Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Bản Đồ Hành Chính Đảo Quan Lạn 29

Hình 2. 3: Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên đảo Quan Lạn 38

Hình 2. 4: Bến tàu Quan Lạn. 44

Hình 2. 5: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Đảo Quan Lạn 55

Hình 3. 1: Bản đồ du lịch Quan Lạn do Jica xây dựng 58

Hình 3. 2: Bản đồ tuyến du lịch đảo Quan Lạn 79

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Stt

Chữ viết tắt

Nội Dung

1

DLST

Du lịch sinh thái

2

HST

Hệ sinh thái

3

KDL

Khu du lịch

4

KT-XH

Kinh tế - xã hội

5

VQG

Vườn quốc gia

6

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội, thách thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Du lịch sinh thái (DLST) hiện nay đang nhận được sự quan tâm một cách đáng kể. Một khi ống khỏi của các khu công nghiệp, các tòa nhà cao ốc càng vươn cao lên trên bầu trời, thực trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, dân số gia tăng...đang là vấn nạn thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất yếu. Du lịch sinh thái từ đó đã và đang phát triển dưới góc độ này ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Nằm ở địa đầu phía Đông Bắc của tổ quốc, lãnh thổ Quảng Ninh trải dài 120km, với hơn 80% địa hình là đồi núi, được chia làm 2 miền: vùng núi miền Đông và vùng trung du và đồng bằng ven biển. Quảng Ninh được đánh giá là nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc, đặc biệt vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn 2000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình Karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kì thú. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo rất nhỏ chỉ như hòn non bộ. Đặc biệt có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Cô Tô và huyện Vân Đồn.

Vân Đồn được biết đến với các địa danh Bãi Dài, bến cảng Vạn Hoa, các khu vực văn hóa, tâm linh như đền Cặp Tiên, chùa Cái Bầu, nhiều khu hệ sinh thái biển rừng, các lễ hội, di tích lịch sử văn hóa hàng năm được tổ chức trên địa bàn huyện. Đây chính là những tiềm năng tài nguyên đặc sắc tạo nên sự thuận lợi phát triển DLST ở Vân Đồn nói chung và đảo Quan Lạn nói riêng.

Đảo Quan Lạn hay còn gọi là Cảnh Cước (gồm hai xã đảo: xã Quan Lạn và xã Minh Châu) là một địa phương có điều kiện khí hậu và cảnh quan

môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, đảo Quan Lạn còn có tiềm năng DLST rất lớn, nhờ vào vị trí địa lý nằm cách biệt với đất liền, vẫn giữ được các hệ sinh thái rừng, rừng ngập mặn, bãi biển đẹp, nguyên sơ; khí hậu quanh năm mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển. Đảo Quan Lạn mang những giá trị đặc sắc không chỉ về đa dạng sinh học, cảnh quan , mà còn về giá trị lịch sử, văn hóa, nhiều các lễ hội tâm linh được tổ chức hàng năm tại đây mang đậm nét đặc sinh của người dân địa phương sinh sống trên đảo. Các tiềm năng trên là tiềm năng và thế mạnh của đảo Quan Lạn để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, với nhiều loại hình: du lịch sinh thái biển, du lịch sinh thái rừng ngập mặn, du lịch sinh thái nhân văn.

Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác các loại hình DLST ở đảo Quan Lạn vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Các điểm du lịch cũng mới chỉ dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch tự nhiên và đang bắt đầu bộc lộ một số tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái. Nguyên nhân là do: quy mô đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ, chưa có đủ những cơ sở lý luận vững chắc về du lịch sinh thái, chưa tiến hành điều tra, khảo sát toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên, điều kiện địa hình, địa mạo cũng như các yếu tố tự nhiên khác.

Xuất phát từ thực tiễn trên, việc tiến hành nghiên cứu cơ sở địa lý để phát triển du lịch sinh thái, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn đảo Quan Lạn là vấn đề cấp thiết. Do đó, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh".

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xác lập cơ sở khoa học địa lý và đánh giá tài nguyên DLST tại đảo Quan Lạn (cụ thể là 2 xã Quan Lạn và Minh Châu), làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại đảo Quan Lạn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST ở đảo Quan Lạn như: điều kiện tự nhiên, trong đó chú trọng đến tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn.

Phạm vi nghiên cứu:

- Pham vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại các xã Quạn Lạn và Minh Châu, thuộc đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu trong đề tài được cập nhật đến năm

2018.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Xây dựng được cơ sở tiếp cận địa lý cho việc phát triển DLST tại khu vực Quan Lạn, Minh Châu.

Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá được thực trạng và đề xuất các giải pháp sẽ giúp cho các nhà quản lý và cộng đồng địa phương tại khu vực nghiên cứu nói riêng và các địa điểm DLST nói chung tại Việt Nam có được những biện pháp phù hợp để phát triển DLST trong tương lai.

5. Nội dung nghiên cứu

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của đảo Quan Lạn.

Phân bố tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn tại hai xã Quan Lạn và Minh Châu trên đảo Quan Lạn.

Hiện trạng phát triển du lịch tại đảo Quan lạn: các sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch…

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan Lạn: phát triển cơ sở vật chất; giáo dục ý thức…

6. Cấu trúc luận văn

Gồm 5 phần:

Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúcthành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm địa lý, tài nguyên đảo Quan Lạn phục vụ phát triển DLST

Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý và đề xuất giải pháp phát triển DLST đảo Quan Lạn.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHGIÊN CỨU


1.1. Một số khái niệm

Ngày nay,toàn thế giới coi du lịch nói chung và DLST nói riêng như là nguồn tài nguyên quý giá. DLST đã và đang trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với những người yêu thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Xuất phát từ những trăn trở về những vấn đề liên quan đến môi trường, kinh tế và xã hội, DLST như là một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm tăng giá trị cho các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.

DLST tuy là một khái niệm tương đối mới nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của 2 khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên, đứng ở góc nhìn rộng hơn thì một số người quan niệm rằng: DLST là loại hình du lịch hòa mình vào thiên nhiên. Với cách tiếp cận này, mọi hoạt động liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, leo núi…đều được hiểu là DLST.

DLST có thể được biết đến dưới nhiều cách gọi khác nhau, trong đó có thể kể đến: Có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, hoặc ít nhất không có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tại nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch hướng tới đạo lý, du lịch có trách nghiệm, có lợi hay mang lại tính bền vững cho môi trường.

1.1.1. Định nghĩa về DLST của một số tổ chức trên thế giới

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN: International Union for Conservation of Nature):

DLST là tham quan và du lịch có trách nghiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích

hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương (ceballos-lascurain ,1996)

Hiệp hội DLST thế giới:

DLST là du lịch có trách nghiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được đảm bảo.

Hiệp hội du lịch Hoa Kỳ:

DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

Hiệp hội du lịch Australia:

DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái.

1.1.2. Định nghĩa về DLST của ngành du lịch Việt Nam

Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế, hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lượt phát triển DLST ở Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 được tổ chức tại Hà Nôi đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau:

DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều tên gọi khác nhau. Mặc dù những tranh luận vẫn còn đang diễn ra để tìm một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia về DLST đều cho rằng: DLST là một loại hình dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. DLST dù theo định nghĩa nào chăng nữa vẫn phải hội đủ các yếu tố: sự quan tâm đến thiên nhiên và môi trường; trách nghiệm với xã hội và cộng đồng của những người tham gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023