Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Quản Lý Cạnh Tranh. 4 [8]

8. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

a) Tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

c) Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.

9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

10. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.

11. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

12. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

13. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

14. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

15. Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

16. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.

17. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ.

18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.

19. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.”

Có thể thấy, Cục quản lý cạnh tranh cùng lúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong cả 03 lĩnh vực, gồm (i) cạnh tranh; (ii) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; và (iii) phòng vệ thương mại.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.4[8]

Cục quản lý cạnh tranh do Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan này.5[11]Đứng đầu cục quản lý cạnh tranh là Cục trưởng cục quản lý cạnh tranh và 3 Cục phó, bên dưới là cùng bộ máy giúp việc bao gồm: Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành


4Điều 3, Nghị định số 06/2006/NĐ-CP, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.

5Khoản 1, Điều 49, Luật Cạnh tranh năm 2004.

mạnh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban hợp tác quốc tế, Văn phòng. Các ban phụ trách các lĩnh vực chuyên biệt khác nhau nhưng vẫn có sự phối hợp giữa các ban. Bên cạnh đó còn có các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm đào tạo điều tra viên và Trung tâm thông tin cạnh tranh.

Sơ đồ tổ chức Cục quản lý cạnh tranh[20]


Cục quản lý cạnh tranh

(Cục trưởng)

Bộ máy giúp việc cục trưởng

Các tổ chức sự nghiệp

Văn phòng cục

Trung tâm Đào tạo điều tra

viên

Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao

dịch chung

Trung tâm Thông tin cạnh

tranh

Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh


Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ của nước ngoài

Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh

Phòng Bảo vệ người tiêu dùng

Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của

doanh nghiệp trong nước.

Phòng Hợp tác quốc tế

Phòng Giám sát và quản lý cạnh tranh

Văn phòng đại diện tại tp Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 5


Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Các điều tra viên, các nhân viên của Cục cạnh tranh cũng được bổ nhiệm, tuyển trọn bằng các tiêu chí theo Luật định.

2.2.2. Hội đồng cạnh tranh.

Theo Luật Cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, tìm kiếm, thu thập thông tin chứng cứ có liên quan đến vụ việc; còn việc xét xử, xử lý, đưa ra quyết định, giải quyết khiếu lại vụ việc có liên quan thì do Hội đồng cạnh tranh đảm nhận. Như vậy, Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập

do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.Hội đồng Cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Council, viết tắt là VCC.Hội đồng Cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại Hà Nội, có con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Và kinh phí hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.[9]

2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh.

Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế canh tranh. Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết, rò ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh.

Thứ nhất, về tổ chức xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Tổ chức tiếp nhận Báo cáo điều tra và Hồ sơ vụ việc canh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh năm 2004;

2. Xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Điều 119 Luật Cạnh tranh năm 2004

3. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, về giải quyết khiếu nại, tố cáo Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật cạnh tranh; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định khác của Hội đồng Cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tọa Phiên điều trần theo trình tự, thủ tục của

pháp luật khiếu nại.Hội đồng Cạnh tranh tham gia tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật tố tụng hành chính.

Thứ ba, Hội đồng Cạnh tranh còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác, như: Theo dòi việc thi hành các Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; tham gia ý kiến đối với các vãn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực, văn bản hành chính có liên quan; tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền; tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của Hội đông Cạnh tranh; hợp tác quốc tế về cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền…Hội đồng Cạnh tranh tổ chức và hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

Hội đồng Cạnh tranh tổ chức và hoạt động theo quy chế của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hội đồng Cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Cạnh tranh là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng Cạnh tranh có cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc là Văn phòngHội đồng Cạnh tranh.

Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có Chánh Văn phòng và không quá 03 (ba) Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh là thành viên của Hội đồng Cạnh tranh.Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao, được tổ chức các phòng trực thuộc.Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ Chủ tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh.

Để giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh, ngày 28/8/2016 Bộ Trưởng Bộ

Thương Mại ( nay là Bộ Công thương) đã ban hành quyết định số 1378/QĐ- BTM thành lập Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh gồm từ 7-9 người hoạt động chuyên trách.

2.3. Những hạn chế trong mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh theo pháp luật hiện hành.

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy pháp luật cạnh tranh có được thực thi một cách hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh (cơ quan thực thi Luật cạnh tranh). Bản chất pháp lý của Luật cạnh tranh là luật công vì vậy mà cơ quan công quyền đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thực thi của pháp luật.

Để hoạt động hiệu quả, cơ quan quản lý cạnh tranh cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Phải đảm bảo hoạt động độc lập và được trao đầy đủ quyền hạn theo quy định của pháp luật;

- Đảm bảo tính minh bạch khi thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Phải nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

2.3.1. Bản chất pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh chưa rò ràng.

Hiện nay cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam về cơ bản mang tính chất “hành chính”, tính “tài phán” tuy cũng đã xuất hiện trong các quy định của pháp luật nhưng vẫn còn mờ nhạt, chưa rò ràng. Theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, Việt Nam hiện nay duy trì mô hình hai cơ quan cạnh tranh, bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh (trực thuộc Bộ Công Thương) và Hội đồng cạnh tranh (giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Văn phòng Hội đồng cạnh tranh). Bản chất pháp lý của mọi cơ quan cạnh tranh trên thế giới luôn là một cơ quan “lưỡng tính”, tức là vừa là cơ quan hành chính, đồng thời, cũng hoạt động như một cơ quan tư pháp (thông qua hoạt động điều trần, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh). Thực tế, bản chất pháp lý của cơ quan cạnh tranh của Việt Nam hiện nay cũng là một cơ quan “lưỡng tính” tuy nhiên bản chất

pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh chưa thực sự được quy định rò ràng trong quy định của pháp luật.

Thứ nhất,Cục quản lý cạnh tranh mang đặc trưng của một cơ quan hành chính Nhà nước, nhân danh Nhà nước đảm bảo thực thi pháp luật và sử dụng pháp luật để thiết chế các quan hệ trong lĩnh vực cạnh tranh. Bằng quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh ta có thể nhìn nhận rò ràng tính “hành chính của cơ quan này: kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đề xuất lên trình Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Chính Phủ; Điều tra các vụ việc cạnh tranh, xử lý hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.

Thứ hai,Hội đồng Cạnh tranh thì thực thi hoạt động xét xử theo kiểu hành chính. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết các khiếu lại đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh tổ chức xử lý và quyết định xử phạt hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. Cơ quan này tổ chức xử lý và ra quyết định theo trình tự thủ tục nhát định, có chức năng xét xử gần giống như Tòa án. Tuy nhiên quyết định của Hội đồng cạnh tranh có thể bị khiếu lại tổ cáo và đưa ra Tòa án Nhân dân huyện, thành phố và khi đó Hội đồng cạnh tranh đóng vai trò là cơ quan tham gia Tố tụng hành chính theo Luật Tố tụng hành chính ở nước ta. Nếu dựa vào quy trình tố tụng cạnh tranh mà Hội đồng Cạnh tranh thực hiện trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh, có thể thấy tính chất tài phán của nó thông qua các biểu hiện sau:

- Thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng thông qua phiên điều trần để các bên liên quan có cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia tố tụng khác và cơ quan tiến hành tố tụng.

- Việc tiến hành xử lý vụ việc được thực hiện theo một trình tự tố tụng chặt chẽ, rò ràng và mang tính tài phán chứ không chỉ là xử lý hành chính thông thường theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

- Khi quyết định xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong các vụ việc về cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh làm việc theo chế độ tập thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022