Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 11

trường chứng khoán. Để có nhiều công ty tham gia thị trường chứng khoán, tạo nhiều hàng hóa trên thị trường chứng khoán, Nhà nước nên hỗ trợ các công ty muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán phí tư vấn và kiểm toán để các công ty có điều kiện tham gia thị trường chứng khoán một cách chủ động tích cực hơn.

Về quản trị DN, phải xác định rõ và thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm giữa Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc; tăng cường đào tạo, nâng cao sự hiểu biết và trình độ quản lý công ty cổ phần của các nhà quản lý. Đồng thời, Chính phủ nên ít can thiệp vào hoạt động quản trị công ty, phát huy được vai trò của Đại hội cổ đông trong tổ chức, điều hành công ty cổ phần, có cơ chế chính sách phù hợp với cán bộ quản lý cũ khi họ không còn nắm giữ những chức vụ như trước đây.

9. Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa.

Về tổng thế, bộ máy quản lý hành chính về cổ phần hóa tổ chức chỉ đạo chưa tập trung, thiếu tính nhất quán giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành. Ví dụ có những doanh nghiệp đã làm xong thủ tục nhưng chính quyền địa phương vẫn không cho phép hoạt động, gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp cổ phần, tạo tâm lý chán nản trong các cổ đông vì trong vòng 2 năm đó vốn không được luân chuyển (như công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An, công ty chế biến thức ăn gia súc VIFOCO…..). Để thực hiện điều này, Nhà nước phải mở rộng quyền hạn cũng như trách nhiệm của ban chỉ đạo Trung Ương cổ phần hóa. Hoặc Nhà nước có thể thành lập một Tổng cục chủ quản hoặc tương đương như vậy chuyên trách về cổ phần hóa để điều chỉnh quá trình cổ phần hóa DNNN và hoạt động của công ty cổ phần. Cơ quan chuyên trách này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo và có đủ thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa cũng như phối hợp của các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời cũng phải quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp cơ quan này, tránh sự

“chồng chéo”, tránh tình trạng cấp trên và cấp dưới không thống nhất quan điểm dẫn tới sự trì trệ trong cổ phần hóa những DNNN muốn cổ phần hóa.

Cụ thể hơn, vấn đề cần phải được giải quyết đó là nhanh chóng cải thiện năng lực của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước trong các DN cổ phần hóa để nó có thể làm tốt nhiệm vụ hết sức nặng nề bao gồm: quản lý tài sản Nhà nước trong các DNNN còn lại và trong các DNNN đã cổ phần hóa; xử lý các khoản nợ xấu của DN trước cổ phần hóa, vốn là một lý do quan trọng làm chậm cổ phần hóa. Bên cạnh đó, Nhà nước cần kiên quyết giảm thiểu danh sách các DNNN cần sở hữu hoàn toàn hoặc năm sở hữu đa số.

Trong quá trình thực hiện CPH, cần linh hoạt và mềm dẻo trong việc xác định doanh nghiệp cổ phần hóa, tránh sự gò ép miễn cưỡng và cứng nhắc. Tiến hành phân loại DN là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc xác định doanh nghiệp CPH. Thông qua phân loại, chúng ta sẽ có chính sách cụ thể áp dụng cho từng loại doanh nghiệp. Từ sự phân loại doanh nghiệp đó, bản thân mỗi doanh nghiệp đã tự xác định được sự tất yếu phải tiến hành cổ phần hóa. Bên cạnh đó, khi chỉ định doanh nghiệp CPH cần có sự trao đổi, giải quyết những vướng mắc tư tưởng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của DN, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương CPH cho người lao động trong doanh nghiệp. Đó chính là điều kiện quan trọng đảm bảo quá trình CPH của DN được tiến hành một cách thuận lợi.

Cổ phần hóa DNNN là công tác được tiến hành lâu dài. Bởi vậy, để tiến hành công tác này một cách có hiệu quả cần đổi mới Ban chỉ đạo cổ phần hóa DNNN hoạt động có tính chất chuyên trách. Ban này sẽ có trách nhiệm trực tiếp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và những vấn đề sau cổ phần hóa.

10. Cổ phần hóa phải minh bạch

Tình trạng thiếu thông tin là một trong những tồn tại của vấn đề đấu giá cổ phần tại Việt Nam. Chính điều này đã gây ra sự bất công và thiếu rõ ràng, minh bạch ở nhiều cuộc đấu giá, làm nản lòng nhiều nhà đầu tư đồng thời gây thất thoát tài sản Nhà nước. Nhà đầu tư không biết được kế hoạch lịch trình cụ thể về việc bán cổ phiếu của các doanh nghiệp trong một bộ, một địa phương, một tổng công ty vì các cơ quan trên ít khi công bố trên các phương tiện truyền thông về tiến độ cổ phần hóa các đơn vị của mình, nhất là ở giai đoạn chuẩn bị bán cổ phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cần cố gắng để đảm bảo tính minh bạch trong suốt quá trình cổ phần hóa. Mục đích của những nỗ lực này là cung cấp thông tin một cách chân thực, chính xác, và kịp thời cho các nhà đầu tư tiềm năng từ bên ngoài, nhờ đó giảm lợi thế thông tin bất hợp lý của ban giám đốc và những người bên trong doanh nghiệp. Sự minh bạch này sẽ giảm nguy cơ cổ phần hóa dưới giá và khép kín – những điều kiện thuận lợi dẫn tới tham nhũng và bất bình đẳng về mặt kinh tế.

11. Cần đặt ra và thực thi chính sách cạnh tranh một cách đúng đắn

Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 11

Cải thiện hiệu quả kinh tế thông qua cổ phần hóa DNNN và thích nghi với cạnh tranh là hai nhiệm vụ thiết yếu trong quá trình chuyển một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền định hướng thị trường. Các DNNN rõ ràng là còn được hưởng ưu đãi Nhà nước nhiều hơn công ty cổ phần nói riêng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung về xuất nhập khẩu, về địa điểm, tín dụng, vay vốn ngân hàng. Để có thể thực sự xóa bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh, Nhà nước cần phải từng bước xóa bỏ sự bao cấp dành cho các DNNN, cần phải những quy định nhằm nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bằng những biện pháp cụ thể như: chính sách thuế, vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho khu vực này liên

doanh với nước ngoài qua đó tạo môi trường bình đẳng giữa các khu vực kinh tế giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài góp phần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam. Cổ phần hóa ở Việt Nam không nên được coi là cứu cánh mà chỉ nên coi nó như một phương tiện để đạt những mục tiêu lớn hơn, trong đó có mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mà điều này trước hết các doanh nghiệp phải được hoạt động trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Tháng 11 năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật cạnh tranh và luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2005. Mặc dù vẫn bảo lưu một số ý kiến về triết lý đằng sau đạo luật này, luật cạnh tranh là bước đi cần thiết trong quá trình tạo nên một chính sách cạnh tranh hiệu quả, mà trước hết là tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế.

Không chỉ có cạnh tranh trong nước, mà còn phải cạnh tranh đối với khu vực và thế giới. Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là một chủ thể tạo thêm nguồn vốn cho thị trường Việt Nam. Thị trường chứng khoán ở nước ta không thể chỉ là sân chơi của Nhà đầu tư trong nước mà còn là một thị trường đối với những Doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phần hóa hay đúng hơn là việc phát hành cổ phần ra công chúng cần phải hướng tới những nhà đầu tư, doanh nghiệp ngoài nước. Ví dụ DNNN cần vốn để hiện đại hóa thiết bị, máy móc trong một số ngành công nghiệp chủ chốt như dệt may, giấy, nông sản. Những ngành công nghệ tiến tiến cần có nhu cầu vốn lớn như công nghệ thông tin, điện tử và những ngành công nghiệp như giao thông, xây dựng.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Kể từ khi có quyết định thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vào năm 1992. Mặc dù đã cổ phần được hơn 4000 doanh nghiệp nhưng xét từ nhiều mặt có thể thấy tiến trình cổ phần hóa DNNN còn chậm chạp. Nước ta đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ cổ phần hóa

hầu hết các DNNN, nhưng cho tới nay khả năng đó là không thể. Nguyên nhân thì nhiều, song chủ yếu vẫn là quan điểm chưa thông suốt, môi trường pháp lý chưa thực sự hoàn thiện, sự chỉ đạo của các cơ quan ban ngành còn chậm chạp lúng túng, trình độ quản lý thấp, tác phong quản lý và làm việc chưa linh hoạt hiện đại, chế độ cụ thể đối với các doanh nghiệp với cá nhân khi cổ phần hóa chưa thật sự hấp dẫn, thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự có hiệu quả.

Trên cơ sở tìm hiểu về quá trình cổ phần hóa diễn ra ở nước ta trong thời gian vừa qua, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

Thứ nhất, tổng kết kinh nghiệm để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN đạt tốc độ nhanh nhưng cần phải đạt hiệu quả.

Thứ hai, sớm xây dựng và thực hành một cơ chế có khả năng quán triệt đầy đủ quan điểm chủ trương cổ phần hóa DNNN đến tất cả các ngành, các cấp từ TW đến địa phương để mọi người cùng hiểu biết và thực hiện.

Thứ ba, Nhà nước nghiên cứu một chính sách ưu đãi tài chính thông thoáng hơn cho mọi tầng lớp dân cư để họ có thể tham gia mua cổ phiếu, để được cùng kinh doanh, nâng cao hiểu biết và tăng thu nhập, từ đó mức sống toàn xã hội sẽ được tăng cao.

Thứ tư, Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành luật quy định rõ ràng về cổ phần hóa và những văn bản dưới luật để chỉ đạo, dẫn dắt hoạt động này, như vậy tiến trình cổ phần hóa mới diễn ra nhanh gọn và đúng hướng.

Thứ năm, cần phải chú tâm vào vấn đề quản trị doanh nghiệp trong quá trình hậu cổ phần hóa. Khi DNNN tiến hành cổ phần hóa thì việc đảm bảo cho những DNNN này hoạt động tốt cũng là điều kiện thiết yếu thúc đẩy quá trình cổ phần hóa. Có thể nói, quá trình cổ phần hóa bản thân nó không tạo ra giá trị hay hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp nhưng đó là việc điều hành doanh nghiệp thông qua các công cụ của thị trường. Đặc biệt, cổ phần

hóa ở Việt Nam nên tập trung vào các vần đề của doanh nghiệp và vai trò của quản lý doanh nghiệp. Vai trò của thị trường vốn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể hơn ở những nước đang phát triển, tuy nhiên mức độ quan trọng của nó tới đâu phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạt động của quản trị doanh nghiệp được tăng cường đến đâu. Chính vì vậy, cần có những biện pháp kiểm soát doanh nghiệp và cũng phải hiểu rõ sự cấp thiết của thị trường nhân lực quản lý, tác dụng của các cổ đông nắm giữ phần lớn và các nhà đầu tư là một công cụ thích hợp có thể áp dụng cho Việt Nam trong thời điểm này.

Bên cạnh đó cần phải tăng cường vai trò của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Đây là một chủ thể được coi là đại diện của Nhà nước, tham gia kinh doanh vốn của Nhà nước trong các công ty sau CPH. Cần đảm bảo phát triển theo hướng tham gia vào các công ty cổ phần với mục đích là cổ đông năng động, tích cực của doanh nghiệp chứ không can thiệp chiều sâu vào hoạt động quản lý của Doanh nghiệp. Đồng thời Tổng công ty cũng nên được coi là cơ quan quản lý quản lý tài sản của Nhà nước, cần thay mặt Chính phủ để giám sát sự quản lý và kinh doanh khai thác tài sản của Nhà nước trong cả nước.

KẾT LUẬN


Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, nhiệm vụ phát triển đất nước theo mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa là nhiệm vụ chủ chốt mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm thực hiện. Đây là nhiệm vụ không phải là dễ dàng, bên cạnh đảm bảo chính trị, việc phát triển nền kinh tế để phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Kinh tế Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo nhưng hoạt động của khối doanh nghiệp Nhà nước trong những năm vừa qua không đạt kết quả cao và còn khá nhiều hạn chế. Việc cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước như là một phương tiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, thế giới đang trong xu thế chung là toàn cầu hóa, xu hướng hội nhập ngày càng tăng lên, Việt Nam đã và đang có những biện pháp để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn. Việc tiếp tục quá trình Cổ phần hóa để thúc đẩy tạo nguồn cung cho thị trường chứng khoán là một điều rất cần thiết thể có thể thu hút thêm lượng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một thị trường tài chính mạnh mẽ cùng với Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, nhà đầu tư quyết định tới tiến độ cũng như chất lượng cổ phần hóa. Cổ phần hóa diễn ra ở nước ta đã được gần 20 năm, đã đạt được những kết quả rất khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn nhưng nhìn chung việc cổ phần hóa mới chỉ diễn ra ở mức độ còn chậm, và còn khá nhiều hạn chế trong và sau khi cổ phần hóa, điều này làm giảm chất lượng của cổ phần hóa đồng thời giảm khả năng kinh doanh cũng như hội nhập ra bên ngoài.


Không thể phủ nhận tác động mà cổ phần hóa đã mang lại cho những doanh nghiệp cũng như là tiềm năng mà nó mang lại cho nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính, thực tế đòi hỏi phải có sự quyết tâm của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong việc thực hiện quá trình này. Với một môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một hệ thống quản lý tốt hơn, chắc chắn chủ trương này sẽ ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường phát triển mạnh mẽ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022