Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp


Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1

Sinh viên thực hiện : Kiều Thu Hằng

Lớp : Anh 5

Khoá : K 43

Giáo viên hướng dẫn :TS Trịnh Thị Thu Hương


Hà Nội, tháng 05/2008

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 4

I. Doanh nghiệp Nhà nước và thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 4

1. Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước 4

2. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước 6

2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước 6

2.2. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước 8

3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

hiện nay 10

3.1. Quá trình hình thành các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 10

3.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 13

3.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 16

II. Một số vấn đề về Cổ phần hoá 19

1. Khái niệm, đặc trưng của Cổ phần hoá 19

1.1. Khái niệm Cổ phần hoá 19

1.2. Đặc trưng của Cổ phần hoá 20

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần 22

3. Phân loại Cổ phần trong Công ty Cổ phần 22

3.1. Cổ phần phổ thông 22

3.2. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập 23

3.3. Cổ phần ưu đãi biểu quyết 23

3.4. Cổ phần ưu đãi cổ tức 23

3.5. Cổ phần ưu đãi hoàn lại 23

III. Tính tất yếu của quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 24

1. Tính tất yếu của quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước

ở Việt Nam 24

2. Bản chất của Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 28

3. Vai trò của Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 30

3.1. Cổ phần hoá góp phần xây dựng một Nhà nước mạnh 30

3.2. Cổ phần hoá góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư của toàn xã hội 31

3.3. Cổ phần hoá đối với sự tăng trưởng của đất nước 31

3.4. Cổ phần hoá đối với đời sống kinh tế của người lao động 33

3.5. Cổ phần hoá đối với vấn đề tham nhũng 33

4. Mục tiêu của Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 37

I. Những chủ trương, chính sách của Chính phủ về Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm qua 37

1. Giai đoạn thí điểm từ 1990 đến 1996 37

2. Giai đoạn mở rộng từ 6/1996 đến 6/1998 39

3. Giai đoạn chủ động từ 7/1998 đến 7/2002 40

4. Giai đoạn đẩy mạnh từ 8/2002 trở đi 41

II. Thực trạng quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước

ở Việt Nam 45

1. Về số lượng 45

2. Về cơ cấu 47

3. Về chất lượng 49

III. Đánh giá thực trạng quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp

Nhà nước ở Việt Nam 50

1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 50

1.1. Những thuận lợi 51

1.2. Những khó khăn 52

2. Những thành công đạt được 55

3. Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân 59

3.1. Một số vấn đề tồn tại 59

3.2. Nguyên nhân 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH

TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM 67

I. Phương hướng của Nhà nước 67

II. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong những năm tiếp theo 72

1. Quán triệt sâu sắc về chủ trương và chính sách Cổ phần hoá từ

Trung ương đến địa phương 72

2. Giải quyết vấn đề lao động việc làm tạo tiền đề cho thực hiện

thành công tiến trình Cổ phần hoá 73

3. Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp. 75

4. Giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp Cổ phần hoá 78

5. Vấn đề chính sách đối với Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 79

6. Về chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp

Cổ phần hoá 80

7. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo của Nhà nước đối với công tác

Cổ phần hoá 83

8. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho tổ chức và hoạt động

của Công ty Cổ phần 84

9. Giảm tỷ lệ Cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp Cổ phần 84

10. Một số giải pháp đối với vấn đề hậu Cổ phần hoá 85

10.1. Tiếp tục cải thiện môi trường hoạt động của doanh nghiệp Cổ phần 85

10.2. Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của

doanh nghiệp Cổ phần 87

10.3. Một số giải pháp đối với cổ đông trong doanh nghiệp Cổ phần 88

10.4. Xoá bỏ ưu đãi bất hợp lý với doanh nghiệp Nhà nước 89

IV. Một số kiến nghị 89

1. Đối với cơ quan Chính phủ 89

2. Đối với doanh nghiệp 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tình hình hiện nay ở nước ta, vấn đề đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này đã được triển khai thực hiện trong gần 20 năm qua. Mặc dù diễn biến của nó có những thăng trầm nhưng đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Việc sắp xếp DNNN được thực hiện bằng các giải pháp: sáp nhập, hợp nhất, Cổ phần hoá (CPH), giao khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp, tổ chức lại các Tổng công ty và thành lập tập đoàn kinh tế. Trong tất cả những giải pháp này, CPH DNNN được xem là một giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để cơ cấu lại DNNN.

CPH DNNN thực chất là quá trình chuyển đổi sở hữu về tư liệu sản xuất trong DNNN, từ hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu hỗn hợp, bao gồm: sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Một khi quan hệ sở hữu thay đổi, người ta hy vọng rằng sẽ có sự thay đổi về mục tiêu, tổ chức hoạt động và từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực sự đạt được mục tiêu cải tổ lại doanh nghiệp.

Trong Điều 1 Nghị định 109/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty Cổ phần cũng quy định rõ về mục tiêu của quá trình CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước tại Việt Nam như sau: "nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán".

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác CPH DNNN có đạt được những mục tiêu đã đề ra hay không? CPH DNNN đã đem lại những gì và để lại

những vấn đề nan giải nào cho doanh nghiệp? Giải pháp nào để gỡ bỏ những vướng mắc đó nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN, khắc phục các vấn đề sau CPH của doanh nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để giải đáp các câu hỏi vừa nêu, em chọn đề tài: "Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp" để nghiên cứu và viết khoá luận tốt nghiệp này.

Mục đích nghiên cứu của khoá luận này là nhằm:

- Phân tích thực trạng hoạt động của các DNNN để thấy rõ được tính cấp bách của công tác CPH DNNN ở nước ta.

- Phản ánh thành tựu đạt được, những tồn tại vướng mắc của các doanh nghiệp CPH và phân tích các nguyên nhân của những vướng mắc này.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN, khắc phục các vấn đề sau CPH của doanh nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đưa CPH DNNN trở lại đúng mục tiêu ban đầu.

Nội dung bài khoá luận của em gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.


Qua bài khoá luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời biết ơn chân thành tới cô giáo TS. Trịnh Thị Thu Hương cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận này.

Tiếp theo, em xin gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cho em hoàn tất bài khoá luận tốt nghiệp của mình.

Mặc dù em đã có rất nhiều cố gắng nhưng do có những hạn chế về trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu nên bài khoá luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, các cô và các bạn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2008.

Người thực hiện


Kiều Thu Hằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022