tổ chức của việc xã hội hóa hoạt động thi hành án. Lĩnh vực nào thuộc trách nhiệm của nhà nước, lĩnh vực nào cần xã hội hóa và xã hội hóa như thế nào. Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong tổng thể quá trình xã hội hóa một số hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung, phải được nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể trên các phương diện về tổ chức và hoạt động, về thủ tục và thẩm quyền.. từ đó kiến nghị những biện pháp cụ thể mô hình và bước đi phù hợp, mang tính khả thi cao.
Trước hết cần khẳng định trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc xã hội hóa từng bước thi hành án dân sự là cần thiết vì nó mang lại những lợi ích sau đây:
- Việc xã hội hóa giúp giảm tải khối lượng công việc của cơ quan thi hành án dân sự đang ngày càng tăng lên không ngừng, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án, tạo điều kiện để cơ quan thi hành án tinh lọc, kiện toàn, tinh giản biên chế, làm gọn nhẹ bộ máy, tiết kiệm một cách đáng kể cho ngân sách nhà nước.
- Thực hiện xã hội hóa sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng thi hành án dân sự nhờ có sự cạnh tranh giữa các cơ quan, tổ chức thi hành án, làm thay đổi phong cách, lề lối làm việc, thái độ phục vụ, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền, nhung nhiễu nhân dân; tạo thêm khả năng lựa chọn cho người dân phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mình.
Điều quan trọng là phải xác định đúng phạm vi những nội dung hoạt động thi hành án dân sự có thể và cần được xã hội hóa. Việc xã hội hóa phải phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử cụ thể của từng giai đoạn phát triển của xã hội. Ngoài ra cũng phải tính đến yếu tố tâm lý, tập quán, truyền thống, môi trường pháp lý ở từng vùng miền khác nhau.
Trên thế giới có ba mô hình về tổ chức thi hành quyết định của trọng tài đó là: Thi hành quyết định trọng tài do cơ quan nhà nước thực hiện (Thụy Điển, Trung Quốc…); hình thức bán công, tức do viên chức thực hiện đa số
việc về thi hành quyết định trọng tài trên nguyên tắc tự trang trải lấy thu bù chi trừ các khoản thu cho nhà nước; hình thức tư nhân thực hiện các việc về thi hành quyết định của trọng tài (Pháp). Đối với Việt Nam nên áp dụng hình thức bán công vừa phù hợp với điều kiện về dân trí, văn hóa, cũng phù hợp với sự chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Cùng với việc thông qua Luật thi hành án dân sự, Quốc hội Khoá XII kỳ họp thứ tư đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Luật thi hành án dân sự. Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 về việc thi hành Luật thi hành án dân sự là văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng nhằm triển khai có hiệu quả Luật thi hành án dân sự, đồng thời tạo cơ sở để Chính phủ quy định, tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương và một số nội dung chuyển tiếp cần thiết, liên quan đến hiệu lực và hiệu quả thi hành Luật thi hành án dân sự trong thực tiễn.
Hiện thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đang được thí điểm chế định thừa phát lại từ nay đến năm 2012. Sau đó, sẽ tổng kết đánh giá và cho triển khai rộng trên cả nước.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Các Điều Kiện Đảm Bảo Vận Hành Cơ Chế Thi Hành Quyết Định Trọng Tài
- Đối Với Thi Hành Quyết Định Của Trọng Tài Thương Mại Việt Nam
- Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 12
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Trước 01/07/1994 ở nước ta chỉ tồn tại trọng tài kinh tế nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan của Chính phủ, nên thực chất quyết định của trọng tài là quyết định mang tính hành chính và được thi hành bằng các biện pháp hành chính. Do đó, việc thi hành quyết định trọng tài không được đặt ra.
Sau khi trọng tài kinh tế nhà nước bị giải thể và hệ thống trọng tài phi chính phủ được thành lập, đến nay cũng chỉ đang trong thời kỳ chuyển đổi từ hình thức Nhà nước sang hình thức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài kiện toàn tổ chức, sửa đổi quy chế hoạt động cho phù hợp với các quy định của pháp luật, số lượng vụ việc được giải quyết tại trọng tài đang là con số hết sức khiêm tốn (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam – VIAC, bên cạnh Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, trung bình mỗi năm cũng chỉ giải quyết được 25 – 30 vụ). Trong khi cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, nhu cầu về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng tăng. Nhìn một cách tổng thể, thì hiện tại trọng tài của Việt Nam không có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất là chúng ta chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh để trọng tài thương mại hoạt động, trong đó có vấn đề về thi hành quyết định trọng tài.
Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của môi trường đầu tư là hệ thống giải quyết tranh chấp, mà giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức được xem xét đến đầu tiên trong nền kinh tế thị trường. Đối với trọng tài, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hoạt động của nó là chất lượng của quyết định trọng tài. Tuy nhiên, dù quyết định trọng tài có chất lượng đến mấy, nhưng nó không được thi hành trên thực tế thì cũng chỉ đơn
thuần nằm trên giấy tờ. Thông thường quyết định trọng tài được thi hành nhờ vào sự tự nguyện của các đương sự, nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta, văn hóa pháp lý của đại bộ phận nhân dân chưa cao, các nhà kinh doanh chưa thành nếp quen kinh doanh theo pháp luật thì việc tự nguyện thi hành quyết định của trọng tài là không phổ biến.
Trong những trường hợp quyết định trọng tài không được các đương sự tự nguyện thực hiện, thì cơ chế thi hành như thế nào? Vấn đề này mới chỉ có quy định mang tính chất chung chung, tương tự như cơ chế thi hành các bản án, quyết định của tòa án mà chưa có nhưng quy định cụ thể, mang tính đặc trưng, bởi đối tượng thi hành là quyết định trọng tài có những đặc điểm không giống với bản án, quyết định của tòa án.
Tuy nhiên, cũng đáng mừng rằng cùng với xu thế hội nhập của đất nước thì việc hoàn thiện pháp luật được đặc biệt chú trọng. Trong lĩnh vực về pháp luật trọng tài, các quy định đang được khẩn trương xây dựng và hoàn thiện mà cụ thể là Luật Trọng tài. Nội dung của văn bản này sẽ tiếp thu những kinh nghiệm của các nước kinh tế phát triển, có bề dầy lịch sử phát triển trọng tài, ngày càng tiệm cận với những quy định trong Luật mẫu UNCITRAL, cũng như tính tới sự phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Như vậy, dưới khía cạnh là một chế định của pháp luật trọng tài, hoàn thiện quy định về thi hành quyết định trọng tài góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài nói chung; mặt khác, nó sẽ giải quyết được một trong những vấn đề cơ bản làm giảm tính hiệu lực và uy tín của trọng tài. Điều này sẽ làm hoàn thiện khung pháp luật về giải quyết tranh chấp ở Việt Nam để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
2. Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
4. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
5. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI (2009) “Hội thảo Phân tích hiện trạng yêu cầu hủy quyết định trọng tài”.
6. Chính phủ (2008) “Báo cáo công tác thi hành án năm 2008”.
7. Bộ Tư pháp (2003) “Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác thi hành án dân sự”.
8. Học viện Tư pháp “Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
9. ThS Đỗ Hải Hà (2007), Bàn về khái niệm quyết định trọng tài nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Tạp chí Khoa học pháp lý 5 (42).
10. Nguyễn Đình Thơ (2007), Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Thủy (2007), Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội.
12. TS Nguyễn Trung Tín (2006), Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, NXB Tư pháp
13. TS. Nguyễn Am Hiểu, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, Dự án VIE/94/2003.
14. Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (04/2001), Báo cáo kết quả cuộc tòa đàm pháp luật về trọng tài thương mại Nhật Bản.
15. ThS Dương Văn Hậu (1999), Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia.
16. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Trọng tài quốc tế, NXB chính trị Quốc gia.
17. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
18. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
19. Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ quy định thủ tục thi hành án dân sự.
20. Nghị định số 116/CP ngày 5/09/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
21. Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
22. Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
23. Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL (1976).
24. Luật mẫu vè trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế (1975).
25. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.
26. Từ điển Luật học (2006), trr.194-706, NXB Từ điển Bách khoa – Tư pháp.
27. Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt.
Tiếng Anh
28. Wang Sheng Chang (1997), Experience with Nation Laws on enforcement of Awards, Enforcement of Awards in P.R China.
29. Asian Dispute Review (1999), The reciprocal enforcement of Arbitration Awards between Hong Kong and Mainland China, Butterworths Asia Publishing house.