của FTC chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan. Văn phòng có 4 tiểu ban chức năng gồm: Ban Dịch vụ Hành chính, Ban Quản trị Tài chính, Ban Quản trị Nhân lực, Ban Quản trị Công nghệ và Thông tin.
- Văn phòng Tổng tham vấn có nhiệm vụ là đại diện cho Ủy ban trước tòa và tham vấn luật cho Ủy ban.
- Văn phòng Thư ký có nhiệm vụ giám sát, xử lý nhanh chóng và kịp thời tất cả các vấn đề trình lên Ủy ban và hỗ trợ Ủy ban trong quá trình ra quyết định, đảm bảo Ủy ban hoạt động hiệu quả.
- Văn phòng Tổng thanh tra (OIG) là cơ quan trực thuộc US – FTC được thành lập năm 1989 theo Đạo luật Tổng thanh tra sửa đổi năm 1988. OIG có nhiệm vụ thực hiện và giám sát việc kiểm toán và điều tra độc lập, khách quan liên quan đến các chương trình và hoạt động của cơ quan; ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận, lãng phí và lạm dụng trong các chương trình và hoạt động của cơ quan; rà soát và khuyến nghị về hệ thống những quy định pháp luật liên quan tới các chương trình và hoạt động của cơ quan hiện hành hoặc được đưa ra; và báo cáo cập nhật chi tiết các thông tin về các vấn đề trong các chương trình và hoạt động của cơ quan cho thủ trưởng cơ quan và cho Quốc hội.
- Các Văn phòng khu vực bao gồm bảy khu vực địa lý. Các văn phòng khu vực làm việc với Cục Cạnh tranh và Cục Bảo vệ người tiêu dùng để tiến hành hoạt động điều tra và khởi kiện; cung cấp các ý kiến tư vấn cho các quan chức cấp bang và địa phương về những tác động cạnh tranh của các hoạt động được đề xuất, các trường hợp khuyến nghị; cung cấp các dịch vụ tiếp cận địa phương cho người tiêu dùng và các doanh nhân, và phối hợp hoạt động với các cơ quan địa phương, bang và khu vực”.[16]
Mô hình thứ hai, cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Chính phủ như cơ quan quản lý cạnh tranh Hà Lan. Cơ quan quản lý Cạnh tranh Hà Lan ( viết tắt là NMA) được thành lập năm 1998 và là một cơ quan trực thuộc Bộ Kinh Tế Hà Lan. Tuy nhiên, ngày 7/12/2004, Quốc Hội Hà Lan đã thông qua đạo luật cho phép NMA chuyển đổi thành cơ qua Hành chính độc lập.
Ngày 1/7/2005, NMA hoàn toàn tách khỏi Bộ Kinh Tế và chính thức trở thành Ủy ban với tư cách là một cơ quan Hành chính độc lập. Sau sự thay đổi này, Bộ trưởng Bộ Kinh Tế không còn tham gia ban hành chỉ thị trong những vụ việc riêng lẻ do NMA giải quyết. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kinh Tế sẽ vẫn chịu trách nhiệm về mặt chính trị, chính sách và pháp chế trong quan hệ với lĩnh vực năng lượng và việc thi hành cạnh tranh, có quyền cùng ban hành chỉ thị với NMa.
Sau khi tách ra đứng độc lập, nhằm tăng cường tính hiệu quả, tính quyết đoán và tính có căn cứ vốn được coi là những giá trị cốt lòi của NMA. Ủy ban đã ngay lập tức thực thi, ban hành các biện pháp và những hướng dẫn về cạnh tranh. Việc đưa ra những thay đổi mới trong thực thi Luật Cạnh tranh đã giúp cho Ủy ban dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin các vụ việc. Đồng thời mở ra được lộ trình cụ thể trong tiến hành tố tụng cũng như xử phạt. Điều dễ nhận thấy ở những thay đổi này là Ủy ban đã tập chung nhiều hơn vào việc xây dựng ý thức tự giác cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng. Kết quả cho thấy có những thành công rò rệt.
Cùng thời điểm đó, chính phủ Hà Lan cũng phê duyệt một đạo luật mới về Cạnh tranh. Theo đó, Luật Cạnh tranh đã được điều chỉnh và có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2007 với mục tiêu Trao nhiều quyền lực hơn cho NMA nhằm chú trọng tăng cường thực thi Luật Cartel. Mặc dù là một cơ quan mới được thành lập, nhưng NMA đã thực sự là một cơ quan có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Hà Lan. [10]
Mô hình thứ ba, “cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan ngang Bộ như: Pháp, Đức, Đan Mạch, Nhật Bản... Tuy nhiên việc phân chia cũng chỉ mang tính chất tương đối.Tại Nhật Bản, cơ quan thực thi là Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC). Theo quan điểm của nhà nước Nhật Bản, Luật cạnh tranh là nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế nên cần được thực thi với tính liên tục và nhất quán bởi một cơ quan trung lập và công bằng, không chịu ảnh hưởng hay tác động của bất kỳ một đảng phái chính trị nào. Vì vậy, JFTC
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 1
- Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Thực Trạng Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hệ Thống Cơ Quan Quản Lý Cạnh Tranh Ở Việt Nam Hiện Nay.
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Quản Lý Cạnh Tranh. 4 [8]
- Tính Độc Lập Của Cơ Quan Quản Lý Cạnh Tranh Còn Hạn Chế.
Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.
hoạt động một cách hoàn toàn chủ động và độc lập, không chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo của bất kỳ một cơ quan nào như các cơ quan hành chính thông thường khác. [13]
Ủy ban được thành lập như là một cơ quan quản lý của Chính phủ để đạt được mục tiêu của Luật Chống độc quyền. Bên cạnh Luật Chống độc quyền, Uỷ ban còn thi hành Luật Chống tặng phẩm phi lý và trưng bày gây nhầm lẫn, Luật Chống thanh toán chậm trong hợp đồng gia công phụ đối với người sản xuất phụ, đây là những luật đặc biệt bổ sung cho Luật Chống độc quyền.
Một mặt, Uỷ ban có vị trí như là một cơ quan cấp Bộ thuộc sự chỉ đạo của Bộ trưởng các bộ: Bộ Quản lý công cộng, Bộ Nội vụ, Bộ Bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, Uỷ ban có đặc điểm của một tổ chức quản lý theo hệ thống hội đồng, bao gồm một chủ tịch và bốn uỷ viên. Trong việc thực thi Luật Chống độc quyền, Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ của nó một cách độc lập, không chịu sự chỉ đạo hay giám sát của bất cứ một ai. Uỷ ban được trao quyền để thực thi Luật Chống độc quyền và các luật hỗ trợ với quyết tâm loại bỏ những trở ngại về mặt chính trị liên quan tới việc thực thi những luật nói trên. Những trở ngại về mặt chính trị phát sinh vì Luật Chống độc quyền và các luật hỗ trợ, quy định những luật lệ cơ bản của hoạt động kinh doanh trong một hệ thống tự do và do đó tạo ra nền tảng của hệ thống kinh tế Nhật Bản, giải quyết rất nhiều vấn đề bao gồm những xung đột về lợi ích.
Mặt khác, Uỷ ban giống như toà án, việc giải quyết các vi phạm Luật Chống độc quyền yêu cầu sự trung lập và công bằng. Hơn nữa, kể từ khi các luật trên được áp dụng với những tình huống liên tục thay đổi, việc thi hành chúng yêu cầu những chuyên gia có kinh nghiệm, những người giàu kiến thức về luật và kinh tế.
JFTC gồm có Chủ tịch và 4 Ủy viên hội đồng cạnh tranh. Chủ tịch và các Ủy viên hội đồng được Thủ tướng bổ nhiệm từ những người trên 35 tuổi có kinh nghiệm, kiến thức về luật pháp hoặc kinh tế, sau khi được Hạ viện và
Thượng nghị viện chấp nhận. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và các Ủy viên hội đồng là 5 năm. Trừ trường hợp có lý do được quy định trong luật (như vi phạm pháp luật, bị phạt tù), Chủ tịch và các Ủy viên hội đồng không thể bị bãi nhiệm trái mong muốn và có thể được tái bổ nhiệm nếu không quá 70 tuổi (tuổi nghỉ hưu). Để tổ chức họp, Ủy ban cạnh tranh cần sự có mặt của Chủ tịch và ít nhất 2 Ủy viên hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, sự cố (như bệnh tật…) thì Ủy viên hội đồng có thể thay mặt Chủ tịch. Do đặc thù của hoạt động thực thi là cần một nguồn nhân lực lớn, có chất lượng để thực hiện cùng lúc nhiều hoạt động phức tạp, và cũng do lịch sử tồn tại hơn 60 năm nên số lượng cán bộ nhân viên đang làm việc tại JFTC trong 10 năm trở lại đây luôn trên 500 người và không ngừng gia tăng. Đến năm 2009, JFTC đã có 779 cán bộ nhân viên, trong đó có 442 điều tra viên. Đây cũng là điều thường thấy tại hầu hết các cơ quan quản lý cạnh tranh trên thế giới.
Với tư cách là một cơ quan quản lý độc lập, một chức năng đặc biệt của Uỷ ban là nó có quyền tương đương quyền lập pháp trong việc ban hành các quy định nội bộ, có quyền tương đương quyền tư pháp trong việc tiến hành các phiên toà và quyền hạn của một cơ quan hành chính. Cụ thể ba loại quyền của Ủy ban như sau:
(1) Q u yề n h àn h ch í n h
Quyền hành chính có thể phân loại vào nhóm quyền hạn chung, được thi hành thông qua việc thực thi Luật Chống độc quyền và các luật hỗ trợ, và vào nhóm quyền hạn xoá bỏ các vi phạm. Các bước sau đây được thực hiện theo nhóm quyền hạn chung:
- Hoá đơn và giấy phép của các loại thông báo và báo cáo từ các hãng theo quy định của Luật Chống độc quyền.
- Điều tra chung về hoạt động kinh doanh, các điều kiện kinh tế và các trường hợp độc quyền.
- Chấp thuận sự tham gia ý kiến từ các hãng và các hiệp hội thương mại.
- Chuẩn bị những hướng dẫn thảo luận về thực thi luật.
- Phối hợp với các cơ quan hành chính khác trong việc ban hành và cải tiến pháp luật kinh tế, mệnh lệnh và các biện pháp quản lý đối với những vấn đề phát sinh liên quan đến Luật Chống độc quyền và chính sách cạnh tranh.
- Thảo luận và trao đổi ý kiến với các tổ chức quốc tế và các cơ quan quản lý cạnh tranh nước ngoài.
(2) Quyền tương đương quyền lập pháp
Ủy ban có quyền chỉ định những hành vi thương mại cạnh tranh không lành mạnh, những tặng phẩm và trưng bày được đề cập tới. Hơn nữa Ủy ban có quyền ban hành quy định nội bộ, các quy định liên quan thủ tục giải quyết cùng với báo cáo và giấy phép.
(3) Quyền tương đương quyền tư pháp.
Trong một vài trường hợp Ủy ban tiến hành một thủ tục giải trình trước khi ra quyết định. Một phiên giải trình giống như phiên tòa mở được thực hiện bởi Ủy ban để đảm bảo công bằng của các thủ tục.
Một vài nhận xét về cơ quan cạnh tranh của các nước:
Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh của các nước không dùng các thuật ngữ như: cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp hay cơ quan tư pháp để nói về bản chất pháp lý của cơ quan cạnh tranh. Quyền lực nhà nước được chia làm ba phần quyền năng: quyền lập pháp (ban hành văn bản pháp luật), quyền hành pháp (thi hành pháp luật), quyền tư pháp (xét xử các cấp). Trong bộ máy nhà nước, cơ quan thực hiện quyền lập pháp thì gọi là cơ quan lập pháp, cơ quan thực hiện quyền hành pháp thì gọi là cơ quan hành pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp thì được gọi là cơ quan tư pháp. Vậy việc xem xét bản chất pháp lý của một cơ quan là nghiên cứu vị trí, chức năng, quyền hạn của cơ quan đó. Từ việc xem xét các khía cạnh đó ta có thể rút ra được quyền năng của cơ quan quản lý cạnh tranh và bản chất pháp lý của nó.
Qua việc nghiên cứu và xem xét mô hình cạnh tranh của các quốc gia, nhìn chung cơ quan quản lý cạnh tranh các nước đều mang tính “lưỡng tính”, tức là vừa là cơ quan hành chính, vừa là cơ quan tư pháp. Cơ quan quản lý
cạnh tranh là cơ quan để chính phủ thực thi chính sách pháp luật về cạnh tranh do đó nó là cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, hoạt động của nó cũng mang tính tư pháp vì nó có quyền xét xử phân định đúng sai, ra quyết định áp dụng các biện pháp chế tài đối với các bên vi phạm pháp luật. Sự kết hợp giữa chức năng hành pháp và chức năng tư pháp đảm bảo cho cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nó.
Thứ hai, dù được tổ chức theo mô hình nào thì cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có tính “độc lập”. Tính độc lập thể hiện song song với tính “lưỡng tính”, trong quy định pháp luật cạnh tranh của các quốc gia, cơ cấu tổ chức của cơ quan cạnh tranh luôn được thiết lập theo cơ chế độc lập, không chịu sự tác động, chi phối và can thiệt của bất kì cơ quan thức ba nào khác.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng nhiệm vụ chính là đảm bảo thực thi Luật Cạnh tranh của mỗi quốc gia. Luật Cạnh tranh được thực thi nghiêm chỉnh và hữu hiệu đến đâu trên thực tế phụ thuộc vào hoạt động hiệu quả hay không của cơ quan này. Tuy mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh giữa các nước có điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau là khác nhau nhưng qua việc nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước trên thế giới ta có thể nhận thấy cơ quan quản lý cạnh tranh các nước đều có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản của cơ quan này như sau:
- Điều tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
- Chống độc quyền và lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường.
- Điều tra, xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Kiểm soát quá trình sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp trên thị trường.
- Thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Thứ nhất, về chức năng, nhiệm vụ điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
bao gồm tất cả các hành xâm hại đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường, xâm hại đến quyền tự do cạnh tranh công bằng của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý cạnh tranh bằng nghiệp vụ của mình có nhiệm vụ điều tra nhanh chóng, chính xác, kịp thời ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Đưa ra các quyết định xử lý đối với các hành vi đó để đảm bảo sự công bằng, trong sạch của thị trường cạnh tranh.
Thứ hai, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập của đối thủ. Trong thực tế thị trường, nội dung các hành vi thỏa thuận hạn chế cạch tranh rất đa dạng và phức tạp; để có thể xác định một nhóm doanh nghiệp đang thực hiện một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh phải điều tra và thu thập đủ bằng chứng chứng minh tồn tại, thống nhất hành động thảo thuận đó. Một khi, chưa chứng minh được những điều trên thì chưa thể kết luận sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể dễ dàng tìm thấy các thỏa thuận công khai, tuy nhiên những thỏa thuận này hầu hết lại là thỏa thuận ngầm giữa các doanh nghiệp chính vì vậy khả năng tiếp cận của cơ quan điều tra là rất khó.
Thứ ba, chống độc quyền và lạm dụng vị trí độc quyền trên thì trường là việc mà các doanh nghiệp lớn nắm giữ vị trí độc quyền có hành vi sử dụng quyền lực của mình nhằm tạo ra áp lực đối với các đối thủ khác, xâm hại quyền lợi người tiêu dùng,... Trong mỗi nền kinh tế đều sẽ xuất hiện những doanh nghiệp mạnh, họ nắm giữ thị phần lớn, sức mạnh, và có thể gâp áp lực nên nền kinh tế, môi trường cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh nhân danh nhà nước đảm bảo sự công bằng, điều tiết thi trường tạo nên nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.
Thứ tư, thực hiện các hoạt động nhằm đảm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận ngày càng diễn ra
mạnh mẽ và phức tạp. Trong quá trình cạnh tranh sẽ nảy sinh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm mất đi sự minh bạch, công bằng của thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển cân bằng của nền kinh tế. Nhà nước có chức năng quản lý nền kinh tế, kiểm soát, điều tiết đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh. Vì vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh ra đời với chức năng nhiêm vụ đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, một số quốc gia có cơ quan quản lý cạnh tranh vừa có thẩm quyền thực hiện chính sách cạnh tranh, vừa có thẩm quyền thực hiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài những chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì cơ quan quản lý cạnh tranh còn có thẩm quyền:
- Phát hiện, kiến nghị các cơ quan liên quan bãi bỏ các chính sách làm cản trở đến môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Yêu cầu tổ chức, các nhân có liên quan hợp tác, cung cấp thông tin, chứng cứ trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh.
1.3. Đặc trưng pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh.
1.3.1. Tính “lưỡng tính” hay nửa “tư pháp” nửa “hành chính”.
Qua nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước, hầu hết cơ quan quản lý cạnh tranh đều mang tính “lưỡng tính”, vừa là cơ quan hành pháp, vừa là cơ quan tư pháp. Cơ quan quản lý cạnh tranh là công cụ thi hành chính sách, pháp luật cạnh tranh do đó có thể nhìn nhận nó dưới khía cạnh là một cơ quan hành pháp. Song hoạt động của nó cũng mang tính chất tư pháp vì nó có quyền phán xử đúng sai, áp dụng chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Sự kết hợp nửa “tư pháp” nửa “hành chính” đảm bảo cho cơ quan này thưc hiện nhiệm vụ của nó một cách độc lập, riêng biệt và không chịu tác động của cơ quan khác.
Một ví dụ tiêu biểu cho tính lưỡng tính của cơ quan quản lý cạnh tranh chính là Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản được thể hiện rò ràng thông qua chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này. Theo pháp luật cạnh tranh Nhật