- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống cộng đồng;
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống gắn vơi tự nhiên. Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của một dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Do vậy, lệ hội có tính chất cao đối với du khách Việt Nam;
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực;
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên gắn với đời sống cộng đồng tại địa bàn cư trú thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động và những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người;
- Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng[11].
1.4. Cơ sở tài liệu
Để nghiên cứu, đánh giá thực trạng DLST tại khu vực nghiên cứu và có thể đề xuất được giải pháp, luận văn sử dụng 2 nguồn tài liệu chính phục vụ nghiên cứu là: i. Thu thập, tổng hợp tài liệu từ các kết quả nghiên cứu của các đề tài dự án đã được thực hiện ở địa phương – đảo Quan Lan trong thời gian qua; ii. Điều tra, khảo sát thực địa ở Quan Lạn của bản thân học viện, tiếp xúc cộng đồng dân cư, những người làm công tác quản lý du lịch địa phương, hướng dẫn viên du lịch...
Tài liệu thu thập
Học viên thu thập và tổng hợp các kết quả và phương pháp nghiên cứu từ rất nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như: các bài báo khoa học, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp về hiện trạng khai thác du
lịch, hiện trạng môi trường, hiện trạng DLST như: điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, các văn bản, số liệu liên quan đến việc xây dựng, phát triển DLST,…
Tài liệu điều tra, khảo sát
Khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu để có những đánh giá khách quan và chính xác về hiệu quả của DLST tại địa phương.
1.5. phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, tài liệu
Phương pháp này cho phép học viên kế thừa, tích lũy các kết quả điều tra, nghiên cứu trong quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như thường xuyên trong suốt đề tài, bao gồm hai giai đoạn thu thập và xử lí tài liệu. Nguồn tài liệu sử dụng bao gồm các dạng: số liệu thống kê từ các cơ quan ban ngành liên quan, số liệu thống kê của huyện; kết quả nghiên cứu của các đề tài Nhà nước, đề tài cấp tỉnh, các dự án phát triển du lịch của Quảng Ninh nói chung và của đảo Quan Lạn nói riêng; một số luận văn, luận án, một số trang tạp trí, báo điện tử.
1.5.2. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp mà học viên sẽ có cái nhìn trực quan, xác thực và toàn diện về vấn đề để từ đó tránh đưa ra các kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đồng thời, qua phương pháp thực địa thì học viên con có cơ hội so sánh, kiểm tra được độ chính xác của các tài liệu thu thập từ sách vở, tài liệu. Quá trình thực hiện đề tài học viên đã tiến hành 2 đợt thực địa đến đảo Quan Lạn (đợt 1 từ 22 đến 24 tháng 7 năm 2018; đợt 2 từ 15 đến 18 tháng 8 năm 2019) để trực tiếp thu thập thông tin về tự nhiên, tài nguyên du lịch, số liệu KT-XH của các xã đảo, tiếp thu kiến thức, thực tế hoạt động du lịch ở đảo (không có trên sách vở) từ người dân bản địa, các cán bộ phụ trách quản lý hoạt động du lịch trên đảo, các ban ngành liên quan.
1.5.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí
Được sử dụng để xác định những đặc điểm của những hợp phần tự nhiên cùng những quy luật quan hệ tương tác giữa các hợp phần tham gia vào thành tạo và phân hóa lãnh thổ thành các đơn vị phân hóa trong từng lãnh thổ của các khu vực. Đề tài đã tiến hành xây dựng mới các bản đồ tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Các bản đồ này được xây dựng trên cơ sở sử dụng hệ thống thông tin địa lí GIS. Cùng với đó là các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Trong đề tài đã vận dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để phân tích tiềm năng tự nhiên và nhân văn của đảo Quan Lạn, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu, đánh giá và lựa chọn loại hình phát triển DLST cho phù hợp.
1.5.4. Phương pháp đánh giá tài nguyên
Để xác định, đánh giá và so sánh nguồn tài nguyên cho phát triển DLST (du lịch sinh thái tự nhiên và du lịch sinh thái nhân văn) học viên đã vận dụng phương pháp đánh giá kỹ thuật các đơn vị địa lý tự nhiên [ Nguyễn Cao Huần, 2008]– trong trường hợp của luận văn chính là hai xã đảo Quan Lạn và Minh Châu. Trong phương pháp này học viên đã sử dụng thang điểm có trọng số đánh giá riêng đối với từng loại tài nguyên du lịch và đánh giá chung – đánh giá tổng hợp đối với từng xã đảo;
1.5.5. Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu là sự đánh giá các đặc điểm bên trong, tự đánh giá khả năng của nội bộ trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh hay điểm yếu. Phân tích cơ hội, thách thức là các yếu tố bên ngoài nội bộ chi phối đến việc đạt được mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội hay thách thức. Trong quá trình xây dựng chiến lược quản lý, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản để có cái nhìn tổng thể không chỉ về tiềm năng du lịch mà còn về những yếu tố luôn
ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của việc khai thác du lịch và quản lý hiệu quả.
Bảng 1. 1: cấu trúc phân tích SWOT
Tích cực/có lợi | Tiêu cực/gây hại | |
Tác nhân bên trong (hiện trạng, yếu tố phát sinh từ nội bộ) | Điểm mạnh(S) Cần phải duy trì sử dụng chúng làm nền tảng và đòn bẩy | Điểm yếu(W) Cần được khắc phục, thay thế hoặc chấm dứt |
Tác nhân bên ngoài (hiện trạng, yếu tố phát sinh từ môi trường xung quanh) | Cơ hội(O) Cần được tận dụng ưu tiên, nắm bắt kịp thời, xây dựng và phát triển trên những cơ hội này | Thách thức(T) Cần đưa những thách thức vào kế hoạch nhằm đề ra các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Các Điều Kiện Hình Thành Hệ Thống Dlst
- Cở Sở Địa Lý Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Diện Tích, Chiều Sâu, Dung Tích, Độ Khoáng Hóa Của Các Hồ Nước Trên Đảo Quan Lạn
- Số Lượng Các Cở Sở Giáo Dục Trên Địa Bàn Đảo Quan Lạn
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 8
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Trên cơ sở các nguồn thông tin, tài liệu đã thu thập và đánh giá, luận văn áp dụng phân tích SWOT nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho sự phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu là đảo Quan Lạn với mục tiêu là: Khai thác du lịch hiệu quả hơn theo hướng DLST và bảo vệ môi trường.
Tiểu kết chương 1:
DLST là khái niệm mới nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam, DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường , có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Có nhiều phương pháp để đánh giá điều kiện phát triển DLST những trong khuôn khổ của luận văn, học viên dã sử dụng phương pháp đánh giá kỹ thuật hai đơn vị địa lý tự nhiên là hai xã Quan Lạn và xã Minh Châu với việc xác định 6 tiêu chí đánh giá, 4 cấp cho mỗi tiêu chí, điểm cụ thể cho mỗi cấp và hệ số cho các tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá các khu vực DLST.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐẢO QUAN LẠN
2.1. Vị trí địa lý
Đảo Quan Lạn là một đảo thuộc chuỗi đảo vành ngoài vịnh Bái Tử Long, có dạng hẹp kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tới hàng chục km. Quan Lạn nằm trong tọa độ từ 20o40’ đến 20o12’ độ vĩ bắc và 107o27’ đến 107o33’độ kinh đông.
Phía bắc giáp đảo Ba Mùn
Phía đông giáp đảo Trà Bản
Phía nam giáp đảo Phượng Hoàng.
Đảo có tổng diện tích tự nhiên tương đối lớn là 24.142km2, với 2 xã thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đó là xã Quan Lạn và xã Minh Châu.
Đảo Quan Lạn được nối với đảo Cái Bầu thông qua cảng Cái Rồng, và kết nối trực tiếp với thành phố Hạ Long – trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, thông qua tầu cao tốc. Thuận lợi cho các hoạt động du lịch, vận chuyển du khách ra đảo thăm quan, nghỉ dưỡng.
Quan Lạn nằm sát cạnh phía Đông đảo khá lớn Trà Bản (76,46km2) với khoảng cách nơi gần nhất qua sông Mang khoảng 600m, nên còn có thể liên kết chặt chẽ với đảo này (có thể thông qua cầu nối đảo) để cùng phát triển DLST.
Quan Lạn có vị trí tiếp giáp trực tiếp với vùng biển thoáng rộng suốt dọc 19 km sườn phía Đông của đảo, nơi thường có sóng lớn, với không khí trong lành, là điều kiện rất thuận lợi cho xây dựng nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng , cùng với các loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm. Bên cạnh đó Đảo Quan Lạn trong một giai đoạn dài của lịch sử nhiều thế kỷ (Lý - Trần - Lê) đã là một thành phần quan trọng của thương cảng Vân Đồn; nay đã 865 tuổi chính nhờ vị trí địa lý cũng như vai trò che chắn sóng gió của nó cho vùng
biển Quan Lạn và Sông Mang bên trong. Và nhờ ưu thế đó đã có thể tạo lập được các bến cảng kín gió cũng như các kho bãi trên một loạt các đảo trong vùng, trong đó có bến Cái Làng và bến Cống Cái.
Hình 2. 1: Bản Đồ Hành Chính Đảo Quan Lạn
Ngày nay Quan Lạn vẫn còn lưu trữ rất nhiều di chỉ khảo cổ qua các thời kì, đặc biệt là khu vực thương cảng cổ Vân Đồn, chưa kể tại đây còn có Khu đình-chùa-miếu-nghè được công nhận là cụm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, nơi thờ vua Lý Anh Tông , tướng Trần Khánh Dư và những người có công với nước, cùng với các khu làng mạc trên đảo biển khá xa bờ, là những đối tượng cho du lịch nhân văn.
Do vị trí gần với ngư trường trung tâm vịnh Bắc Bộ, đảo Quan Lạn một mặt có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngư nghiệp đánh bắt và nuôi trồng
hải sản, đồng thời còn có khả năng tổ chức các dịch vụ hậu cần nghề cá , như cung cấp xăng dầu, thực phẩm, thu mua hải sản, làm nơi tránh gió bão, v.v.
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Đặc điểm đia hình
Đối với hoạt động du lịch nói chung và đặc biệt là du lịch sinh thái, điều quan trong nhất là đặc điểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn với hoạt động du lịch.
Địa hình của Quan Lạn khá đa dạng có rừng, có biển, có đồi núi thấp, đảo đá vôi và một phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển với độ cao trung bình 40m so với mực nước biển. Chính những kiểu địa hình ấy đã tạo cho cảnh quan thiên nhiên Quan Lạn có những nét đặc trưng hấp dẫn riêng biệt.
Bảng 2. 2: Một số cảnh quan tiêu biểu ở đảo Quan Lạn
Cảnh quan trên đảo | TT | Cảnh quan dưới biển ven đảo | |
1 | Núi đất có rừng thường xanh và thảm thực vật | 6 | Thảm cỏ biển, rong biển trong hệ thực vật thủy sinh(chủ yếu ở bờ Tây đảo) |
2 | Núi đá vôi có rừng thường xanh và thảm thực vật | 7 | Bãi đá ngầm |