Định Hướng Quản Lý Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh


lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.

Năm, Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa Quảng Ninh và đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển du lịch. Như được nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, Tỉnh đã đặt ra một chiến lược tổng thể nhằm phát triển ngành du lịch của Tỉnh, bao gồm: Chiến lược tổng quan: Phát triển du lịch đa dạng, cung cấp dịch vụ du lịch cả bốn mùa, ban ngày và buổi tối, có khả năng phục vụ nhiều loại hình khách du lịch khác nhau. Tập trung vào các phân khúc khách du lịch mục tiêu quan trọng nhất và phát triển các dịch vụ du lịch phù hợp với các phân khúc trong bốn cụm du lịch trọng điểm. Phát triển du lịch của Hạ Long mang tính kết nối, liên kết với các sản phẩm du lịch các địa phương trong Tỉnh và khu vực như vịnh Bái Tử Long, khu vực Yên Tử, v.v…

Kế hoạch cụ thể:


* Phân khúc mục tiêu: Trong giai đoạn phát triển mới, Quảng Ninh cần tập trung vào 3 phân khúc chính: thị trường khách Châu Âu, khách Trung Quốc và khách có thu nhập cao. Phân khúc khách du lịch Châu Âu tại Quảng Ninh chưa được khai thác tốt so với các điểm du lịch khác trong khu vực Đông Nam Á. Những khách này tự đi du lịch hay mua các tour du lịch, thích các điểm du lịch trải nghiệm và có vẻ đẹp tự nhiên. Họ thường có sức mua cao hơn so với khách du lịch châu Á. Trung Quốc là quốc gia có người dân đi du lịch nước ngoài phát triển nhất và tỉnh Quảng Ninh với vị trí tiếp giáp Trung Quốc sẽ có thể tận dụng tốt lợi thế này để phát triển du lịch. Khách du lịch Trung Quốc thường đi theo tour du lịch, thích mua sắm và giải trí. Khách du lịch hạng sang chưa được khai thác nhiều ở Quảng Ninh, số lượng còn tương đối thấp so với các điểm đến khác trong khu vực châu Á. Sản phẩm du lịch cho khách du lịch hạng sang sẽ thu hút khách du lịch có mức chi tiêu cao hơn, đem lại doanh thu lớn hơn cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh.

* Định hướng sản phẩm: Để phục vụ nhu cầu của các phân khúc mục tiêu, Quảng Ninh sẽ sắp xếp tập trung các HĐDL ở các địa bàn du lịch trọng điểm, đặc biệt là thành phố Hạ Long hướng tới từng phân khúc mục tiêu cụ thể. Phát triển các


loại hình sản phẩm du lịch mới, sáng tạo, có sức thu hút lớn hơn, đồng thời cải thiện, kết nối các sản phẩm du lịch hiện có của Thành phố với các sản phẩm của các địa phương trong Tỉnh.

* Các quan điểm và mục tiêu cụ thể cho thành phố Hạ Long

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thành phố Hạ Long sẽ cần phải (1) phối hợp với Tỉnh và Trung ương để phát triển các dự án hạ tầng và giao thông vận tải trọng điểm cấp Tỉnh và của cả nước, đặc biệt là những tuyến đường kết nối các sân bay với Bãi Cháy và Hồng Gai; (2) phát triển thêm các sản phẩm du lịch và cải thiện/duy trì các sản phẩm hiện nay; (3) cải thiện các cơ sở du lịch và các dịch vụ hỗ trợ; (4) bảo vệ môi trường; (5) cải thiện việc thu thập dữ liệu.

Tiếp đó tại Quyết định số 702/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã có định hướng phát triển dịch vụ du lịch như sau: Phát triển du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, resort cao cấp, cảng tàu khách quốc tế, bến du thuyền, bến thủy nội địa hiện đại đẳng cấp quốc tế tại Bãi Cháy - Hùng Thắng, du lịch văn hóa tại khu vực Hòn Gai, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tại Tuần Châu, Đại Yên, kết hợp với địa phương lân cận để bổ sung các dịch vụ hỗ trợ du lịch. Thu hút đầu tư hệ thống các khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí chất lượng cao để cung cấp dịch vụ đa dạng cho khách du lịch. Bố trí quỹ đất 524 ha để xây dựng các cơ sở lưu trú như resort, khách sạn, nhà nghỉ.... Phát triển hệ thống các bãi tắm và dịch vụ công cộng tại các khu vực ven biển Hồng Gai, Hồng Hà, Hà Phong, Cao Xanh, Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu... để phục vụ du khách và cộng đồng. Phát triển các hoạt động đa dạng trên vịnh Hạ Long và vịnh Cửa Lục để phục vụ du khách.

Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 12

Và định hướng cơ sở văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí phục vụ hoạt động phát triển du lịch: Hoàn thiện các trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí và thể dục thể thao cấp tỉnh và cấp vùng. Diện tích khoảng 70,9 ha bao gồm các trung tâm thể dục thể thao cấp Thành phố, được bố trí theo các phân vùng quy hoạch; phát triển các loại hình thể thao hiện đại gắn với mặt nước, tại khu vực vịnh Hạ Long như đua thuyền, wakeboarding, lặn biển; phát triển hệ thống sân golf tại Hồng Hải, Hà Trung, Tuần Châu, Hà Khẩu, Đại Yên để phục vụ du lịch. Hình Thành trung tâm


huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh tại phường Đại Yên; Cung văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh tại phường Bạch Đằng.

3.1.3. Định hướng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Thứ nhất, phát triển du lịch với phát triển kinh tế chung trên địa bàn Thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Điều này rất phù hợp với thực tế hiện nay ở thành phố Hạ Long, bởi vì phân công lao động trong tỉnh chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, giải quyết việc làm là yêu cầu bức xúc của xã hội, du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn. Sản phẩm du lịch của Thành phố là sản phẩm tổng hợp của nhiều ngành kinh tế, văn hóa, gắn liền với sự phát triển của các ngành, mang tính đồng bộ và đặc trưng. Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, cần phát huy tổng hợp các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Phát triển cả du lịch quốc tế và nội địa, lấy du lịch quốc tế làm đột phá, lấy du lịch biển làm trọng tâm, đồng thời coi trọng du lịch nội địa, đảm bảo cho mỗi người dân trong nước và trong tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu về du lịch, được tận hưởng các sản phẩm về du lịch đặc trưng của tỉnh cũng như của thành phố Hạ Long.

Đảm bảo cho ngành du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao cả về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng biên giới và hải đảo, đóng góp thiết thực cho chương trình xóa đói giảm nghèo trên lãnh thổ tình. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng – an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Thứ hai, quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch toàn diện, bền vững, trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch biển, Vịnh Hạ Long; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đồng bộ, phù


hợp với bản sắc địa phương; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch chuyển từ “nâu” sang “xanh”.

Thứ ba, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Vấn đề cần quan tâm trong QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và trên địa bàn thành phố Hạ Long là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ương vào điều kiện đặc thù của địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với HĐDL, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong QLNN đối với HĐDL phù hợp với tình hình hiện nay. Hoàn thiện QLNN đối với HĐDL phải đặt trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách khi tham gia du lịch. Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phát triển du lịch cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân và cán bộ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, và thực hiện các quy định pháp luật về phát triển du lịch

Để trở thành đô thị du lịch quốc gia, Hạ Long phải đạt các tiêu chí: đáp ứng các quy định về Thành phố theo quy định của pháp luật; có tài nguyên du lịch hấp dẫn; liên lạc thuận tiện; có cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ tiện nghi; ngành Du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế.

Như vậy, Hạ Long cần thực hiện các giải pháp: Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các xã phường trên địa bàn toàn Thành phố; quan tâm xây dựng lộ trình cụ thể về phát triển đô thị Hạ Long, trong đó chú ý đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, coi trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý đô thị, quan tâm công tác quy hoạch theo hướng khai thác đặc trưng của đô thị du lịch biển, đầu tư hơn nữa cho công tác thiết kế cảnh quan đô thị, công trình công cộng, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.


Hoàn thành và công khai quy hoạch phát triển du lịch; trong đó phải xác định du lịch là ngành kinh tế chủ đạo của Thành phố mức đóng góp từ HĐDL dịch vụ phải trên 50% GDP toàn Thành phố (hiện nay chỉ tiêu này đã đạt trên 70%). Điều chỉnh một số quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển của Thành phố; quy hoạch, mở rộng không gian phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng dựa trên vị trí, tiềm năng, lợi thế của Thành phố và nằm trong mối liên kết với các địa phương trong tỉnh, trong khu vực, quốc gia và quốc tế.

Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố cần tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Tổ chức hợp lý các phân khu chức năng phù hợp với quy hoạch mới; tâm điểm chính để kiến tạo đô thị là các bãi biển làm vùng cảnh quan chính, tạo không gian thoáng đẹp, hoà nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường. Cùng với việc hoàn thiện chất lương quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch là khâu không thể thiếu.

Đối với du lịch Hạ Long, giải pháp này là hết sức quan trọng và cấp bách. Mặc dù đã điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hạ Long đến năm 2040 đã được của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2019 nhưng việc triển khai quy hoạch và nhất là việc lập các dự án quy hoạch chi tiết còn chậm. Bên cạnh đó, do chưa có quy hoạch chi tiết nên một số thành phần kinh tế đã có những hoạt động đầu tư tự phát, manh mún, nhỏ lẻ làm phá vỡ cảnh quan môi trường và không gian tự nhiên vốn có của các khu du lịch. Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và quy hoạch các khu du lịch cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Hạ Long đến năm 2050 cả nội dung và bước đi cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố, xác định lại hệ thống chỉ tiêuphát triển du lịch phù hợp để có những định hướng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sát với yêu cầu thực tế.

Quy hoạch sản phẩm du lịch phải tạo điểm nhấn, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù làm trọng tâm; đặc biệt khai thác kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận tìm ra những nét riêng có ở mỗi loại


hình để chủ động tạo ra sự khác biệt. Trong quy hoạch phát triển sản phẩm cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Quy hoạch phát triển du lịch phải tính tới mối liên hệ vùng với các vùng kinh tế trọng điểm trong tam giác phát triển kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, các khu vui chơi giải trí về số lượng đảm bảo về sức chứa theo tính toán dự báo số khách du lịch đến Thành phố Hạ Long vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế và nội địa.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ đạt chuẩn, trong đó có cửa hàng mua sắm đạt chuẩn, cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, cần chú trọng đầu tư chất lượng, mẫu mã các mặt hàng là đồ thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm trong các cửa hàng mua sắm.

Quy hoạch và xây dựng khu phố ẩm thực, làng ẩm thực tại một số tuyến phố hoặc tại các làng nghề truyền thống nơi thường xuyên có khách du lịch đến thăm quan. Sản phẩm được dùng trong "Phố ẩm thực" nên sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có của Hạ Long như: cua, ốc, ghẹ, mực... Việc đa dạng các sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ tăng tính hấp dẫn của du lịch Hạ Long, giảm thiểu sự cạnh tranh không cần thiết với các khu du lịch lân cận mà còn thu hút lượng lớn các Thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào HĐDL, giải quyết việc làm, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch bền vững cả về KT-XH.

3.2.2. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch


Mức độ bao phủ của mạng lưới thông tin và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế du lịch. Hạ Long sẽ thu lợi từ việc cải thiện mức độ bao phủ của mạng lưới thông tin và truyền thông trong Thành phố. Điều này sẽ làm tăng tính hiệu quả và minh bạch của các dịch vụ du lịch thời giúp cho cả chính quyền và người dân, doanh nghiệp, khách du lịch nắm rõ hơn về hoạt động cung cấp và duy trì các dịch vụ du lịch. Hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại sẽ cho phép Thành phố cũng như người dân tiếp cận được với những thông tin, công nghệ và thực tiễn kinh doanh mới nhất mà sau này có thể áp dụng được tại Hạ Long. Thành phố cần tập


trung cải thiện tỷ lệ bao phủ thông tin, đặc biệt là đối với khách du lịch. Là những người lưu trú tại Thành phố, đối với khách du lịch sẽ gặp khó khăn trong trao đổi thông tin, do đó việc sử dụng các kênh truyền thông như truyền hình hoặc phát thanh có thể đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh việc thông tin truyền thông với người dân, Thành phố cũng cần tận dụng mạng lưới thông tin truyền thông của mình để quảng bá hình ảnh của Thành phố. Chính quyền thành phố có thể truyền đạt với các nhà đầu tư tiềm năng về tham vọng và định hướng phát triển của Thành phố trong các HĐDL.

Để hiện thực hóa các định hướng phát triển nêu trên, thành phố Hạ Long cần tập trung vào các giải pháp sau đây nhằm tăng cường độ bao phủ của mạng lưới thông tin truyền thông: Quảng bá hình ảnh "Nụ cười Hạ Long" trên các kênh truyền hình quốc tế, các kênh thông tin như Facebook, Twitter, Google +; Xây dựng nội dung và chương trình trên kênh truyền hình địa phương để cải thiện truyền thông và đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân; Phối hợp với các đài phát thanh truyền hình và truyền thanh quốc gia để thiết lập kết nối, nâng cấp và bảo trì thường xuyên trạm phát thanh và truyền hình để đảm bảo độ phủ song; Đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố trên các mạng truyền thông quốc gia và quốc tế để cung cấp thêm thông tin về văn hoá và môi trường kinh doanh, HĐDL, sản phẩm du lịch của địa phương; Xây dựng nội dung, chương trình mới trên các kênh truyền hình địa phương; Thành lập một tổ công tác bao gồm đại diện của Thành phố và đại diện các đài truyền hình; Đánh giá các chương trình và nội dung hiện tại, các chương trình mục tiêu và các lĩnh vực cần cải thiện; Tổ công tác xây dựng một kế hoạch phát triển các chương trình và nội dung; Nghiên cứu những thông lệ tốt nhất của các địa phương trong nước và các Thành phố trên thế giới để đẩy nhanh tốc độ hoàn thành; Đầu tư vào việc quảng bá Thành phố trên mạng lưới quốc gia và quốc tế, bằng cách: Mời và vận động thực hiện trò chơi truyền hình thực tế tại Hạ Long nhằm phát huy hình ảnh của vịnh Hạ Long; Thuê công ty quảng cáo để thực hiện các chương trình quảng cáo về sản phẩm du lịch, hình ảnh du lịch của Hạ Long.

3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng- kỹ thuật, dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch


Đảm bảo các dự án hạ tầng và giao thông trọng điểm được xây dựng và hoàn


Thành đúng thời hạn. Cụ thể:


Đảm bảo cơ sở hạ tầng sân bay, đặc biệt cho khách du lịch quốc tế được xây dựng đúng tiến độ. Trong khoảng thời gian ngắn, điều này có nghĩa là đảm bảo Hải Phòng nâng cấp sân bay Cát Bi có tầm quan trọng đặc biệt trong sách lược ngắn- trung hạn để Hạ Long thu hút và phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước. Về chiến lược lâu dài, giải pháp này hướng tới sân bay Quảng Ninh, hiện ở Vân Đồn, cách 1 giờ đi đường từ Thành phố Hạ Long sẽ tạo cơ hội cho việc kết nối toàn diện hơn hệ thống sản phẩm du lịch từ Móng Cái – Vân Đồn – Cẩm Phả đến Hạ Long. Sân bay này có thể thay đổi cục diện ngành du lịch Thành phố Hạ Long.

Tăng tốc việc xây dựng các tuyến đường cao tốc quan trọng, đặc biệt là tới Hải Phòng và Hà Nội: Cải thiện thời gian di chuyển từ các trung tâm dân cư, nơi có hai sân bay chính gần nhất với Thành phố Hạ Long là rất quan trọng để thu hút nhiều khách du lịch hơn nữa đến với Thành phố.

Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hay taxi nước, hay dịch vụ cáp treo nhằm kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các điểm du lịch lớn: Điều này sẽ quan trọng để cải thiện kết nối giữa các trung tâm HĐDL chính, đặc biệt là khách lẻ. Các dịch vụ này cũng sẽ giúp thu hút sự chú ý đến các điểm du lịch mà Thành phố muốn quảng bá. Các bước thực hiện giải pháp này được đề cập rõ trong chương VIII của quy hoạch. Phát triển dịch vụ bay trực thăng Hà Nội - Hạ Long, dịch vụ bay quanh vịnh Hạ Long và dịch vụ thủy phi cơ từ thành phố Hạ Long đến các địa phương khác của Quảng Ninh. Những giải pháp này có thể giúp mang khách du lịch đến với thành phố Hạ Long và tạo dựng niềm tin cho khách du lịch coi thành phố Hạ Long như một địa điểm để khám phá những điểm đến còn lại trong Tỉnh. Giải pháp này cũng giúp cung cấp trải nghiệm mới với du khách, một sản phẩm du lịch độc đáo của Thành phố. Tuy nhiên Thành phố cần làm việc chặt chẽ với lãnh đạo quân sự Thành phố, Tỉnh và Trung ương để giải pháp này có thể được thực hiện mà không gặp trở ngại.

Bên cạnh đó là nâng cấp các dịch vụ hỗ trợ và các cơ sở du lịch như:


Cải thiện các dịch vụ đối với khách lẻ: Điều này bao gồm việc cải thiện các bảng chỉ dẫn bằng nhiều ngoại ngữ của các thị trường du lịch trọng điểm, cung cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023