Thực Trạng Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hệ Thống Cơ Quan Quản Lý Cạnh Tranh Ở Việt Nam Hiện Nay.

Bản, Ủy ban này có cả thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tư pháp: Thẩm quyền hành chính:

- Tiếp nhận thông báo của các doanh nghiệp theo luật chống độc

quyền.

- Điều tra, giám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên thị

trường; tình trạng độc quyền trong nền kinh tế.

- Cho ý kiến về ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các đạo luật kinh tế liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền do các cơ quan khác soạn thảo,...

Thẩm quyền tư pháp:

Một số trường hợp nhất định, khi xử lý vi phạm Luật chống độc quyền, Ủy ban tổ chức phiên họp tương tự như tòa án xét xử và ra phán quyết, quyết định chế tài xử lý vi phạm; và phán quyết của Ủy ban có thể bị kháng cáo.

1.3.2. Tính độc lập.

Như đã tìm hiểu về mô hình cơ quan cạnh tranh của một số quốc gia, ta có thể thấy pháp luật các nước quy định về thiết chế, tổ chức và hoạt động của cơ quan này luôn đảm bảo tính độc lập, bảo đảm không bị can thiệp, chi phối bởi bất cứ cơ quan khác (hành pháp, lập pháp, tư pháp). Độc lập là yếu tố tiên quyết cũng chính là sự công bằng trong xử lý vụ việc mà các bên đương sự luôn mong đợi. Đây là nội dung quan trọng để cơ quan này thực hiện chức năng xử lý thông minh vì mục tiêu bảo vệ trật tự công bằng, bảo đảm môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

Nguyên tắc tối cao trong Luật cạnh tranh là các cơ quan quản lý cạnh tranh hoạt động hoàn toàn độc lập trong hoạt động của mình mà không bị chi phối, can thiệp, ảnh hưởng bởi bất kỳ cơ quan nào. Cơ quan quản lý cạnh tranh được lập theo Luật và thực hiện chức năng mà Luật quy định giao cho.

Để tạo lập sự độc lập thì một số quốc gia đặt cơ quan cạnh tranh thuộc Quốc hội, độc lập với tư pháp và chính phủ hoặc đặt cơ quan cạnh tranh như một Bộ hoặc cơ quan ngang bộ, độc lập với các ngành khác.

Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 4

Tính độc lập còn được thể hiện ở chế độ bổ nhiệm nhân sự trong cơ quan quản lý cạnh tranh một cách nghiêm khắc và chặt chẽ, cùng với đó là chế độ đãi ngộ và ngân sách hoạt động rất rò ràng, minh bạch.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1. Sự hình thành của cơ quan quản lý cạnh tranh tại Việt Nam.

Trong thời đại nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh phát triển, quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế không chỉ là sự cạnh tranh đơn thuần mà còn xuất hiện các mối quan hệ phức tạp, làm nảy sinh những tác động tiêu cực đến thị trường, nền kinh tế. Nhà nước với quyền lực quản lý kinh tế, xã đã tạo ra cơ quan quản lý cạnh tranh là một thiết chế kinh tế đặc biệt, được xây dựng để thực thi pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia nhằm bảo đảm trật tự của nền kinh tế.

“Vào giữa thập niên thứ hai của quá trình đổi mới, các nhà làm luật Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ trọng yếu là phải xây dựng một đạo luật cạnh tranh mang tầm vóc của một đạo luật căn bản trong cấu trúc của pháp luật thương mại. Do đó, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng Luật Cạnh tranh ở các nước, Luật Cạnh tranh Việt Nam đã được ban hành năm 2004. Gắn liền với quá trình hình thành pháp luật cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam cũng được ra đời trên tinh thần xây dựng và bảo vệ các thiết chế kinh tế, thúc đẩy, giám sát các hoạt động kinh tế để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.”[17] Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam ra đời trong quá trình xây dựng Luật cạnh tranh với tư cách là một đơn vị trực thuộc Bộ Thương mại vào năm 2003 dưới tên gọi là Ban Quản lý cạnh tranh; với nhiệm vụ chính là tham gia soạn thảo Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài kiện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ngày 26/02/2004, để triển khai Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 0235/2004/QĐ-BTM thành lập Cục quản lý

cạnh tranh trên cơ sở Ban Quản lý cạnh tranh được ra đời trước đó 1 năm. Theo Quyết định số 1808/2004/QĐ-BTM ngày 06/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngày 03/12/2004 tại kỳ họp thứ XI Quốc hội thông qua Luật Cạnh tranh. Trên cơ sở Luật cạnh tranh chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2005, tại Điều 49 và Điều 53 của Luật này Cơ quản lý cạnh tranh sẽ do Chính phủ thành lập và quy định tổ chức, bộ máy. Và ngày 09/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Ngày 05/02/2013, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 848/QĐ-BCT quy định về cơ cấu tổ chức của Cực quản lý cạnh tranh. Riêng đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh , Cục quản lý cạnh tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến vụ việc. Việc xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh, giải quyết khiếu nại liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh do Hội đồng cạnh tranh đảm nhận.

Hội đồng cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương.1[9] Ngày 09/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh. Ngày 12/06/2006, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg bổ nhiệm 11 thành viên Hội đồng cạnh tranh. Đến thời điểm

hiện nay (năm 2018), Hội đồng cạnh tranh có tổng cộng 14 thành viên.[23] Hiện nay, theo Nghị định số 07/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/01/2015


1Điều 1, Điều 4, Nghị định số 07/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/01/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh thì Hội đồng cạnh tranh có cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc là Văn phòng Hội đồng cạnh tranh.[5] Ngày 30/06/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh.

2.2.Hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004.

Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh của nước ta được thành lập và hoạt động gồm hai cơ quan riêng biệt là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

2.2.1. Cục quản lý cạnh tranh.

Năm 2003, Ban quản lý cạnh tranh được thành lập trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là tiền thân của Cục quản lý cạnh tranh. Sau đó, năm 2004 Cục quản lý cạnh tranh được thành lập trực thuộc Bộ Công thương trên nền tảng của Ban quản lý cạnh tranh, là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công thương, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Ngày 03/12/2004 Luật Cạnh tranh được thông qua và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/7/2005. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP về các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục cạnh tranh. Năm 2013 Bộ Công thương ban hành Quyết định số 848/QĐ-BCT quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục cạnh tranh. Hiện nay, Cục quản lý cạnh tranh có trụ sở tại Hà Nội thành lập năm 2004, tại thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 2007, tại Đà Nẵng thành lập năm 2009.

2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh.[20]

Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition Authority, viết tắt là VCA, trụ sở chính tại Hà Nội.

Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực

thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định của pháp luật.2

Cụ thể, Cục quản lý cạnh tranh có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nhiệm vụ:

- Quản lý nhà nước về cạnh tranh (thực thi Luật Cạnh tranh);

- Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (thực thi pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ);

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thực thi Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng);

- Phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ;

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh được quy định tại Điều 49 Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm:

1. Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo Luật định.

2. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh.

4. Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

5. Một số nhiệm vụ khác theo Luật định.

Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/NĐ-CP/2006


2Khoản 1-điều 1 Quyết định 848QĐ/BCT ngày 05/02/2013.

trong đó quy định rò ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh trên nền tảng Luật Cạnh tranh năm 2004. Đến năm 2013, Bộ công thương ra Quyết định 848/QĐ-BCT trong đó quy định chi tiết hơn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:3

“1. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

4. Về cạnh tranh

a) Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức điều tra, xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo quy định của pháp luật;

c) Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để trình Bộ trưởng quyết định;

3Điều 2 Quyết định 848QĐ/BTC ngày 05/02/2013

d) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;

đ) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ;

5. Về xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

b) Thụ lý, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật;

c) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời và quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời theo quy định của pháp luật;

d) Báo cáo kết quả điều tra lên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

6. Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá; chủ trì hoặc phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

7. Đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành đối thoại về quy chế kinh tế thị trường với các quốc gia, vùng lãnh thổ; chủ trì hoặc tham gia đàm phán vấn đề cạnh tranh và phòng vệ thương mại trong các điều ước quốc tế về thương mại theo phân công của Bộ trưởng.

Xem tất cả 71 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí