Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13

- Sáng suốt lựa chọn người lãnh đạo tốt, trung thành với Công ty để họ mang lại lợi ích cho cổ đông;

- Có thể liên kết với nhau theo hình thức đại diện mà luật định cho phép, để tham gia vào kiểm tra, giám sát, biểu quyết các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.

- Hiểu biết và sử dụng các quyền của cổ đông mà Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty quy định, hoặc quyền của công dân theo Hiến pháp để tự bảo vệ, như: yêu cầu bồi thường thiệt hại, khiếu nại, yêu cầu triệu tập họp để xác minh,....

- Trên thực tế, người lao động có thể là cổ đông nhỏ, song cổ đông nhỏ chưa chắc là người lao động. Việc dung hòa lợi ích ở đây không đơn giản, nhưng với tư cách là người cống hiến cho doanh nghiệp thực sự thì việc quy định người lao động được ưu tiên phân phối quyền mua hoặc giá bán ưu đãi, ví dụ, không thấp hơn 40% giá thị trường tại thời điểm phát hành là hợp lý [16].

10.4. Xoá bỏ ưu đãi bất hợp lý với doanh nghiệp Nhà nước

Cho đến thời điểm này, còn rất nhiều lý do được viện dẫn cho việc duy trì chế độ bao cấp và ưu đãi đối với một số khu vực quốc doanh. Để bảo vệ cho quyền lợi được hưởng đã có lý do cần duy trì vị trí chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân, hay lý do tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ và phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp nếu xoá bỏ bao cấp đột ngột. Song lý do quan trọng nhất vẫn là vì lợi ích cục bộ, lợi ích của doanh nghiệp, trong đó lợi ích cá nhân được ưu tiên bảo vệ. Nhưng để tạo lập được một môi trường cạnh tranh bình đẳng sau khi CPH, trước hết phải có những chính sách, biện pháp không phân biệt đối xử với mọi thành phần kinh tế. Xoá bỏ bao cấp sẽ giúp Chính phủ có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho những mục tiêu kinh tế-xã hội quan trọng: nâng cấp hạ tầng cơ sở, tăng cường công tác nghiên cứu và

triển khai, hoàn thiện và mở rộng các thị trường đất đai, lao động, chứng khoán,.... Việc xoá bỏ ưu đãi bất hợp lý với DNNN bao gồm [9]:‌

- Xóa bỏ các loại bảo hộ bất hợp lý và khắc phục tình trạng bao cấp như: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, bù lỗ, cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan đối với các hoạt động kinh doanh của DNNN. Thực hiện đầu tư vốn cho DNNN thông qua các Công ty Đầu tư tài chính của Nhà nước.

- Khẩn trương xoá bỏ độc quyền và đặc quyền không cần thiết của DNNN phù hợp với lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

IV. Một số kiến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

1. Đối với cơ quan Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, không có sự phân biệt trong chính sách và thực hiện chính sách như: vay vốn ngân hàng, khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm thuế, đầu tư xây dựng, giao đất, thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp đang CPH và doanh nghiệp sau CPH.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13

Thứ hai, Chính phủ cần có biện pháp đôn đốc và quy trách nhiệm cụ thể cho các bộ, các ngành, UBND các tỉnh, thành phố và các Tổng công ty 91, Tổng công ty 90 trong việc thực công tác phân loại, sắp xếp và CPH DNNN.

Các bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty Nhà nước chủ động đưa ra lộ trình thực hiện CPH và đa dạng hoá sở hữu cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng quản lý, kiên quyết thực hiện giải thể, phá sản đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện CPH.

Các cơ quan có thẩm quyền sớm phê duyệt các đề án phân loại và sắp xếp tổng thể DNNN, của các bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty.

Các tỉnh, thành ban hành quy định về giá nhà xưởng, kho tàng bến bãi, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị để rút ngắn quá trình định giá doanh

nghiệp. Trong những trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia kiểm toán quốc tế tư vấn, giúp giải quyết vấn đề này.

2. Đối với doanh nghiệp

Phải chủ động, tích cực trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình, như: tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp; đổi mới kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại; nâng cao trình độ tay nghề người lao động; điều hành, quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả; tích cực củng cố thị trường đã có và mở rộng thị trường mới. Phấn đấu nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng,....

Tóm lại, để thúc đẩy tiến trình CPH DNNN ở nước ta, cần rất nhiều giải pháp. Trong đó, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN là một trong những giải pháp quan trọng.

KẾT LUẬN

Qua hơn 15 năm thực hiện, CPH DNNN đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu lại DNNN, để các doanh nghiệp có cơ cấu thích hợp hơn và phát triển tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, đáp ứng yêu cầu và xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên thực tế, công tác này đã đạt được khá nhiều kết quả tốt. Doanh thu của các doanh nghiệp CPH đã tăng lên đáng kể, lợi nhuận hàng năm cũng được tăng lên, thu nhập hàng năm bình quân của người lao động trong doanh nghiệp tăng, cải thiện đời sống của người lao động, đặc biệt là đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động. Các DNNN sau khi chuyển đổi đã có nhiều cơ hội và điều kiện để tổ chức sản xuất mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề kinh doanh.

Để thực hiện tốt công tác CPH hoàn thành mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, trong thời gian tới, chúng ta cần phải nhìn nhận đánh giá lại đúng thành tựu đã đạt được, những hạn chế vướng mắc và những nguyên nhân làm chậm tiến trình CPH DNNN từ đó mới có những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh, đẩy mạnh và có hiệu quả công tác CPH.

Như vậy, CPH DNNN là một quá trình tất yếu nhưng cũng là một công việc vô cùng khó khăn phức tạp mà mỗi sai lầm đều có thể phải trả giá. Đó có thể là sự thất thoát vốn, tài sản Nhà nước; cũng có thể là sự thiếu công bằng, minh bạch-những yếu tố tối cần thiết trong môi trường hội nhập; cũng có thể là sự thiệt thòi của người lao động trong doanh nghiệp CPH-nhân tố chủ đạo làm nên vóc dáng của doanh nghiệp và cũng là động lực chính cho sự phát triển của Công ty Cổ phần.

Để giải quyết triệt để vấn đề đang đặt ra nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH và nâng cao hiệu quả của công tác CPH, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa quản lý vĩ mô và vi mô; đồng thời phải

không ngừng tiến hành kiểm nghiệm lại quá trình CPH sau mỗi giai đoạn, nhằm đúc rút ra bài học, làm cơ sở để từ đó điều chỉnh lại phương pháp CPH để CPH thực sự phát huy được vai trò của mình trong cải tổ DNNN, đi đúng theo những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.


1. Tài liệu Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Anh (2008), Tạp chí thông tin Tài chính số 3 tháng 2/2008, 18-19.

2. Phạm Tuấn Anh (2006), Tạp chí quản lý Nhà nước số 9 năm 2006, 19,

21.

3. PGS. TS. Phạm Ngọc Côn (2001), Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà

nước (nghiên cứu và vận dụng), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 19-20, 156- 167, 174-180, Hà Nội.

4. TS. Bùi Văn Dũng - ThS. Nguyễn Thị Luyến (2008), Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 4/2008, 14.

5. Lưu Bình (2007), Tạp chí Ngân hàng số 8 tháng 4/2007, 4.

6. Đinh Ngọc Giang (2005), Tạp chí Quản lý Nhà nước số 9 năm 2005, 18-19.

7. Lê Hoàng Hải (2006), Tạp chí Tài chính tháng 9/2006, 22.

8. Nguyễn Hoàng Hải (2004), Tạp chí Tài chính tháng 10/2004, 18.

9. PGS. TS. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước-Những vấn đề lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 100, 102-103, 105-109, 241-242, Hà Nội.

10. Phạm Quang Huấn (2006), Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 333 tháng 2/2006, 41.

11. Nguyễn Đức Kha (2007), Tạp chí quản lý Nhà nước số 143 tháng 12/2007, 35, 44.

12. TS. Hoàng Thị Bích Loan (2007), Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (05) ngày 30/01/2007, 31.

13. Nguyễn Duy Long (2007), Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 7/2007, 4.

14. Nguyễn Duy Long (2007), Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 12/2007, 16, 18.

15. ThS. Nguyễn Thế Mạnh (2007), Tạp chí quản lý Nhà nước số 140 tháng 9/2007, 28-32.

16. PGS. TS. Lê Hoàng Nga (2007), Tạp chí Ngân hàng số 17 tháng 9/2007, 30, 32-33.

17. PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh - ThS. Phạm Thị Huyền (2007), Tạp chí Thương mại số 25/2007, 5-6.

18. Nguyễn Văn Quảng (2007), Tạp chí Quản lý kinh tế số 14 (5+6/2007), 37-38.

19. LHT (2007), Tạp chí Tài chính số 8 (514)/2007, 18-21.

20. Hoàng Thạch (2007), Tạp chí Thị trường giá cả tháng 4/2007, 30.

21. PGS. TS. Bùi Tất Thắng (2007), Tạp chí Lý luận chính trị tháng 01/2007, 48.

22. Đinh Thị Thơm (2006), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới-Thực trạng và những vấn đề, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 176-179, 186-190.

23. Trần Trung Tín (2005), Đảng cộng sản Việt Nam với công tác cải cách bộ máy hành chính và Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Nhà xuất bản Lao động, 401-402.

24. Thu Trang (2008), Tạp chí Tài chính tháng 01/2008, 30-31, 35.

25. Phạm Thành Tý (2007), Tạp chí Thông tin Tài chính số 21 tháng 11/2007, 14.

26. Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nhà xuất bản Thống kê, 6, 10. 27. Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, 1.

28. Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, 1.

2. Website

29. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&News_ID=4 435118, ngày 15/5/2008.

30. http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/Chungkhoan/2005/4/4/97155.

tno, ngày 15/5/2008.

31. http://tintuc.timnhanh.com/kinh_te/chung_khoan/20070827/35A64F C9/, ngày 15/5/2008.

32. http://www.vinhphuc.gov.vn/sokhdt/sokhdt/khnv/CophanhoaDNthuc trangvaGP.html, ngày 15/5/2008.

33. http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=05&i d=10226771203d35&pageid=793, ngày 15/6/2008.

34. http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name

=05&id=4ac0fadc4995da, ngày 15/6/2008.

35. http://www.laodong.com.vn/Home/kinhte/2008/4/86023.laodong, ngày 15/6/2008.

36. http://www.laodong.com.vn/Home/kinhte/2006/11/9894.laodong, ngày 15/6/2008.

37. http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/05/3BA02B77/, ngày 15/6/2008.

38. http://vietnamnet.vn/nhandinh/2006/11/630513/, ngày 15/6/2008.

39. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Doanh-nghiep-nha-nuoc-manh-hay- yeu/4524

3848/124/, ngày 15/6/2008.

40. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Doanh-nghiep-nha-nuoc-chi-chiem-3-61-ve- so-luong/40176363/157/, ngày 15/6/2008.

41. http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Co-phan-hoa-cung-bi-that-thoat-von- Nha-nuoc/20630471/96/, ngày 15/6/2008.

42. http://vietbao.vn/Kinh-te/DNNN-kem-hieu-qua-Can-song-phang- hon-trong-chinh-sach/20757464/87/, ngày 15/6/2008.

43. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Co-phan-hoa-va-nhung-van-de-can-canh-

bao

/45234175/124/, ngày 15/6/2008.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí