Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Trong Ngành Vlxd Ở Việt Nam

Chính những thay đổi như vậy đã tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với các doanh nghiệp VLXD ở Việt Nam. Các doanh nghiệp dần thoát khỏi suy thoái, tạo điều kiện phát triển ổn định. Mặc dù tốc độ tăng trưởng sản xuất của ngành VLXD có dấu hiệu chậm lại (như đối với các doanh nghiệp gạch ốp lát thì tốc độ tăng trưởng sản xuất giai đoạn 2010-2019 là 5,9% so với 20,5% của giai đoạn 2000-2010), nhưng có thể thấy rằng ngành VLXD ở Việt Nam đã có sự ổn định, bền vững hơn sau một giai đoạn tăng trưởng nóng. Ngành VLXD ở Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Tính đến năm 2019, Việt Nam đứng thứ thứ 3 thế giới về sản lượng xi măng vào với 99 triệu tấn, đứng thứ 4 thế giới về sản lượng gạch ốp lát với 700 triệu m2, và đứng thứ 14 thế giới về sản lượng thép thô với 25,2 triệu tấn.

Tuy nhiên trước bối cảnh hiện nay, với sự cạnh tranh trên thị trường VLXD đã trở lên quyết liệt hơn bởi kinh tế trong nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Điều đó đặt ra cho ngành VLXD ở Việt Nam những yêu cầu về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hoạt động doanh nghiệp để tiếp tục tồn tại và phát triển.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành VLXD ở Việt Nam

Đặc điểm hoạt động kinh doanh là một yếu tố tác động không nhỏ đến cơ cấu nguồn vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Vì vậy, đây là yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Đối với các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam, đặc điểm hoạt động kinh doanh thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

- Gắn bó chặt chẽ với ngành xây dựng và chu kỳ phát triển của nền kinh tế

Đây là một đặc điểm nổi bật của ngành VLXD, thể hiện vai trò cung cấp yếu tố sản xuất trung gian của ngành. Biến động của ngành xây dựng và thị trường BĐS có những tác động to lớn đến các DN NY trong ngành VLXD. Khi thị trường bất động sản tăng trưởng, các công ty xây dựng khởi sắc thì cũng chính là lúc các DN NY trong ngành VLXD có cơ hội để tăng tốc trên con đường tìm kiếm lợi nhuận.

Đồng thời, hoạt động của ngành VLXD gắn chặt với chu kỳ phát triển của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh,các chủ thể kinh tế sẵn sàng chi nhiều hơn cho những khoản đầu tư xây dựng cũng như giao dịch bất động sản. Điều đó sẽ tạo ra những thuận lợi cho ngành VLXD phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu về nhà ở, bất động sản của các chủ thể kinh tế cũng sẽ giảm đi do sụt giảm về thu nhập thì ngành VLXD cũng sẽ gặp những khó khăn tương ứng.

Thực tế, với sự gắn bó chặt chẽ như vậy, cơ cấu nguồn vốn của các các DN NY trong ngành VLXD cũng có những thay đổi qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Trong giai đoạn 2000-2009, với sự phát triển của hoạt động xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN NY trong ngành VLXD tăng trưởng mạnh thì các doanh nghiệp này thường ưu tiên sử dụng nợ, nhằm gia tăng hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số bình quân của các các DN NY trong ngành VLXD giai đoạn này là vào khoảng 0,7. Tuy nhiên, khi thị trường xây dựng và BĐS có dấu hiệu trầm lắng thì các doanh nghiệp VLXD đã tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần hệ số nợ, đảm bảo tính an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số nợ bình quân của các DN NY trong ngành VLXD từ những năm 2014 đến nay là vào khoảng 0,5 – 0,6.

- Là một ngành kinh tế cần vốn đầu tư lớn song thời gian thu hồi vốn chậm:

So với các ngành công nghiệp khác, ngành VLXD đòi hỏi vốn đầu tư lớn tập trung chủ yếu cho đầu tư xây dựng nhà máy, trang bị dây chuyền, công nghệ. Ví dụ như đối với CTCP Tập đoàn Hoá Phát, để đầu tư thực hiện dự án sản xuất Gang thép Hoà Phát Dung Quất 2 số vốn ước tính là 85.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư tài sản cố định là 70.000 tỷ đồng và đầu tư tài sản lưu động là 15.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thời gian thi công một dự án thường kéo dài từ 3-5 năm, trong giai đoạn đầu chưa thể hoạt động với tối đa công suất nên thời gian thu hồi vốn là khá chậm. Chính vì vậy để đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, các DN NY trong ngành VLXD nên ưu tiên sử dụng các nguồn vốn dài hạn như vốn chủ sở hữu hay nợ dài hạn. Tuy nhiên ở Việt Nam các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ vay để tài trợ cho nhu cầu vốn của mình.

- Rủi ro kinh doanh cao:

Rủi ro kinh doanh của các các DN NY trong ngành VLXD khá cao, bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

(1) Các các DN NY trong ngành VLXD thường cần đầu tư một lượng vốn lớn vào tài sản cố định, khiến chi phí cố định thường ở mức cao. Trong trường hợp gặp khó khăn về tiêu thụ có thể dẫn đến khả năng không bù đắp được chi phí cố định;

(2) Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu như: than, điện, xăng dầu…thường xuyên biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào;

(3) Khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại của đa phần các DN NY trong ngành VLXD còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Như trong ngành sản xuất thép, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở bước gia công, năng lực sản xuất thép cơ khí chế tạo gần như chưa có. Đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch thì đa số vẫn sử dụng kết hợp thiết bị từ Ý, Tây Ban Nha với máy móc Trung Quốc. Việc sử dụng máy móc của Trung Quốc phải chấp nhận tuổi thọ và chất lượng sản phẩm ở mức độ thấp hơn.

(4) Thị trường đầu ra phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và sự phát triển của kinh tế vĩ mô nói chung. Đồng thời, các DN NY trong ngành VLXD của Việt Nam còn chịu sức ép cạnh tranh không hề nhỏ đến từ Trung Quốc và Thái Lan – những nước có lợi thế đến từ công nghệ, chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thụ của các DN NY trong ngành VLXD.

Với mức độ rủi ro cao như vậy, đòi hỏi các DN NY trong ngành VLXD phải cân nhắc trong việc sử dụng nợ, góp phần giảm thiểu rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Tính tập trung:

Tính tập trung của các DN NY trong ngành VLXD được thể hiện ở 2 góc độ: về vị trí địa lý và về quy mô hoạt động.

Thứ nhất, về vị trí địa lý: Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng và gạch ốp lát. Để tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có như đá vôi, đất sét, cao lanh và tràng thạch, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển khi mà sản phẩm của ngành VLXD thường cồng kềnh khó vận chuyển nên đa phần các doanh nghiệp sản xuất xi măng và gạch ốp lát đều sản xuất và phân phối theo từng vùng riêng. Các DN xi măng và gạch ốp lát tập trung chủ yếu ở Miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Còn ở Miền Nam, chỉ xuất hiện 1 số các doanh nghiệp như Taicera, Bạch Mã , Hoàng Gia,... tập trung vùng Đồng Nai, Vũng Tàu với sự phát triển ổn định và đều đang duy trì tốt thương hiệu của mình.

Thứ hai, về quy mô: Quy trình sản xuất VLXD thường được chia làm nhiều giai đoạn với nhiều khâu trung gian. Chỉ có các doanh nghiệp có thuận lợi về quy mô vốn đầu tư lớn mới có khả năng tham gia sản xuất đầy đủ chuỗi giá trị giúp giảm giá thành mang lại lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cao. Và hầu hết giá trị của ngành sẽ tập trung vào một số doanh nghiệp đứng đầu, như trong lĩnh vực sản xuất thép có thể kể ra một số ít doanh nghiệp lớn nhưng lại đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần như CTCP Tập đoàn Hoà Phát, CTCP Tập đoàn Hoa Sen. Còn đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì chỉ tham gia ở khâu gia công do không chủ động về nguyên vật liệu khiến giá trị gia tăng không nhiều.

Chính sự tập trung về quy mô như vậy đã dẫn đến sự phân hoá về cơ cấu nguồn vốn giữa các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp tập trung được quy mô vốn lớn, thường có rủi ro phá sản và chi phí phá sản thấp. Mặt khác, các doanh nghiệp này thường có dòng tiền ổn định và dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng hơn. Do vậy trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp này thường hệ số nợ sẽ cao hơn. Ngược lại các doanh nghiệp quy mô nhỏ thì khả năng tiếp cận vốn vay sẽ hạn chế hơn, thường thì hệ số nợ sẽ thấp hơn. Đồng thời khả năng tích luỹ vốn từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng thấp hơn, khó có thể hấp dẫn các nhà đầu tư khi huy động vốn từ bên ngoài.

- Tính sở hữu nhà nước:

Là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia, nền công nghiệp vật liệu xây dựng đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Chính vì vai trò quan trọng của ngành VLXD mà từ những năm đầu của thập niên 90, Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư phát triển ngành VLXD. Hàng loạt các DNNN về sản xuất VLXD được thành lập với mục đích chủ động điều phối, đảm bảo ngành VXLD được phát triển

hiệu quả nhất. Chính vì vậy các DN NY trong ngành VLXD trong giai đoạn này chủ yếu là các doanh nghiệp có sở hữu Nhà Nước. Chỉ từ những năm 2000 trở đi, các doanh nghiệp tư nhân mới xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thép như CTCP Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Thép Nam Kim…

Chính từ xuất phát điểm là các doanh nghiệp quốc doanh, cùng với các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước, một bộ phận các DN NY trong ngành VLXD có thể có những lợi thế về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay. Nhiều khoản vay của các doanh nghiệp VLXD còn được bảo lãnh bởi Chính Phủ. Ví dụ trong giai đoạn tăng trưởng mạnh (2000-2010) của ngành xi măng thì tính đến cuối năm 2010 có 16 dự án xi măng đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài được Chính phủ cấp bảo lãnh với tổng giá trị bảo lãnh và 1,675 tỷ USD, tương đương 17,92% tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Đặc điểm này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD.

2.1.3. Tổng quan về mẫu nghiên cứu

2.1.3.1. Căn cứ chọn mẫu nghiên cứu trong luận án

Một, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để lựa chọn các DN có mã ngành thuộc ngành VLXD.

Hai, căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả chọn các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Ba, để đảm bảo tính nhất quán về thời gian cũng như đặc điểm về cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD , tác giả chọn mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2008 trở về trước và có hoạt động kinh doanh liên tục trong thời gian nghiên cứu. Đồng thời có doanh thu chính là sản xuất và thương mại vật liệu xây dựng.

Bốn, để đảm bảo tính đại diện, tác giả chọn mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn (với doanh thu trên 200 tỷ đồng hoặc quy mô nguồn vốn trên 100 tỷ đồng); đại diện cho phần lớn thị phần của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam theo từng phân ngành nhỏ là xi măng, thép và gạch-đá xây dựng.

Theo các tiêu chuẩn trên, mẫu nghiên cứu của luận án gồm 30 doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu đảm bảo được một số tiêu chuẩn: (1) đúng đối tượng nghiên cứu trong luận án; (2) tính đại diện cho ngành VLXD Việt Nam khi mẫu gồm 27 DN NY trong VLXD có quy mô lớn theo từng phân ngành nhỏ là xi măng, thép, gạch – đá xây dựng. Còn lại số ít DN (3 DN) do đặc thù về quy mô phân ngành nhỏ mà số vốn kinh doanh tiệm cận mức 100 tỷ đồng như CTCP Xi măng Thái Bình, CTCP Viglacera Hạ Long 1, CTCP Gạch ngói cao cấp; (3) tính nhất quán. Ngoài ra, các doanh nghiệp này đều có nguồn thông tin, dữ liệu tài chính được kiểm toán hàng năm, đảm bảo được tính minh bạch và chính xác của dữ liệu.

Bảng 2.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu của luận án



STT


Tên doanh nghiệp


Mã CK

Tổng NV cuối 2020

(tỷ đồng)

DTT 2020

(tỷ đồng)

1

CTCP Đại Thiên Lộc

DTL

2,420

1,973

2

CTCP Tập đoàn Hòa Phát

HPG

131,511

90,118

3

CTCP Tập đoàn Hoa Sen

HSG

17,351

30,054

4

CTCP SX&KD Kim Khí

KKC

127

454

5

CTCP Thép Nam Kim

NGK

7,763

11,559

6

CTCP Thép Pomina

POM

11,174

9,819

7

CTCP Thép Tiến Lên

TLH

2,774

4,084

8

CTCP Thép Vicasa

VCA

312

2,159

9

CTCP Ống thép Việt Đức

VGS

1,705

6,669

10

CTCP Thép Việt Ý

VIS

2,874

4,061

11

CTCP Xi măng Bỉm Sơn

BCC

4,127

4,298

12

CTCP Xi măng Bút Sơn

BTS

3,262

3,063

13

CTCP Xi măng La Hiên

CLH

306

712

14

CTCP Xi măng Đà Nẵng

DXV

132

185

15

CTCP Xi măng Hoàng Mai

HOM

1,462

1,689

16

CTCP Xi măng Hà Tiên 1

HT1

10,037

7,962

17

CTCP Xi măng Vicem Hải Vân

HVX

790

637

18

CTCP Sadico Cần Thơ

SDG

839

1,661

19

CTCP Xi măng Thái Bình

TBX

27

20

20

CTCP Thạch cao Xi măng

TXM

136

165

21

CTCP CMC

CVT

1,393

1,307

22

CTCP Gạch Ngói Gốm XD Mỹ Xuân

GMX

142

264

23

CTCP Viglacera Hạ Long 1

HLY

48

36

24

CTCP Gạch ngói cao cấp

MCC

85

50

25

CTCP Đá Núi Nhỏ

NNC

379

401

26

CTCP Gốm sứ Taicera

TCR

918

919

27

CTCP Gạch men Thanh Thanh

TTC

200

297

28

CTCP Vicostone

VCS

6,055

5,659

29

CTCP Viglacera Hạ Long

VHL

1,247

1,898

30

CTCP Viglacera Tiên Sơn

VIT

960

1,291

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 12

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết)

2.1.3.2. Phân loại mẫu nghiên cứu

Tác giả chọn một số tiêu thức phân loại chính mà có thể ảnh hưởng đáng kể tới cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam là quy mô vốn, cơ cấu sở hữu, và ngành hàng.

Theo quy mô vốn: Các các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam trong mẫu hầu hết đều thuộc các doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, để xem xét ảnh hưởng của quy mô vốn tới cơ cấu nguồn vốn, tác giả phân chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm: Nhóm DN quy mô vốn trên 1.000 tỷ đồng (15 DN) và Nhóm DN quy mô vốn dưới 1.000 tỷ đồng (15 DN).

Theo cơ cấu sở hữu Nhà nước: Một doanh nghiệp hoạt động sẽ chịu sự kiểm soát và điều hành của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc. Chính vì vậy, cơ cấu sở hữu cổ đông sẽ có tác động không nhỏ đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp. Căn cứ tiêu thức sở hữu Nhà nước, các các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm: Nhóm DN có sở hữu Nhà nước (16 DN) và Nhóm DN không có sở hữu Nhà nước (14 DN)

Theo ngành hàng: Sản phẩm VLXD được chia thành nhiều chủng loại khác nhau, nhưng tiêu biểu có 3 nhóm sản phẩm chính: Xi măng, thép và gạch – đá xây dựng. Dựa theo ngành hàng, tác giả chia các DN trên thành 3 nhóm: Nhóm DN xi măng (10 DN); Nhóm DN thép (10 DN), Nhóm DN gạch – đá xây (10 DN).

2.1.3.3. Tình hình tài chính của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam

* Về quy mô tài sản

Quy mô tài sản là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hình 2.1. Tổng tài sản bình quân của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0


TBM

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam) Dựa vào biểu đồ, có thể thấy rằng quy mô tài sản của các các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2020 đã có sự tăng lên. Tốc độ tăng tài sản bình quân

là 13,56%/năm. Giai đoạn 2009-2015, tốc độ tăng trưởng ở mức 8,64% thì đến giai đoạn 2015- 2020 tăng lên mức 19,76%. Trong vòng 5 năm đầu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định nên quy mô kinh doanh của các DN tăng trưởng chậm. Từ năm 2015 đến nay, thị trường BĐS có nhiều khởi sắc, nhu cầu về VLXD tăng mạnh làm cho quy mô VKD của các DN liên tục được mở rộng.

Quy mô tài sản của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam có sự khác biệt theo từng nhóm doanh nghiệp. Cụ thể:

Xét theo quy mô, những DN lớn (quy mô tổng tài sản từ 1.000 tỷ đồng) cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt trội nhóm DN nhỏ (quy mô tổng tài sản dưới 1.000 tỷ đồng). Trong giai đoạn 2009-2015, tốc độ tăng trưởng của nhóm DN nhỏ là 3,29%, chỉ bằng 30% tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm DN lớn (9,29%). Giai đoạn 2015-2020, trong khi nhóm DN lớn gia tăng mạnh về quy mô tài sản, với tốc độ bình quân 17,03% thì nhóm DN nhỏ cho thấy sự sụt giảm nhẹ về quy mô (giảm 0,96%). Như vậy, nhóm DN lớn dẫn dắt sự tăng trưởng quy mô tài sản của toàn ngành. Một ví dụ điển hình là CTCP Tập đoàn Hoà Phát với quy mô tài sản đã tăng từ 10.243 tỷ đồng lên đến 74.764 tỷ đồng trong giai đoạn 2009-2020, tương ứng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 26,12%.

Hình 2.2. Tổng tài sản bình quân của các DN NY trong ngành VLXD theo quy mô

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I C U Ố I 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng

DN có quy mô vốn dưới 1000 tỷ đồng

TBM

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Xét theo cơ cấu sở hữu, các DN không có vốn nhà nước có quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản lớn hơn so với các DN có vốn nhà nước. Trong giai đoạn 2009-2020, tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân hàng năm của nhóm DN không có vốn nhà nước là 18,56%, cao hơn rất nhiều so với mức 0,36% của các DN có vốn nhà nước. Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước, sự tăng trưởng vượt bậc của các DN không có sở hữu nhà nước cho thấy tính đúng đắn của chính sách này trong ngành VLXD cũng như sự năng động, phát triển của các DN tư nhân trong ngành.

Hình 2.3. Tổng TSBQ của các DN NY trong ngành VLXD theo quan hệ sở hữu


14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN có vốn Nhà nước

DN không có vốn Nhà nước

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD) Xét theo ngành hàng, quy mô tài sản của DN ở từng phân ngành có sự khác biệt rõ rệt.

DN thép có quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản lớn nhất. Tổng tài sản bình quân của DN thép

đã tăng từ 2.156 tỷ đồng cuối năm 2009 lên đến 17.801 tỷ đồng vào cuối năm 2020, với tốc độ tăng bình quân gần 19%/năm. Theo sau là các DN gạch-đá xây dựng với mức tăng trưởng 10,35%. Các DN sản xuất xi măng có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. TTS giảm từ 2.156 tỷ đồng cuối năm 2009 xuống còn 2.112 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Ngành xi măng đã bước qua giai đoạn tăng trưởng nóng và đang ở giai đoạn bão hoà tiền suy thoái khi dư thừa nguồn cung. Do vậy, các DN xi măng tập trung chủ yếu vào việc tối ưu hoá sản xuất thay vì việc mở rộng quy mô sản xuất. Trái lại, cơ hội tăng trưởng với các DN gạch-đá và đặc biệt là DN thép còn nhiều, các DN này tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành. Một ví dụ điển hình là CTCP Tập đoàn Hoa Sen hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại thép đã tiếp tục đầu tư nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng mạng lưới phân phối với mức tăng trưởng tài sản bình quân là 22,34 %. Ngược lại CTCP Xi măng Bỉm Sơn thì trong cả giai đoạn 2009-2020 không đầu tư bổ sung, quy mô tài sản sụt giảm từ 4.635 tỷ đồng cuối năm 2009 xuống còn 4.127 tỷ đồng cuối năm 2020.

Hình 2.4. Tổng TSBQ của các DN NY trong ngành VLXD theo ngành hàng


20000

15000

10000

5000

0

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN thép

DN xi măng

DN gạch

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí