rác tại xã Quan Lạn; các dạng tài nguyên nhân văn như đình, chùa, miếu, các lễ hội chủ yếu phân bố tại khu vực xã Quan Lạn.
Về hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch: Mạng lưới giao thông trên đảo chưa thực sự phát triển, đường đi từ đất liền điểm du lịch còn nhiều khó khăn, không thể di chuyển trong mùa mưa bão. Mạng lưới đường liên xã chủ yếu là đường đất nhỏ, chưa có bảng ghi chú chỉ dẫn cho khách du lịch. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò của hoạt động du lịch đối với lợi ích của cộng đồng và địa phương chưa đúng mức, vẫn còn tình trạng chèo kéo khách, nạn “cò mồi”, ăn chặn, ép giá… làm cho du khách chưa thật sự hài lòng.
Trong tương lai, tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) rất cần được đánh giá, hoạt động du lịch nói chung cũng như du lịch sinh thái nói riêng rất cần được tổ chức hợp lý hơn, khắc phục những ngược điểm trên thì Quan Lạn sẽ là một điểm hình du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút khách du lịch hơn, và mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ĐẢO QUAN LẠN
3.1. Phân tích hiện trạng du lịch đảo Quan Lạn
3.1.1. Sản phẩm du lịch
Các sản phẩm du lịch chủ yếu đang được khai thác hiện nay là du lịch văn hóa và du lịch nghỉ dưỡng biển. Với lợi thế về các khu vực tự nhiên còn hoang sơ, thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động DLST, tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và kiến thức về tài nguyên, môi trường biển đảo. Ngoài ra, các hình thức du lịch văn hóa cũng rất phát triển. Du khách đến Quan Lạn vào dịp tháng 6 sẽ được tham gia lễ hội truyền thống của người dân nơi đây.
Tour du lịch của Ban du lịch sinh thái cộng đồng:
- Trong khuôn khổ hợp tác dự án tăng trưởng xanh giữa tỉnh Quảng Ninh và tổ chức JICA của Nhật Bản, Quan Lạn được lựa chọn là địa bàn thì điểm thực hiện các hoạt động thúc đẩy DLST. Dự án đã thành lập ban Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) tại Quan Lạn và xây dựng được 2 tour du lịch hành trình khám phá:
- Tour lịch sử văn hóa hào hùng đảo Quan Lạn: trong thời gian một ngày, du khách được thăm quan và nghe thuyết minh về các địa điểm đình làng, chùa Linh Quang Tự, cảng Con Quy, và trải nghiệm chèo thuyền Rồng trên sông Mang.
- Tour trải nghiệm một ngày làm ngư dân: lịch trình từ điểm xuất phát đến nhà ngư dân, bãi triều, trải nghiệm đánh cá, đến xưởng chế biến và thưởng thức món ăn truyền thống.
Tuy nhiên Hiện nay, các tour du lịch này vẫn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được nhiều du khách biết đến, đặc biêt là du khách nước ngoài.
Bên cạnh các tour du lịch này, dự án cũng đã xây dựng được bản đồ du lịch Quan Lạn, phục vụ nhu cầu cho việc tham quan, khám phá tự túc của du khách đến địa phương.
Hình 3. 1: Bản đồ du lịch Quan Lạn (Nguồn: Jica) Các tour du lịch khác:
Hiện nay một số công ty lữ hành tổ chức cho khách đến tham quan đảo Quan Lạn, trong đó chủ yếu là các công ty lữ hành có văn phòng ở Hà Nội. Ngoài ra cũng có một số công ty lữ hành ở Quảng Ninh như Công ty du lịch Quang Ninh, Công ty du lịch Lạc Việt…Những tour du lịch được thiết kế từ
các công ty khác nhau nhưng đều có lịch trình gần giống nhau, đơn điệu, chưa thực sự mang dấu ấn riêng và tính chuyên nghiệp.
Bảng 3.1: một số tour du lịch đang được các công ty du lịch chào bán đến Quan Lạn
Tên công ty | Lịch trình | |
1 | Công ty Pystravel | Hà Nội – Quan Lạn – Hà Nội (2 ngày 1 đêm) |
2 | Công ty Tourdulichvietnam | Hà Nội – Quan Lạn – Minh Châu – Vân Đồn – Hà Nội (3 ngày 2 đêm) |
3 | Công ty Viettravel | Hà Nội – vịnh Hạ Long – đảo Quan Lạn – vịnh Bái Tử Long – Vân Đồn – Hà Nội (5 ngày 4 đêm) |
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích, Chiều Sâu, Dung Tích, Độ Khoáng Hóa Của Các Hồ Nước Trên Đảo Quan Lạn
- Số Lượng Các Cở Sở Giáo Dục Trên Địa Bàn Đảo Quan Lạn
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 8
- Xác Định Các Cấp Đánh Giá Và Thang Điểm Đánh Giá
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 11
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
3.1.2. Lao động trong lĩnh vực du lịch
Đây là lĩnh vực còn nhiều hạn chế nhất đối với du lịch Quan Lạn hiện nay. Số lượng lao động trong ngành du lịch đã qua đào tạo nghiệp vụ còn rất ít, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch là người địa phương chưa được quan tâm, số hướng dẫn viên có kiến thức về DLST hầu như không có. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng chưa có một quy chế hoạt động cho đội ngũ hướng dẫn viên tự do. Vì vậy gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng như làm ảnh hưởng đến du khách.
Qua khảo sát thực tế đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác quản lý về lĩnh vực du lịch nói chung và DLST nói riêng thì công tác đào tạo về nghiệp vụ du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch tại Quan Lạn có được từ hai nguồn: lao động hoạt động về du lịch được đào tạo chuyên môn du lịch và lao động từ các lĩnh vực hoạt động khác chuyển sang. Nhóm được đào tạo nghiệp vụ du lịch: trình độ sơ cấp: 26% tổng số lao động ngành du lịch, trung cấp: 25%, đại học và cao đẳng: 4%;
Nhóm từ các lĩnh vực khác chuyển sang hoạt động du lịch thì sơ cấp: 16% tổng số lao động ngành du lịch, trung cấp: 17%, đại học và cao đẳng: 12%. Điều này chứng tỏ trình độ của khối kinh doanh du lịch tại Quan Lạn chưa thể phù hợp với những đòi hỏi, yêu cầu của ngành du lịch hiện nay.
Trình độ lao động
12
26
17
16
25
4
sơ cấp
trung cấp
đại học và cao đẳng
sơ cấp
trung cấp
đại học và cao đẳng
Du lịch
Nghành khác
Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ trình độ lao động trong lĩnh vực du lịch tại Quan Lạn
Quan Lạn là địa phương có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và DLST nói riêng, nhưng với trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp (đạt trình độ đại học và cao đẳng đang tham gia hoạt động du lịch tính cả lao động được đào tạo chuyên môn du lịch và chuyên môn khác chỉ được 16%) như thế sẽ không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi hiện nay của ngành du lịch. Địa phương cần có kế hoạch đầu tư cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, đào tạo hướng dẫn viên du lịch để nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm du lịch, đáp yêu cầu phát triển của du lịch Quan Lạn trong tương lại.
3.1.3. Thị trường và doanh thu về du lịch
Cho đến nay thị trường khách du lịch trong nước vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu du khách đến với Quan Lạn. Khách du lịch nội địa đến đây chủ yếu là khách trong tỉnh, khách Hà Nội và một số tỉnh lân cận phía Bắc. Một số ít đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. So với một vài địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái, hàng năm
Quan Lạn đón một lượng du khách quốc tế khá khiêm tốn. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế đến đảo Quan Lạn tương đối đa dạng bao gồm cả các du khách mang quốc tịch châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, châu Mỹ… Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Vân Đồn năm 2018 tổng số lượng khách du lịch đến đảo Quan Lạn đạt 2.300 lượt trong đó khách du lịch quốc tế là 800 lượt. Công tác thu, chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, Quý I thu ngân sách nhà nước được: 317.040.000 đồng, bằng 27,4% kế hoạch huyện giao. Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Quan Lạn được trình bày qua bảng sau:
Bảng 3. 2: Số lượng khách du lịch đến Quan Lạn (2016-1018)
Tổng số khách du lịch | Khách nội địa | Khách quốc tế | ||||
Số lượng | % tăng so với năm trước | Số lượng | % tăng so với năm trước | Số lượng | % tăng so với năm trước | |
2016 | 2560 | - | 1960 | - | 700 | - |
2017 | 2848 | 11.2 | 2316 | 11.2 | 712 | 1.7 |
2018 | 3200 | 12.3 | 2400 | 3.6 | 800 | 12.3 |
Nguồn: phòng kinh tế huyện Vân Đồn
Thống kê (bảng 3.2) cho thấy số lượng khách du lịch tăng ổn định qua 3 năm và lượng khách du lịch đến đây chủ yếu là khách nôi địa. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tăng, tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn so với lượng khách du lịch quốc tế đến với tỉnh Quảng Ninh.
Số ngày lưu trú của khách quốc tế ở Quan Lạn trung bình từ 1,5-2 ngày. Đối với khách du lịch nội địa thời gian lưu trú còn thấp hơn, từ 1-1,5 ngày. Thời gian lưu trú cho thấy rõ chất lượng phục vụ du lịch chưa thật tốt; thời gian lưu trú ngắn cũng có nghĩa là dịch vụ, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, tuyến điểm tham quan ít, không có điểm mới, cho nên không kéo dài được thời gian lưu trú.
3.2. Đánh giá điều kiện địa lý và mức độ thuận lợi của tài nguyên cho DLST đảo Quan Lạn
3.2.1. Sử dụng phương pháp đánh giá tài nguyên cho phát triển DLST
3.2.1.1. Lựa chọn đối tượng đánh giá
Thông thường, đối tượng đánh giá trong đánh giá tổng hợp cơ sở địa lí là các thể tổng hợp địa lí ở các cấp khác nhau. Tùy theo mục đích, quy mô và yêu cầu đánh giá mà đối tượng đánh giá có thể là các cảnh quan địa lí, các nhóm dạng và dạng địa lí… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn xác định đối tượng đánh giá và so sánh là hai xã Quan Lạn và Minh Châu.
3.2.1.2. Xây dựng thang đánh giá
Thang đánh giá là việc cụ thể hóa các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá, là thước đo đo để đánh giá một cách khách quan các đối tượng DLST theo chuẩn mực chung. Theo Nguyễn Cao Huần [Nguyễn Cao Huần, 2008] thang đánh giá gồm các nội dung quan trọng: (1) Chọn các tiêu chí đánh giá, (2) Xác định các cấp đánh giá và thang điểm đánh giá, (3) Xác định hệ số của các tiêu chí.
3.2.1.3. Chọn các tiêu chí đánh giá
Để phục vụ mục đích phát triển DLST tại 2 xã trên đảo Quan Lạn có các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá là: Độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng.
a. Độ hấp dẫn
Đối với DLST, độ hấp dẫn của điểm du lịch được xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hóa bản địa gắn với cảnh quan cụ thể. Hai xã đảo Quan Lạn và Minh Châu có độ hấp dẫn và những nét nổi trội khác nhau nhau: Minh Châu có nhiều cảnh quan đẹp như bãi tắm, rừng trâm,…Quan lạn nổi trội hơn về du lịch nhân văn với đình, chùa, miếu và các lễ hội văn hóa phản ánh đời sống