Qua khảo sát thực tế đội ngũ cán bộ Nhà nước (Mẫu khảo sát là cán bộ đã học tập tại HVCT-HCQG Lào tốt nghiệp từ năm 2012 đến nay. Tổng số 510 người, nữ 111 người (chiếm 21,8%), tại Trung ương/các bộ/cơ quan ngang bộ chiếm 23,3%; Cấp Tỉnh/Thành phố/Thủ đô chiếm 46,9% và cấp Huyện là 29,8%). Có thể thấy rằng, trong số 510 người được hỏi, có 52,7% đã có sự cơ động xã hội theo chiều dọc, có sự thay đổi về chức vụ hành chính sau khi tốt nghiệp ra trường trong 7 năm qua. Trong khi, cũng có 14,1% cán bộ có sự cơ động xã hội theo chiều ngang, nghĩa là có sự thay đổi về vị trí công tác, lĩnh vực công tác. Đồng thời, cũng có khá nhiều cán bộ Nhà nước vừa có sự cơ động dọc vừa có sự cơ động ngang, nghĩa là vừa có sự thay đổi về chức vụ hành chính vừa có sự dịch chuyển về vị trí công tác, lĩnh vực công tác chiếm 9,0%. Nhưng cũng có không ít cán bộ không có sự thay đổi về chức vụ hành chính cũng như lĩnh vực công tác chiếm 24%. Như vậy, nhìn chung những cán bộ Nhà nước đã học tập tại HVCT-HCQG Lào đa phần sau khi tốt nghiệp là có sự cơ động xã hội. Nói một cách khác, có sự thay đổi về chức vụ hành chính cũng như có sự thay đổi về vị trí công tác, lĩnh vực công tác.
Biểu đồ 3.1: Sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (n=510)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019
Nói đến cơ động xã hội theo chiều dọc là nói đến sự cơ động lên và xuống. Theo kết quả nghiên cứu 510 cán bộ Nhà nước có thể thấy rằng, có 57% có sự cơ động theo hướng đi lên nghĩa là có sự thay đổi về chức vụ hành chính theo hướng đề bạt, thăng tiến địa vị nghề nghiệp có chức vụ hành chính cao hơn, ngược lại, chỉ có số ít cán bộ có sự cơ động xuống tức là có sự suy giảm, giáng chức, giáng cấp chiếm 5%. Trong khi, có 14% cán bộ Nhà nước chỉ có sự cơ động ngang nghĩa là chỉ có sự thay đổi về vị
trí công tác, lĩnh vực công tác nhưng không có sự thay đổi về chức vụ hành chính. (Xem biểu đồ 3.1).
Có một số vấn đề đặt ra để lý giải vấn đề này: Thứ nhất, đối với những cán bộ có sự cơ động lên nhiều hơn sự cơ động ngang và không có sự thay đổi là vì mẫu khảo sát là những cựu học viên của HVCT-HCQG Lào, phần lớn đều là những cán bộ trong quy hoạch của các cơ quan gửi đi học. Như vậy, khi tốt nghiệp về các cơ quan chức năng có sự sắp xếp và bổ nhiệm cho họ theo quy hoạch. Thứ hai, theo kết quả phỏng vấn sâu các cán bộ lãnh đạo - quản lý tại các Ban tổ chức Tỉnh cũng như các vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ thì có thể thấy rằng:
“Những cán bộ - công chức đang theo học tại HVCT-HCQG Lào đều là cán bộ trong quy hoạch của chúng ta. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp về chúng ta thấy rằng, những cán bộ đó đều có sự thay đổi tích cực và sâu sắc về mặt chất lượng. Qua khoảng cách thời gian quay về công tác lại thì chúng tôi đã xem xét và bổ nhiệm mới cho họ. Phần lớn là được tăng chức, có không ít không được tăng chức nhưng được sắp xếp lại và chuyển sang bộ phận khác công tác. Nhưng cũng có một số người không được tăng chức như ở một vụ của Bộ chúng tôi, vụ trưởng chưa về hưu hay có sự dịch chuyển khác thì phó vụ trường cũng không thể lên chức được”.(Nam, 40 tuổi, Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Năng lượng và Mỏ).
Một ý kiến khác “Tại Tỉnh của chúng tôi cũng có một số ít cán bộ không được tăng chức hoặc bị giáng chức sau khi tốt nghiệp về. Phần lớn là sau khi quay lại làm việc thì chưa có chức vụ phù hợp và chức vụ cũ cũng có người bổ nhiệm rồi phải đợi nhưng vẫn có nhận được hưởng chế độ của chức vụ đó. Trường hợp khác, là một số cán bộ đã đảm nhiệm chức vụ nào đó ở cơ quan cũ, sau khi chuyển đi chỗ mới chưa có thể bổ nhiệm chức vụ ngang bằng được thì cũng phải đợi”.(Nam, 59 tuổi, Phó trưởng Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh Chăm Pa Sắc).
Sự cơ động xã hội phân theo lớp học của cán bộ Nhà nước đã học tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào
Bảng 3.4: Mối liên hệ giữa lớp học và sự cơ động xã hội theo chiều dọc (%)
Các lớp học | Tổng | |||||||||
Bồi dưỡng 5 tháng | Cao cấp lý luận | Cử nhân | Cao học | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
Cơ động lên | 117 | 40,3 | 70 | 24,1 | 46 | 15,8 | 57 | 19,6 | 290 | 100 |
Cơ động xuống | 3 | 11,5 | 3 | 11,5 | 12 | 46,3 | 8 | 30,7 | 26 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Phân Tầng Xã Hội Hợp Thức Và Không Hợp Thức
- Đặc Điểm Về Kinh Tế - Xã Hội Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
- Cơ Cấu Mẫu Nghiên Cứu Theo Các Tiêu Thức Điều Tra (N=510)
- Mối Liên Hệ Giữa Giới Tính, Nơi Công Tác Và Sự Thay Đổi Địa Vị Nghề Nghiệp Của Cán Bộ Nhà Nước Lào (%)
- Lĩnh Vực Công Tác Được Dịch Chuyển Đến (N=269)
- Yếu Tố Về Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Và Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Cán Bộ
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019
Đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào đã học tập tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào là những cán bộ thuộc diện quy hoạch của các cơ quan cử đi học. Nhưng trong thực tế không phải mọi cán bộ khi tốt nghiệp quay về cơ quan công tác sẽ có sự cơ động lên hay sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp, bổ nhiệm, đề bạt, tăng chức mà có một số cán bộ lại có sự cơ động xuống, cơ động ngang, đồng thời không có sự thay đổi gì. Theo kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, phần lớn cán bộ học theo lớp bồi dưỡng lý luận 5 tháng có sự cơ động lên chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 40,3%. Kế tiếp là lớp cao cấp lý luận chiếm 24,1% và ngược lại lớp có sự cơ động xuống chiếm tỷ lệ cao nhất là lớp cử nhân chiếm 46,3% và lớp cao học chiếm 30,7%. Đồng thời cũng là 2 nhóm cán bộ này, cán bộ học theo lớp cử nhân và lớp cao học không có sự thay đổi chức vụ hành chính chiếm tỷ lệ khá cao (xem bảng 3.4).
Biểu đồ 3.2: Mức độ thay đổi chức vụ hành chính (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019
Trong số người có sự thay đổi chức vụ hành chính trong 7 năm qua, phần lớn cán bộ có sự thay đổi chức vụ hành chính của mình là 1 lần chiếm 60,3%, kế tiếp có sự thay đổi 2 lần, chiếm tỷ lệ 33,4%, còn lại là 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ rất ít (6,3%). Khi nghiên cứu sâu hơn có thể thấy rằng, hơn một nửa cán bộ sau khi tốt nghiệp phải làm việc từ 3-5 năm mới được thay đổi chức vụ hành chính một lần (56,1%), kế tiếp là dưới 3 năm thay đổi một lần (35,7%), chỉ có 8,2% cán bộ 5 năm mới có sự thay đổi địa vị một lần. Điều này, đã chứng tỏ rằng, các cơ quan chức năng đã thực hiện theo Nghị định của cấp trên đề ra về tiêu chuẩn của việc bổ nhiệm, đề bạt, tăng chức cho cán bộ - công chức. Trong đó, bổ nhiệm chức vụ mới là ít nhất phải công tác được 5 năm; đối với việc đề bạt lên từng các chức vụ thì phải đảm nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm ít nhất 2 năm. Nhưng cũng có một số trường hợp được đề bạt, tăng chức trong vòng một năm vì sự cần thiết, thiếu người hoặc chức vụ đó chưa có người đảm nhiệm. Ngoài ra, cũng có nhiều lý giải khác như:
“Cơ quan của chúng tôi đã thực hiện theo Nghị định số 461/CP, ngày 09 tháng 10 năm 2012 về Tiêu chuẩn chức vụ cán bộ - công chức nước CHDCND Lào đã ghi rò, cán bộ mới vào nghề sẽ được bổ nhiệm một chức vụ hành chính nào đó là phải công tác và có kinh nghiệm về lĩnh vực đó ít nhất 3-5 năm. Trong khi những cán bộ đã được bổ nhiệm chức vụ hành chính cấp nào đó rồi thì có thể đề bạt, tăng chức cao hơn một bậc là phải làm việc hơn 2 năm mới đủ điều kiện được xem xét. Ngoài ra, cũng có nhiều điều kiện khác như: Cán bộ đó có nằm trong quy hoạch hay không, hiệu quả công việc đã đảm nhiệm, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, trí thức, sức khỏe và quan trọng là chức vụ đó còn trống hay có đủ người rồi”.(Nữ, 42 tuổi, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và môi trường).
Ý kiến khác cho biết: “Đối với cơ quan chúng tôi, thời gian qua đã thực hiện nghiêm khắc các nghị định của cấp trên, đặc biệt là Nghị đị về tiêu chuẩn chức vụ cán bộ - công chức. Nhưng chúng tôi đã có sự cụ thể hóa Nghị định này thành Quyết định cụ thể phù hợp với cơ quan chúng tôi. Vì cơ quan chúng tôi là trường học, phải có tiêu chuẩn riêng đối với đối tượng là giảng viên. Trong đó, ngoài những tiêu chuẩn chung đã nêu trong Nghị định chung thì chúng tôi còn có một tiêu chuẩn nữa là về trình độ học vấn, chuyên môn cho từng các chức vụ đặc biệt là chức vụ Trưởng khoa phải có trình độ chuyên môn cấp tiến sĩ; còn chức vụ Vụ trưởng thì từ cấp thạc sĩ trở lên. Nhưng trong thực tế khi thực hiện vấn đề này, Vì điều kiện thực tế, khó khăn trong công việc không thể thiếu người đảm nhiệm chức vụ đó thì chúng tôi cũng có lúc đến 1 năm đảm nhiệm chức vụ cũ mà đã đề bạt chức vụ cao hơn, có lúc trình độ chuyên môn cũng chưa đúng theo tiêu chuẩn đề ra”. (Nữ, 56 tuổi, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào).
Biểu đồ 3.3: So sánh sự thay đổi về chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước từ năm 2012 đến 2019 (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019
Kết quả phân tích trên có thể thấy rằng hơn một nửa cán bộ Nhà nước được hỏi đã có sự thay đổi về mặt địa vị, vị trí công tác kể từ năm 2012 đến nay, điều đó đã phản ánh quy mô cơ động xã hội theo chiều dọc diễn ra khá mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào trong những năm trở lại đây. Dựa trên kết quả thu được trong biểu đồ
3.3 có thể thấy rằng, có sự thay đổi đáng kể về chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ được hỏi từ năm 2012-2019. Chuyên viên năm 2012 chiếm 10,8% đến năm 2019 còn 1,8% giảm 9%. Còn chức vụ loại 6-8 thì có sự tăng dần đặc biệt là chức vụ loại 6 (chức vụ phó trưởng phòng và tương đương tăng 6,2%); nghĩa là các cán bộ trong nhóm chuyên viên có sự thay đổi về chức vụ hành chính của mình đa số có sự thay đổi từ chuyên viên lên, được bổ nhiệm chức vụ hành chính như chức phó trưởng phòng và chức vụ tương đương chiếm tỷ lệ khá nhiều; Ngoài ra cũng có sự tăng lên đáng kể của chức vụ hành chính loại 2 và loại 3. Chức vụ loại 3 là chức vụ phó vụ trưởng và chức vụ tương đương có sự tăng lên 7,2% và chức vụ loại 2 là chức vụ vụ trưởng và chức vụ tương đương tăng lên 8,2%. Như vậy, có sự cơ động lên rất mạnh từ cấp chuyên viên lên các chức vụ cao hơn và từ chức vụ cấp phòng lên cấp vụ chiếm tỷ lệ rất cao. Nhưng chức vụ khác thì chiếm tỷ lệ rất ít thậm chí có sự suy giảm đặc biệt là chức vụ cán bộ cao cấp như cấp Bộ trưởng và chức vụ tương đương trở lên.
Giới tính và sự cơ động theo chiều dọc
Bảng 3.5: Mối liên hệ giữa giới tính và sự cơ động xã hội theo chiều dọc (%)
Giới tính | Tổng | |||||
Nam | Nữ | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
Cơ động lên | 227 | 78,3 | 63 | 21,7 | 290 | 100 |
Cơ động xuống | 21 | 80,8 | 5 | 19,2 | 26 | 100 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019.
Theo kết quả khảo sát trong bảng 3.5 có thể thấy rằng, cơ động xã hội theo chiều dọc ở nam giới diễn ra nhiều và mạnh mẽ hơn so với nữ giới. Cụ thể, có 78,3% số người trả lời đánh giá cơ động đi lên nằm ở nam giới, trong khi đó ở nữ giới chỉ chiếm 21,7%; còn trong cơ động đi xuống tỷ lệ là nam giới chỉ chiếm 80,7% còn nữ giới chiếm 19,2%. Điều này cho thấy, xét ở góc độ giới tính, xu hướng cơ động xã hội dọc chịu sự tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố, trong đó quan niệm, nhận thức về vai trò của nữ giới ở các nước Đông Á nói chung và ở CHDCND Lào nói riêng trong tham
gia các quan hệ xã hội còn tồn tại những hạn chế nhất định, điều đó làm giảm khả năng cơ động của nữ giới so với nam giới. Nói cách khác, trong cơ động xã hội theo chiều dọc, tính cơ động của nữ giới diễn ra chậm hơn so với nam giới do định kiến giới trong tham gia các hoạt động và các quan hệ xã hội còn tồn tại nên tính cơ động có sự khác biệt nhau.
Biểu đồ 3.4: Mối liên hệ giữa giới tính và chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019
Khi nghiên cứu sâu hơn có thể thấy rằng (xem biểu đồ 3.4), sự thay đổi địa vị nghề nghiệp, chức vụ trong thang bậc chức vụ hành chính giữa nam và nữ có sự khác biệt nhau khá rò đặc biệt là cán bộ nam chiếm các vị trí, chức vụ hành chính cao hơn cán bộ nữ đặc biệt là chức vụ cán bộ cấp cao và chức vụ loại 1 như thứ trưởng các bộ và chức vụ tương đương, phó tổng cục, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Đồng thời chức vụ hành chính loại 3 và 4 cũng là cán bộ nam chiếm tỷ lệ cao hơn cán bộ nữ rất nhiều như chức vụ chủ tịch huyện, phó vụ trưởng, trưởng phòng và chức vụ tương đương. Còn cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam trong chức vụ thấp hơn như chức vụ loại 5 và loại 6 như chức vụ phó trưởng phòng và chức vụ tương đương trở xuống. Như vậy, có thể thấy rằng, sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ nam và nữ có sự khác biết đáng kể. Cán bộ nam chiếm tỷ lệ cao trong những chức vụ cao hơn cán bộ nữ.
Tuổi, thâm niên công tác và sự cơ động theo chiều dọc
Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa độ tuổi và sự thay đổi chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ Nhà nước (%)
Từ 31-40 tuổi | Từ 41-50 tuổi | Từ 50-60 tuổi | Trên 60 tuổi | Tổng | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Sự thay đổi về chức vụ hành chính | 119 | 23,3 | 209 | 41,0 | 178 | 34,9 | 4 | 0,8 | 510 | 100 | |
Mức độ thay đổi | 1 lần | 86 | 19,6 | 166 | 32,5 | 182 | 35,7 | 5 | 1,0 | 439 | 86,1 |
2 lần | 8 | 1,6 | 37 | 7,3 | 24 | 4,7 | 0 | 0 | 69 | 13,5 | |
3 lần trở lên | 0 | 0 | 1 | 0,2 | 1 | 0,2 | 0 | 0 | 2 | 0,4 | |
94 | 18,4 | 204 | 40,0 | 207 | 40,6 | 5 | 1,0 | 510 | 100 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019
Cơ động xã hội theo chiều dọc và xu hướng thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cá nhân cán bộ Nhà nước Lào có liên quan đến tuổi và thâm niên công tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhóm độ tuổi từ 41-50 tuổi có sự thay đổi về chức vụ hành chính và địa vị nghề nghiệp nhiều hơn độ tuổi khác (41,0%), kế tiếp đó là độ tuổi từ 51-60 tuổi chiếm 34,9%, tiếp theo là độ tuổi dưới 41 tuổi chiếm 23,3%, còn lại là độ tuổi 60 trở lên có sự cơ động xã hội theo chiều dọc về chức vụ hành chính thấp nhất chiếm tỷ lệ 0,8% (xem bảng 3.6). Như vậy, độ tuổi có ảnh hưởng khá rò nét đối với sự thay đổi về chức vụ hành chính, sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Nhà nước.
Khi nghiên cứu sâu hơn có thể thấy rằng, mức độ thay đổi chức vụ hành chính có sự khác biệt rò rệt giữa nhóm tuổi của đội ngũ cán bộ Nhà nước. Theo bảng 3.6 về mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ thay đổi chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ Nhà nước cho thấy, những cán bộ Nhà nước có sự thay đổi một lần (một cấp) trong thời gian công tác 7 năm (từ năm 2012 đến nay) là 2 nhóm tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 32,5% và từ 51-60 tuổi chiếm 35,7%. Còn những cán bộ có sự thay đổi 2 lần (2 cấp) cũng diễn ra nhiều hơn ở nhóm tuổi từ 41 -50 tuổi (chiếm 7,3%). Như vậy, nhóm tuổi từ 41-50 tuổi là nhóm tuổi có sự cơ động xã hội theo chiều dọc nhiều nhất. Là nhóm tuổi có thâm niên công tác khá lâu, có nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống.
“Đúng như chúng ta biết, cán bộ trong nhóm tuổi từ 41-50 tuổi là nhóm cán bộ có sức mạnh về nhiều mặt như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công việc, kinh nghiệm trong cuộc sống, có năng lực, hăng hái công việc, là độ tuổi đã chín muồi rồi. Đồng thời cán bộ có độ tuổi từ 50-60 tuổi cũng là độ tuổi chín muồi nhưng hơn già và có đặc điểm không còn hăng hái công việc như nhóm kia. Và là nhóm cán bộ chuẩn bị về hưu nên ít có sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong nhóm này phần lớn là có sự dịch chuyển thay đổi vị trí, lĩnh vực công tác mà thôi. Còn nhóm cán bộ có độ tuổi dưới 40 là những người còn non trẻ về mọi mặt, chưa chín muồi lắm. Họ có sức mạnh, có sự sáng tạo trong công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm”.(Nữ, 55 tuổi, Phó trưởng Ban Tổ chức cán bộ Thủ đô Viêng Chăn).
Ý kiến khác cho biết: “Trong thời gian 7 năm qua tôi nhận được sự quan tâm và sự tin tưởng từ cấp trên. Đã có sự thay đổi chức vụ hành chính 3 lần. Trong đó, có tăng chức 2 lần, còn một lần là chuyển lĩnh vực công tác. Theo tôi, để bổ nhiệm nào đó cho cán bộ là do nhiều yếu tố. Như tôi có trình độ chuyên môn phù hợp với chức vụ đang đảm nhiệm, đồng thời kinh nghiệm trong công việc này cũng nhiều hơn cán bộ khác, cộng với cơ quan tôi đang thiếu người nên tôi mới được tăng chức nhanh hơn người khác”.(Nam, 50 tuổi, cán bộ ở Tỉnh Hóa Phăn).
Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa thâm niên công tác và sự cơ động theo chiều dọc của cán bộ Nhà nước Lào hiện nay (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019.
Đồng thời, số cán bộ có sự thay đổi về chức vụ hành chính phần lớn tập trung vào nhóm cán bộ có thâm niên nghề nghiệp trên 20 năm (81,1%). Sự thay đổi này giảm dần theo hướng tỷ lệ thuận với thâm niên công tác và sự tích lũy kinh nghiệm làm việc của cán bộ Nhà nước. Khi nghiên cứu sâu hơn cho thấy, nhóm cán bộ có sự cơ động lên và thăng tiến địa vị nghề nghiệp, đề bạt chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có thâm niên