động đến tăng năng suất lao động, thực hiện tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập quốc dân mà còn giúp phát triển, hoàn thiện chính bản thân con người, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Do vậy, cần có cái nhìn nghiêm túc và thực hiện đầu tư đúng mức cho phát triển nguồn nhân lực, có như vậy mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần có một chiến lược đào tạo và đào tạo lại không ngừng để trình độ người lao động bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ sản xuất và khoa học kỹ thuật.
Phát huy sâu rộng phong trào học tập, nhất là phong trào tự học trong đội ngũ những người lao động, biến việc học trở thành việc suốt đời của mỗi người, để người lao động có được tri thức thực sự và làm chủ công việc thuộc lĩnh vực mình được giao [12].
Thứ ba, cần phát huy quyền dân chủ của người lao động trong Công ty Cổ phần.
Bên cạnh việc triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn theo Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp [11]:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động, người sử dụng lao động về mục đích, ý nghĩa của CPH, về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động trong các Công ty Cổ phần. Qua đó, phát huy tính tích cực, tinh thần chủ động của người lao động đối với mọi mặt hoạt động của Công ty.
- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho sản xuất-kinh doanh, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, Công ty Cổ phần nói riêng; khuyến khích các Công ty CPH từ DNNN nhanh chóng sắp xếp lại tổ chức bộ máy, ổn định sản xuất và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán yêu cầu các
Công ty Cổ phần phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin. Đây là điều kiện tốt để thực hiện dân chủ đối với người lao động.
Thứ tư, cần đổi mới hoạt động và nâng cao vai trò của các đoàn thể, tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong doanh nghiệp sau Cổ phần.
Trên thực tế, tại các Công ty Cổ phần nói chung và các DNNN sau CPH nói riêng, vai trò của tổ chức Đảng, Công đoàn có nhiều thay đổi. Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác ít phát huy được vai trò của mình. Đặc biệt, đối với các Công ty Cổ phần mà Nhà nước không nắm Cổ phần chi phối thì công tác đoàn thể ở nhiều nơi chỉ mang tính hình thức. Do vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong Công ty Cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn so với khi là DNNN. Vì vậy, các tổ chức này phải đổi mới hoạt động cho phù hợp với vai trò của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Tồn Tại Và Nguyên Nhân
- Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Nhanh Tiến Trình Cổ Phần Hoá Các Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Việt Nam
- Giải Quyết Các Khoản Nợ Của Doanh Nghiệp Cổ Phần Hoá
- Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Hoạt động của tổ chức Đảng nên hướng vào công tác vận động quần chúng, lựa chọn, giới thiệu những người có uy tín, năng lực vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Công ty, vào ban chấp hành Công đoàn, thông qua đội ngũ cán bộ, Đảng viên để phát huy vai trò của mình. Công đoàn có vai trò rất quan trọng, là nơi tập hợp, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo những người lao động. Vai trò của Công đoàn thể hiện rõ rệt nhất qua việc tổ chức hội nghị người lao động hàng năm; soạn thảo và đưa ra thảo luận, thông qua tại hội nghị người lao động thoả ước lao động tập thể; đàm phán, ký kết thoả ước lao động tập thể với người quản lý doanh nghiệp. Trong các tranh chấp phát sinh giữa người lao động và quản lý doanh nghiệp, Công đoàn phải là chỗ dựa tin cậy, đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Ngoài ra, theo Điều 35 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ, tổ chức Công đoàn tại DNNN CPH được dùng nguồn quỹ hợp pháp của Công đoàn để mua Cổ phần ở mức không quá 3% vốn điều lệ. Như thế, Công đoàn còn có thể là một cổ đông, đại diện cho đông đảo người lao
động trong Công ty tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, khai thác nguồn lợi từ đó để phục vụ cho hoạt động Công đoàn [11].
7. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo của Nhà nước đối với công tác Cổ phần hoá
Thứ nhất, về vấn đề tài chính, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần:
- Chú trọng xử lý tài chính khi CPH và bàn giao vốn, tài sản sang Công ty Cổ phần theo đúng quy định; có kế hoạch điều hoà bán Cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp CPH. Kết hợp công tác CPH, bán đấu giá Cổ phần lần đầu ra công chúng với niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán; đẩy mạnh đăng ký Công ty đại chúng theo Luật chứng khoán.
- Thực hiện tốt cơ chế giám sát đối với công tác sắp xếp, CPH DNNN và giám sát tình hình tài chính của DNNN, nhất là các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.
Thứ hai, về vấn đề sở hữu vốn, các cơ quan chức năng của Nhà nước
cần:
- Chỉ đạo các Tổng công ty Nhà nước thực hiện chuyển đổi theo mô hình
Công ty mẹ-Công ty con; kết hợp với CPH toàn Tổng công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính đối với khu vực DNNN.
- Tập trung chỉ đạo công tác chuyển giao đại diện chủ sở hữu vốn từ các bộ, địa phương về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; hoàn thiện tổ chức bộ máy, điều lệ và cơ chế tài chính để Tổng công ty có thể thực hiện được vai trò này và tập trung nguồn lực để đầu tư vào các công trình, các dự án đầu tư lớn của Nhà nước thông qua cơ chế đầu tư của Tổng công ty.
Thứ ba, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần tổ chức tốt công tác tư vấn CPH với việc đào tạo và tập hợp đội ngũ chuyên viên giỏi, đồng bộ, am hiểu để giúp các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục CPH, xây dựng phương án kinh doanh sau CPH, làm cho CPH thực sự phát huy hiệu quả.
8. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần
Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, chính sách thực hiện CPH DNNN, chỉ đạo mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn đối với các Tổng công ty, Công ty Nhà nước lớn, xoá bỏ tình trạng CPH khép kín, tăng lượng Cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược được tham gia với tỷ lệ sở hữu vốn lớn hơn. Đẩy mạnh, đa dạng hoá hình thức bán Cổ phần. Về phía các DNNN cần quán triệt nhận thức, nỗ lực quyết tâm trong việc vạch ra và thực thi lộ trình CPH. Lãnh đạo các DNNN cũng như các bộ, ngành chủ quản phải đứng trên quan điểm phát triển để nhận thức rằng CPH là con đường tất yếu để có thể tồn tại trong bối cảnh hội nhập đang đến gần. Tuy nhiên, cần lưu ý, tránh CPH hình thức hoặc "bán rẻ" tài sản Nhà nước. Việc định giá doanh nghiệp phải theo giá thị trường, trên cơ sở đấu giá công khai, minh bạch để hình thành giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Đối với các Công ty sau Cổ phần, khẩn trương ban hành mới và hoàn thiện các cơ chế quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước; đồng thời, tăng cường giám sát để vừa nâng cao hiệu quả hoạt động vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả các cổ đông. Tiếp tục nới rộng giới hạn tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các Công ty Cổ phần; nhanh chóng thực hiện niêm yết Cổ phiếu đối với các Công ty đủ tiêu chuẩn. Tiếp tục cải tiến quy trình CPH và gắn với quá trình cải cách hành chính [23].
9. Giảm tỷ lệ Cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp Cổ phần
Sở hữu Nhà nước thấp hơn 51% không có nghĩa là Nhà nước mất quyền kiểm soát doanh nghiệp, bởi nếu vẫn nắm giữ vai trò cổ đông chi phối thì vẫn kiểm soát được. Do đó, vấn đề là chúng ta có thật sự cần thiết để một doanh nghiệp nào đó có hơn 51% vốn thuộc sở hữu của Nhà nước hay không. Và ngay cả trong trường hợp việc chiếm giữ đa số đó là cần thiết, vẫn cần một lộ
trình rõ ràng về cơ cấu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp CPH. Cần nhận thức rõ rằng, với việc Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ 51% hoặc hơn nữa ở doanh nghiệp sau khi đã CPH thì việc đưa công nghệ và kỹ năng quản lý điều hành hiện đại, đặc biệt là quản trị rủi ro vào những doanh nghiệp này sẽ có khả năng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một nhanh ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân.
Mặt khác, nhà đầu tư bao giờ cũng muốn nắm giữ nhiều hơn ở những doanh nghiệp hoạt động tốt, đó là nguyện vọng chính đáng. Như vậy, tình trạng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cao không thể kéo dài mãi được. Hơn nữa, nguyện vọng chính đáng này là của nhà đầu tư cũng tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và huy động mọi nguồn lực để phát triển thị trường vốn của đất nước.
Thêm vào đó, do khả năng quản lý vốn của cơ quan chủ quản Nhà nước còn hạn chế, không bao quát hết lượng vốn Nhà nước quá lớn trong doanh nghiệp, do đó, hiện tượng thất thoát vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích sau Cổ phần, thậm chí còn làm cho Nhà nước thiệt hại nhiều hơn về mặt kinh tế.
Vì vậy, việc giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước trong các doanh nghiệp sau CPH là một biện pháp cấp thiết không chỉ để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước mà còn nâng cao khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
10. Một số giải pháp đối với vấn đề hậu Cổ phần hoá
10.1. Tiếp tục cải thiện môi trường hoạt động của doanh nghiệp Cổ phần
Theo các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, để tiếp tục hoàn thành mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi doanh nghiệp một cách vững chắc thì một trong những yêu cầu quan trọng và cấp thiết là cần tiếp tục cải thiện môi trường hoạt động của doanh nghiệp CPH.
Về phía Nhà nước: chính quyền các cấp cần tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp Cổ phần; không có sự phân biệt đối xử trong các chính sách và thực hiện các chính sách giữa DNNN và doanh nghiệp nhỏ và vừa sau chuyển đổi về: vay vốn ngân hàng, khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm thuế, đầu tư xây dựng, giao đất, thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp đang CPH và doanh nghiệp sau CPH. Về vấn đề này, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp hy vọng và đề nghị Luật Doanh nghiệp mới sớm được hoàn thiện và ban hành. Chuyển chức năng quản lý Cổ phần Nhà nước của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, địa phương sang Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước để đơn vị này thực hiện việc quản lý kinh doanh, đầu tư ở các doanh nghiệp Cổ phần, tránh những lúng túng như hiện nay.
Cần quy định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chính sách và giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp sau chuyển đổi. Đồng thời, cần phát triển các tổ chức tư vấn các nghiệp vụ về tư vấn, đầu tư Cổ phần, bao gồm: xây dựng phương án CPH, các dịch vụ phát hành và chuyển nhượng Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; gắn việc CPH với việc doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán,....
Về phía doanh nghiệp: phải chủ động, tích cực trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình, như: tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp; đổi mới kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại; nâng cao trình độ tay nghề người lao động; điều hành, quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả; tích cực củng cố thị trường đã có và mở rộng thị trường mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng,... [17].
Tóm lại, để thúc đẩy tiến trình CPH DNNN ở nước ta, cần rất nhiều giải pháp. Trong đó nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội ở nước ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
10.2. Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của doanh nghiệp Cổ phần
Đi cùng với đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề quản lý nguồn nhân lực. Trình độ quản lý nguồn nhân lực phản ánh sát nhất trình độ quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực là đảm bảo cho doanh nghiệp có đội ngũ lực lượng lao động đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.
- Về Ban lãnh đạo: cần thường xuyên tiến hành công việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, phải xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho doanh nghiệp, lựa chọn đúng người lãnh đạo có đức có tài và có sức khoẻ, có tâm huyết với sự phát triển của sự nghiệp chung vào những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nên giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty là hai cá nhân khác nhau để đảm bảo tách bạch hai chức năng ra quyết sách và thực hiện các quyết sách đó.
Đối với chúng ta, tuy đã có những bước cải thiện tình hình quản lý nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng, nhưng các hoạt động quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, như: chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa khai thác và phát huy được thế mạnh về nguồn nhân lực mà doanh nghiệp đang quản lý. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực để đạt lợi thế cạnh tranh. Phải ý thức được rằng, vốn quý nhất của doanh nghiệp chính là đội ngũ người lao động có thể lực, trí lực và tâm huyết. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên cở sở mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Quan tâm đào tạo giáo dục nguồn
nhân lực, vì làm cho con người có chất lượng cũng chính là làm cho hoạt động kinh doanh có chất lượng. Do vậy, để nâng cao chất lượng con người thì phải chú trọng đến giáo dục và đào tạo đội ngũ người lao động trong doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục; gắn trách nhiệm và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Không ngừng bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con người phát huy mọi khả năng, trí tuệ, sáng tạo trong hoạt động. Đây chính là chìa khoá đi đến thành công của mỗi doanh nghiệp.
- Về thông tin nội bộ: đảm bảo tính minh bạch, chính xác, kịp thời, trong đó quan tâm nhất là vấn đề tài chính, công khai các quỹ tài chính như: quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng,.... Việc sử dụng các quỹ này cũng như phát hành, phân chia cổ phiếu thưởng cần rõ ràng và công khai trong các báo cáo của Công ty, các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hàng năm. Minh bạch chính là cách xử lý các xung đột lợi ích.
- Về Công ty đại chúng: Với các DNNN lớn, các Tổng công ty Nhà nước, việc tuân thủ các quy định về Công ty đại chúng của Luật Chứng khoán là bắt buộc, mang lại sự sáng sủa trong quan hệ công tác, rõ ràng trong hành xử. Theo quy định của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp hội đủ điều kiện trở thành Công ty đại chúng phải đăng ký chuyển thành Công ty đại chúng trong năm 2007. Đây là một chỉ đạo đúng và kịp thời của Nhà nước nhằm cải thiện chất lượng quản trị Công ty hiện đang rắc rối trong thực hiện CPH hiện nay [16].
10.3. Một số giải pháp đối với cổ đông trong doanh nghiệp Cổ phần
Các cổ đông nhỏ thường không có vai trò lớn trong việc kiểm tra, giám sát Công ty với phần vốn góp nhỏ. Họ không có khả năng, kỹ năng để quản trị Công ty, bị phụ thuộc vào các cổ đông lớn. Trách nhiệm kiểm soát chính là thuộc về các cổ đông lớn, và do đó, cổ đông nhỏ cần: