Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

--0—0--


NGUYỄN THỊ THU HUYỀN


CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.


NGÀNH: LUẬT KINH DOANH

Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 1

Hệ đạo tạo chính quy Khóa học: QH-2014 LKD


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Anh Tú

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Giảng viên Thạc sĩTrần Anh Tú . Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rò trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Thu Huyền

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Khái quát chung về mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh 5

1.1 . Sự hình thành cơ quan quản lý cạnh tranh và một số mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh điển hình trên thế giới. 5

1.1.1. Sự hình thành cơ quan cạnh tranh 5

1.1.2. Một số mô hình cơ quan cạnh tranh trên thế giới 9

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh 18

1.3. Đặc trưng pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh 20

1.3.1. Tính “lưỡng tính” hay nửa “tư pháp” nửa “hành chính”. 20

1.3.2. Tính độc lập. 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 23

2.1. Sự hình thành của cơ quan quản lý cạnh tranh tại Việt Nam 23

2.2.Hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004. 25 2.2.1. Cục quản lý cạnh tranh 25

2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh.25

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh 30

2.2.2. Hội đồng cạnh tranh 32

2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh. .. 33 2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh. 34

2.3. Những hạn chế trong mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh theo pháp luật hiện hành 35

2.3.1. Bản chất pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh chưa rò ràng 35

2.3.2. Tính độc lập của cơ quan quản lý cạnh tranh còn hạn chế 37

2.3.3. Tính chuyên môn của cơ quan quản lý cạnh tranh chưa cao. 39

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 42

3.1. Làm rò bản chất pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh 42

3.2. Cơ cấu lại hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh 42

3.3. Xác định lại Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh 45

3.4. Đổi mới nhân sự và cơ chế hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh.47

PHẦN KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Nhà nước đang tạo lập một nền kinh tế thị trường với mong muốn hội nhập với nền kinh tế thế giới, cùng với các chính sách kinh tế Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần tham gia vào nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một hiện tượng tất yếu thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các chủ thể trong nền kinh tếđã làm xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh,... gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó, đặt ra vấn đề buộc phải có sự can thiệp quản lý và điều chỉnh của Nhà nước. Chính vì vậy, pháp luật cạnh tranh ra đời nhằm điều tiết các hành vi cạnh tranh, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngày 3/12/2004, Luật Cạnh tranh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2005. Luật Cạnh tranh năm 2004 điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, tập trung kinh tế.

Để đảm bảo thực thi Luật cạnh tranh, Nhà nước đã xây dựng cơ quan quản lý cạnh tranh gồm: Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Ngày 09/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh và Nghị định số 05/2006/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

Tuy nhiên, sau 13 năm thực thi Luật Cạnh tranh, cùng với sự phát triển của các hành vi cạnh tranh đã làm cho pháp luật cạnh tranh và mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh đang bộc lộ những khuyết điểm khiến cho các thiết chế

của Nhà nước áp dụng với nền kinh tế chưa thực sự hiệu quả. Do đó, hiện nay, Luật Cạnh tranh đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường và xây dựng cơ quan quản lý cạnh tranh thực sự phù hợp và hiệu quả. Trong bối cảnh đó, đề tài “ Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được nghiên cứu nhằm tìm hiểu về mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của nước ta hiện nay; chỉ ra những khuyết điểm, thiếu sót nhằm đưa ra giải pháp tạo dựng một cơ quan quản lý cạnh tranh mới thật sự phù hợp và hoạt động có hiệu quả để đưa vào dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu.

Pháp luật Cạnh tranh ở nước ta vẫn còn non trẻ và đang trong quá trình hoàn thiện. Trong bối cảnh quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế ngày một phức tạp, để tạo ra khuôn khổ pháp lý điều chính chúng và mô hình cơ quan thực thi phù hợp là một vấn đề phức tạp đặt ra cho lý luận và trong thực tiễn.

Ở Việt Nam, pháp luật cạnh tranh nói chung và cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng vẫn còn khá mới mẻ, do đó số lượng đề tài nghiên cứu còn rất hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay Luật Cạnh tranh đag trong quá trình sửa đổi, cơ quan thực thi cũng cùng với đó mà được quan tâm nghiên cứu hơn. Một số nhà khoa học pháp lý, các đề tài có liên quan:

- Luận án tiến sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Pháp luật Cạnh tranh của Việt Nam, tác giả: Trịnh Anh Tuấn.

- Nghiên cứu khoa học: Xây dựng mô hình Cơ quan Quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, tác giả: TS ĐinhThị Mỹ Loan.

- Bài viết: Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam những bất cập và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc hội), số 06/2011.

- Bài viết: Mô hình nào cho cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam, Nguyễn Văn Cương.

- Bài viết: Mô hình nào cho cơ quan quản lý cạnh tranh?, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, ngày 15/9/2017.

Có thể thấy, sách và các đề tài nghiên cứu, bài viết về cơ quan canh tranh ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Song thời gian gần đây số lượng bài viết về vấn đề này đang tăng lên, cho thấy đã có sự quan tâm, tiếp cận nghiên cứu về đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu.

Khóa luận nghiên cứu làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đánh giá quá trình hoạt động, tìm ra những bất cập, hạn chế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý cạnh tranh tại Việt Nam, tiếp thu kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, đề ra một số kiến nghị hoàn thiện cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay.

Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận sẽ tìm hiểu những nét cơ bản sự hình thành và phát triển của pháp luật cạnh tranh nói chung và cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng, những bất cập hạn chế hiện nay. Đồng thời, phân tích, đánh giá những bất cập cần hoàn thiện về những vấn đề cụ thể như: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh. Qua đó, đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ quan quản lý cạnh tranh.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam hiện nay và mô hình cạnh tranh trên thế giới. Thông qua đó, nêu đánh giá, nhận xét về thực tiễn và bất cập tồn tại của mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam. Đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam. Trong phạm vi nhất định, khóa luận tập trung nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, bất cập trong quá trình thực thi và hoạt động; đề xuất phương hướng xây dựng

cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để việc nghiên cứu logic, rò ràng, mạch lạc, khóa luận tập trung sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.

- Phương pháp luật học so sánh.

- Phương pháp lý luận - thực tiễn (khảo sát thực tế).

- Phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa của khóa luận:

Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và sự phát triển mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh cũng như nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam đã góp phần chỉ ra nhưng bất cập và tìm ra phương hướng hoàn thiện cơ quan quản lý cạnh tranh ở nước ta; đóng góp ý kiến về mô hình quản lý cạnh tranh cho việc xây dựng hoàn thiện cơ quan cạnh tranh trong Dự thảo sửa đổi Luật Cạnh tranh giai đoạn này.


7. Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có bố cục 3 chương, cụ thể:

- Chương 1: Khái quát chung về mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh.

- Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay.

- Chương 3: Một số kiến nghị nhắm hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay.

Xem tất cả 71 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí