Thực Trạng Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Việt Nam

không cân xứng, chỉ ở mức 37-39% và tạo công ăn việc làm cho hơn 30% số lao động [44].

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2006 của Tổng cục Thống kê, số lượng DNNN liên tục giảm, hiện chỉ còn chiếm 3,61%. DNNN vẫn là khu vực thu hút khá đông lao động (chiếm 32,69%), tập trung nguồn vốn lớn nhất (chiếm 54,06%), có lợi nhuận cao (chiếm 41,19%), đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước (chiếm 40,76%). Kết quả này đã phản ánh đúng thực trạng DNNN hiện nay: tích tụ về vốn, thành lập tập đoàn mạnh, làm ăn hiệu quả hơn [40].

Nhưng thực tế, các DNNN vẫn rất khó khăn, hiệu quả kinh doanh còn thấp, công tác xử lý nợ và giám sát tài chính hạn chế. Sự đóng góp của DNNN cho ngân sách chưa tương xứng với phần đầu tư của Nhà nước cho nó, cũng như với tiềm lực của DNNN; tình trạng mất mát và thất thoát vốn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng; việc quản lý các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém,.... Doanh thu từ DNNN hai năm 2004, 2005 liên tiếp không đạt dự toán mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp, tình hình làm ăn thua lỗ kéo dài triền miên và chỉ hoạt động cầm chừng. Có 4/19 doanh nghiệp (chiếm 21%) được kiểm toán trong năm 2004 lỗ 124 tỷ đồng; có 11/19 doanh nghiệp (chiếm 58%) có lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2004 lên tới 1.058 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp được kiểm toán là rất thấp, chỉ đạt từ 0,18% đến 0,8%. Các doanh nghiệp này chỉ sử dụng 50% hiệu suất tài sản nhưng lại có tổng nợ đọng về thuế lên tới 4.300 tỷ đồng trong khi vẫn tiếp tục được Nhà nước bảo lãnh các khoản vay trong và ngoài nước với khối lượng rất lớn. Tình trạng thiếu hiệu quả của nhiều DNNN, đến lượt nó làm tăng mức độ rủi ro và kéo tụt hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng sinh lời của các chủ nợ là khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc giải thể Tổng công ty Da-Giầy, sự xuống cấp nghiêm trọng của Tổng công ty Thuỷ sản, Tổng công ty Tằm-

Tơ, Tổng công ty Chăn nuôi và hàng loạt các vụ tham nhũng bị phát hiện tại hầu khắp các DNNN lớn là những tín hiệu rõ ràng về sự thiếu hiệu quả trên [33].

Theo xếp loại DNNN của Bộ Tài chính, trong tổng số DNNN được xếp hạng thì chỉ có 44,4% xếp loại A, 39,5% xếp loại B, 16,1% xếp loại C. Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chiếm 19,5%, với tổng số lỗ của các DNNN phát sinh năm 2005 là 1.919 tỷ đồng; tổng số lỗ luỹ kế tính đến cuối năm 2005 là 654 tỷ đồng [31].

Theo Báo cáo của Ban Đổi mới DNNN, đến hết tháng 9/2006, cả nước đã có 105 tập đoàn và Tổng công ty; đến hết tháng 12/2007, cả nước có khoảng 1.900 DNNN. Dự kiến đến cuối năm 2010, cả nước còn 554 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trong đó có 26 tập đoàn, Tổng công ty quy mô lớn. Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp đã được CPH nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ trên 51% vẫn được hoạt động theo cơ chế DNNN. Qua hơn 20 năm đổi mới, mặc dù liên tục tăng trưởng về mặt quy mô nhưng những nhược điểm của hệ thống DNNN thì vẫn còn nguyên [42].

3.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Sự phát triển của DNNN ở Việt Nam bắt đầu từ những Xí nghiệp Nhà nước được thành lập sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 bằng con đường quốc hữu hoá. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1945-1960, số lượng các DNNN còn hạn chế. Sự phát triển DNNN ồ ạt về số lượng diễn ra sau khi đất nước thống nhất. Năm 1992, cả nước có 12.084 DNNN; vào tháng 12/2007, con số này giảm xuống còn khoảng 1.900. Tuy số lượng DNNN đã giảm song con số này vẫn là lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay [34].

Hiện nay, so với tổng số doanh nghiệp của cả nước đang hoạt động, số lượng DNNN chiếm 3,6%; 32,7% tổng số lao động; gần 50% tổng số vốn; 51,1% giá trị tài sản cố định và 40% doanh thu,... [39].

Không những lớn hơn về quy mô, DNNN còn rất mạnh nhờ có vị trí đắc địa, diện tích rộng, thương hiệu được tồn tại trong nhiều năm,... và quan trọng hơn, còn có các bộ, ngành, tỉnh, thành phố "chủ quản" đứng đằng sau. Một số DNNN có lợi thế kinh doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt đã có kết quả và hiệu quả khá cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Song, nhìn chung khối DNNN chưa thật mạnh, thậm chí còn nhiều doanh nghiệp yếu. Nhận xét về DNNN, tất cả mọi ý kiến đều thừa nhận rằng: có tiềm lực lớn, được ưu đãi nhiều, đầu tư lớn từ phía Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực cạnh tranh kém [39].

Theo số liệu thống kê, đến nay cả nước còn khoảng 1.900 DNNN, đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước,.... Thế nhưng hàng năm, khối DNNN mới chỉ đóng góp 40% thu nhập trong GDP của cả nước [39].

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 3

Về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, trừ những DNNN có lợi thế kinh doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt là có kết quả và hiệu quả cao, còn lại nhìn chung là thấp, chưa tương xứng với vị trí và sự đầu tư của ngân sách. Tính đến đầu năm 2008, nước ta vẫn còn trên 600 DNNN hoạt động sản xuất-kinh doanh từ hoà tới lỗ. Trên 430 DNNN bị xếp loại C (chủ yếu do chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt thấp), trong đó có một số Tổng công ty ngành giao thông với số vốn luỹ kế và nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng, gấp hàng chục lần số vốn bình quân một DNNN. Theo Bộ Tài chính, tổng tài sản của DNNN đạt 747,4 nghìn tỷ đồng. Trong tổng tài sản "đo đếm được" thì nợ phải thu chiếm 22,2%, số nợ đến hạn lên đến 449,2 nghìn tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả tính trên vốn Nhà nước của không ít DNNN, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông rất cao, lên tới 5 lần, thậm chí có đơn vị lên tới 30-35

lần, chẳng những làm cho khả năng thanh toán nợ kém mà còn dẫn đến rủi ro. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, năm 2007, các dự án xây dựng công trình giao thông phải trả nợ 1.416 tỷ đồng vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (cả gốc, lãi đến hạn hoặc được khoanh đã đến hạn trả nợ) [33].

Bộ Tài chính nhận định, hiện nay, do Nhà nước chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động này nên có nhiều Công ty Nhà nước huy động vốn quá lớn dư nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, dẫn đến khả năng thanh toán không đảm bảo, ảnh hưởng đến an ninh tài chính. Số liệu mới nhất cho biết, trong số 70 tập đoàn, Tổng công ty thì có 30 đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm chí nhiều doanh nghiệp vượt trên 20 lần như: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 gấp 42 lần, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 gấp 22,5 lần, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam gấp 21,5 lần, Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam gấp 21,8 lần,... [33].

Hiện các DNNN vẫn nắm giữ 51,1% tài sản cố định quốc gia nhưng, trên thực tế, các DNNN chỉ sản xuất ra chưa tới 40% GDP, đóng góp 30% thu ngân sách về thuế và chỉ tạo ra việc làm cho 3,6% lực lượng lao động [35].

Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nền kinh tế thị trường thì DNNN có vị trí quan trọng trong vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước:

- DNNN phải chi phối được sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước.

- DNNN phải là động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác thông qua hiệu quả hoạt động cao trên nền công nghệ sản xuất hiện đại và hệ thống quản lý tiên tiến.

- DNNN là nguồn lực vật chất chủ yếu của Nhà nước. DNNN phải tạo ra được sự đóng góp quyết định cho ngân sách Nhà nước. Dựa vào những đóng góp chính của DNNN và thông qua việc sở hữu các doanh nghiệp, Nhà nước

xã hội chủ nghĩa có trong tay tiềm lực kinh tế vững mạnh để thực hiện sứ mệnh của mình.

- DNNN là mẫu mực trong việc giải quyết các chính sách xã hội như: việc làm, trợ cấp xã hội. Trong thực tiễn của đất nước ta trước đây, DNNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Nhiều chính sách xã hội được thực hiện tốt thông qua các DNNN.

Từ sự mâu thuẫn giữa vai trò của DNNN và thực trạng hoạt động sản xuất-kinh doanh của DNNN như đã nêu ở trên thì nước ta muốn thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế-chính trị-xã hội, nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, chúng ta cần phải tiến hành cơ chế quản lý mới học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về công tác đổi mới DNNN. Chính vì vậy, việc làm cấp thiết nhất của nước ta hiện nay để tiến hành đổi mới DNNN là CPH DNNN.

3.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.3.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì DNNN còn có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, quy mô DNNN vẫn chưa lớn, còn nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối. Không ít tỉnh, thành phố chưa kiên quyết trong CPH, còn để nhiều DNNN hoạt động kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp tham gia nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích còn nhiều, đặc biệt là khối an ninh, quốc phòng. Nhiều đơn vị tỷ trọng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thấp, tỷ trọng hoạt động sản xuất-kinh doanh lớn nhưng vẫn tiếp tục duy trì DNNN [42].

Hơn nữa, trình độ công nghệ của DNNN còn lạc hậu; một số doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cao. Nhiều tài sản cố định của các DNNN đã lạc hậu từ 10 đến 30 năm, trong đó có không ít tài sản chờ thanh lý. Nhiều máy móc, thiết bị tuy được đầu tư hiện đại nhưng không huy động hết công suất (nhiều doanh nghiệp có hiệu suất sử

dụng tài sản cố định chỉ đạt 50-60%) hoặc tổng vốn đầu tư lớn dẫn đến chi phí khấu hao, chi phí lãi vay trong giá thành sản phẩm cao. Nhiều DNNN năng suất lao động và hiệu quả hoạt động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; còn khoảng 15% số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ [39].

Thứ hai, kết quả sản xuất, kinh doanh của DNNN nói chung và Tổng công ty Nhà nước nói riêng chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN còn quá cao, một số Công ty có số nợ phải trả gấp năm lần vốn Nhà nước tại Công ty, có Công ty vay gấp hơn 20 lần vốn, dẫn đến độ rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ thấp. Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được khắc phục [35].

Thứ ba, các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm. Nhiều DNNN và doanh nghiệp CPH chưa có điều kiện thay đổi cơ bản quản trị Công ty một phần do Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ Cổ phần lớn trong các doanh nghiệp CPH. Một số Tổng công ty Nhà nước chưa phát huy được vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực hoạt động. Một số Công ty hoạt động còn kém hiệu quả. Ở nhiều Tổng công ty, giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chưa có sự thống nhất trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý DNNN còn nhiều bất cập từ quyền tự chủ tuyển chọn nhân sự, điều hành doanh nghiệp, đến tài chính, giá cả, tiền lương,... [42].

Thứ tư, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước còn chậm. Một số địa phương vì để tránh việc chuyển giao, đã chuyển phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này cho các doanh nghiệp khác quản lý [42].

3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Khu vực kinh tế Nhà nước được sinh ra và trưởng thành trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài hàng chục năm với các chính

sách giao nộp cấp phát. Các DNNN hoạt động trong điều kiện vốn được Nhà nước cấp, vật tư được nhập theo chỉ tiêu, sản phẩm được giao nộp theo kế hoạch được sắp đặt trước. Các điều kiện vật chất được Nhà nước cân đối theo chỉ tiêu định mức. Doanh nghiệp chỉ đơn thuần là đơn vị sản xuất hàng hoá theo những kế hoạch của cấp trên làm mất đi tính tự chủ và khả năng cạnh tranh. Bởi vậy, tính chủ động sáng tạo của một đơn vị kinh doanh không được thực hiện nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế Nhà nước đó bộc lộ ra tất cả những hạn chế về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ cấu bộ máy yéu kém và không đồng bộ trong việc thích ứng với thị trường. Cụ thể là:

Thứ nhất, các DNNN đã từ lâu không được đặt trong môi trường cạnh tranh, hoạt động sản xuất-kinh doanh không gắn với thị trường, do đó chậm đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong nền kinh tế khó khăn vừa do kinh tế vừa do lịch sử, những sản phẩm các doanh nghiệp này làm ra đều buộc xã hội phải chấp nhận mặc dù chất lượng thấp, kiểu dáng xấu. Mặt khác, do cơ chế bao cấp bù lỗ tràn lan làm cho hạch toán kinh tế trong các doanh nghiệp chỉ là hình thức sản xuất không tính chi phí, hiện tượng lãi giả lỗ thật và chạy theo thành tích một cách phi hiệu quả hết sức phổ biến. Điều tất yếu xẩy ra là trình độ tổ chức quản lý, trình độ công nghệ tiến chậm và khoảng cách so với thế giới ngày càng xa [33].

Thứ hai, do sử dụng nguyên vật liệu cao hơn định mức, lãng phí trong quá trình sản xuất, sản phẩm hư hỏng nhiều, chi phí tiền lương tăng và do nhu cầu mở rộng sản xuất nên nhiều đơn vị có vốn vay chiếm tới 90% tổng vốn, dẫn đến chi phí khấu hao, chi phí trả tiền lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm [33].

Thứ ba, tổ chức bộ máy DNNN không phù hợp do quan niệm về sở hữu đối với doanh nghiệp không rõ ràng, không có sự phân biệt đầy đủ về quyền sở hữu Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của Giám đốc và tập thể người

lao động. Tình trạng làm chủ tập thể chung chung, thực chất là “vô chủ” diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp [35].

Thứ tư, việc phân phối thực ra không được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động mà chủ yếu nhằm phục vụ cho chính sách xã hội mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, không tạo được động lực kích thích người lao động trong DNNN nhằm nâng cao hiệu quả công tác, năng suất lao động. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ với kiến thức và trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, thiếu sự năng động và mạo hiểm trong kinh doanh [42].

Tựu trung lại có thể thấy tình trạng kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước về cơ bản là do còn tồn tại cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp trong mấy chục năm qua. Trước đây do điều kiện lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nền kinh tế được quản lý như vậy sẽ đảm bảo huy động ở mức cao nhất mọi tiềm lực cho kháng chiến thắng lợi mà không cần tính đến hiệu quả. Tuy nhiên khi đất nước đã chuyển sang thời kỳ hoà bình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đồng thời nước ta đang đi trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì việc chậm đổi mới tư duy, chậm đổi mới hành động sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

Hiện nay, đất nước ta chuyển sang giai đoạn mới, vấn đề làm sao để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngay từ năm 1990, để nâng cao hiệu quả của các DNNN, Đảng ta chủ trương thí điểm chuyển một số DNNN thành Công ty Cổ phần nhằm tạo thêm động lực mới trong công tác quản lý doanh nghiệp; mặt khác, nâng cao chất lượng hoạt động của những DNNN, huy động thêm vốn cho yêu cầu đầu tư phát triển và điều chỉnh cơ cấu DNNN để có sức cạnh tranh khi mở cửa rộng, sâu hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022