Kinh Nghiệm Của Các Gđtc Tại Khu Vực Châu Âu*****

ứng lại những tuyên bố về thay đổi cơ cấu nguồn vốn, và tăng VCSH bằng cách phát hành cổ phần thường đi kèm với sụt giảm giá trị cổ phiếu. Những công ty muốn duy trì giá cổ phiếu chọn phát hành thêm cổ phần thường là lựa chọn cuối cùng. Trái lại, tăng nợ nay là tín hiệu của uy tín tín dụng (Beattie và cộng sự, 2006).

b. Những nguyên tắc hoạch định cơ cấu nguồn vốn

Nguyên tắc quan trọng nhất là tránh phá sản, cùng với nó là tối đa hoá lợi nhuận và duy trì sự linh hoạt tài trợ (financial flexilibity)**. Duy trì sự linh hoạt tài trợ là nhân tố quan trọng số 1 của các CFO ở Bắc Mỹ và châu Âu khi hoạch định cơ cấu nguồn vốn. Theo sau đó là tối đa hoá giá cổ phần, duy trì tính ổn định của tỷ lệ chi trả cổ tức, việc xem xét những nguồn tài trợ trước đó, và việc bảo vệ quyền kiểm soát. Các CFO cũng xem xét đến chính sách tài trợ của những doanh nghiệp đối thủ, đặc biệt là nhóm DN theo đuổi chính sách tài trợ biến động theo điều kiện ngoại cảnh.

Những công ty lựa chọn cơ cấu nguồn vốn theo trật tự phân hạng có hệ số nợ cao hơn, điều này được lý giải một phần là do nợ vay bao gồm cả những khoản nợ chiếm dụng như Phải trả người bán mặc dù nguồn vốn được xem là không phù hợp cho đầu tư dài hạn. Việc dễ dàng tiếp cận với những nguồn vốn này, cùng với sự ưa thích tính sẵn có của nguồn vốn trong tài trợ, dẫn đến việc tăng sử dụng nguồn thường xuyên trong tài trợ dài hạn. Một phần lý do đến từ việc tiếp cận các khoản vay dài hạn với điều kiện ưu đãi tương đương của các ngân hàng tại Hy Lạp không hề dễ dàng (Eriotis và cộng sự, 2007).

Những công ty lựa chọn lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh thường xuyên xem lại mục tiêu và cho thấy tần suất cao hơn những công ty theo lý thuyết trật tự phân hạng. Trái ngược với những công ty có hệ số nợ thấp, những công ty điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo điều kiện ngoại cảnh cho thấy số lượng ngân hàng hợp tác cao nhất, và thường xuyên ước tính lại chi phí đi vay với những ngân hàng này.

Những công ty ở Hy Lạp theo đuổi chính sách kinh doanh của riêng mình và né tránh việc sử dụng nợ vay dài hạn. Mục tiêu của các nhà quản lý là hoạt động kinh doanh ở một mức nợ vay mà tại đó chi phí và lợi ích của việc sử dụng nợ vay được cân bằng (thay vì mức nợ vay làm tối đa hoá giá trị công ty hay tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn như lý thuyết). CFO đối mặt với việc cân bằng tài trợ hỗn hợp thông qua cân nhắc chính sách tài chính của các đối thủ và phát hành nợ vay mới, song không làm pha loãng quyền kiểm soát tập trung.


** Việc chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt có thể gây những tranh cãi. Trong luận án này, tác giả sử dụng cụm từ “sự linh hoạt tài trợ” với hàm ý một công ty sẽ luôn vay nợ thấp hơn mức tối đa nó có thể vay để tránh nguy cơ kiệt quệ về tài chính hoặc để tránh tình trạng bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có triển vọng do thiếu năng lực tài chính hoặc để duy trì một mức xếp hạng tín dụng mục tiêu (Graham & Harvey, 2001).

1.4.2.2. Kinh nghiệm của các GĐTC tại Sri Lan-ka***

Các cuộc điều tra CFO trước đây được thực hiện tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Hy Lạp, Châu Âu, Phần Lan, số lượng nghiên cứu làm rõ quan điểm của CFO tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển còn khá khiêm tốn. Nghiên cứu tại Sri Lan-ka được thực hiện bởi Banda & Koralalage (2016) làm rõ quan điểm của CFO tại 37 công ty niêm yết tại thị trường đang phát triển và nhận diện những điểm khác biệt với các quốc gia phát triển. Những công ty trong mẫu nghiên cứu có P/E cao hơn trung bình ngành, trả cổ tức, có CFO trẻ và kinh nghiệm làm việc dưới 9 năm. Hệ số nợ bình quân thấp, có 89% số công ty chưa sử dụng quá 30% nợ vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Đối với câu hỏi về hệ số nợ mục tiêu, có 54% CFO lựa chọn hệ số nợ linh hoạt, tức là không cố định hệ số nợ mục tiêu khi huy động vốn; 29% doanh nghiệp có hệ số nợ khá chặt; 7% có hệ số nợ chặt và 11% không có hệ số nợ mục tiêu.

Những nhân tố chính ảnh hưởng đến chính sách vay nợ gồm có: sự dao động của lợi nhuận & dòng tiền (chiếm 78.6%) đạt 3.04/4; lá chắn thuế của nợ vay (chiếm 64.3% đạt 2.82/4); chi phí chuyển đổi và các loại phí (chiếm 57.1% đạt 2.07/4) và xếp hạng tín dụng (chiếm 53.6%) đạt 2.04/4.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 11

Việc lựa chọn kỳ hạn nợ vay (ngắn hạn và dài hạn) do hai nhân tố “tương thích giữa đầu tư và tài trợ” (chiếm 64.3%) và “lãi suất” (chiếm 60.7%) quyết định. Về phương thức tài trợ, chỉ có 9/37 CFO có phát hành cổ phần thường để huy động vốn với mục tiêu chính là duy trì hệ số nợ mục tiêu. Có 28.6% CFO chọn phát hành cổ phần thường khi thị trường đang đánh giá cao cổ phiếu của công ty.

c. Một số điểm khác biệt so với các CFO tại các quốc gia phát triển

Sự dao động của lợi nhuận & dòng tiền là nhân tố đứng vị trí số 1 khi hoạch định cơ cấu nguồn vốn ở Sri Lan-ka trong khi nhân tố này chỉ đứng số 3 ở Mỹ. Điều này là do các quốc gia đang phát triển trải qua giai đoạn giảm sút dòng tiền. Đồng thời dòng tiền của các DN ở Sri Lanka cũng cho thấy sự dao động bởi lãi suất biến động và lãi suất thị trường cao.

Sự linh hoạt tài chính đứng vị trí số 1 tại Mỹ song tại Sri Lanka lại xếp bị trí thấp nhất. Điều này là do sự thiếu hụt các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp ở các thị trường đang phát triển. Ngoài nợ vay ngân hàng và thị trường cổ phiếu non trẻ, doanh nghiệp gần như không còn cách huy động vốn nào khác. Duy trì xếp hạng tín dụng là nhân tố quan trọng thứ hai tại Mỹ song đứng thứ 4 tại Sri Lanka. Đo lường năng lực tín dụng của doanh nghiệp chưa thực sự phổ biến tại Sri Lanka cũng như tại các quốc gia phát triển. Là một



*** Tổng hợp dựa trên nghiên cứu của Weerakoon Banda Yatiwelle Koralalage (2016). CFOs’ view on corporate financing decisions-Evidence from emerging market of Sri Lanka Qualitative Research in Financial Markets, 8(4), 331-358.

quốc gia bank-based truyền thống, hệ thống ngân hàng tại Sri Lanka cho phép vay ngắn hạn dễ dàng hơn là phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Do vậy, có đến 54% CFO chọn cơ cấu nguồn vốn linh hoạt.

Đối với việc phát hành cổ phần thường mới, trong khi phần lớn những công ty tại Mỹ đưa ra lý do về vấn đề sụt giảm giá cổ phần, thì duy trì một hệ số nợ nục tiêu chiếm thứ hạng cao nhất tại Sri Lanka. Nhân tố thứ hai liên quan đến phát hành cổ phần thường tại Mỹ là loãng giá cổ phần thì tại Sri Lanka, nhân tố này chỉ đứng ở vị trí thứ 3. Điều này cho thấy tâm lý ưa thích sử dụng nợ vay ngân hàng và né tránh phát hành cổ phần thường khi huy động tăng vốn ở các thị trường tài chính đang phát triển. Tương tự như rất nhiều thị trường mới nổi, giá cổ phiếu của các công ty ở Sri Lan-ka có biên độ dao động lớn; do vậy, các CFO có xu hướng tăng vốn cổ phần khi cổ phiếu được đánh giá cao trên thị trường.

Những công ty ở Sri Lan-ka đang trong giai đoạn tăng trưởng và có hệ số nợ thấp, linh hoạt. Các CFO ưa thích sử dụng nợ vay ngắn hạn để theo đuổi chính sách tài trợ linh hoạt hơn là thiết lập và duy trì cơ cấu nguồn vốn mục tiêu. Quyết định cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư, đặc biệt là dòng tiền tương lai là lợi nhuận của dự án đầu tư. Thị trường tài chính phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng và sự non trẻ của TTCK dẫn đến phát hành cổ phần thường là lựa chọn cuối cùng để duy trì hệ số nợ mục tiêu.

1.4.2.3. Kinh nghiệm của GĐTC tại khu vực Trung Đông****

Những công ty ở TĐ, tương tự như Bắc Mỹ và Châu Âu, không có cơ cấu vốn mục tiêu. Phần lớn quyết định của các CFO tuân theo trật tự phân hạng trong huy động vốn. Trái lại, một số ít những công ty thiết lập cơ cấu nguồn vốn mục tiêu thường bám rất sát mục tiêu này. Phát hành cổ phần thường được các CFO lựa chọn chủ yếu để duy trì D/E mục tiêu thay vì duy trì thị giá cổ phiếu.

Giá của cổ phiếu sau phát hành nợ vay hoặc cổ phần thường là nhân tố quan trọng tác động đến quyết định phát hành cổ phần thường của các công ty trong mẫu. 25% số CFO nói rằng họ dùng nợ vay khi cổ phiếu của công ty bị định giá thấp trên thị trường. Ít hơn 10% số CFO trả lời họ tái cân bằng hệ số nợ theo sự thay đổi giá thị trường của cổ phiếu.

Việc lựa chọn thời gian đáo hạn của các khoản nợ phụ thuộc vào hai nhân tố chính là sự phù hợp giữa đầu tư và tài trợ và tính thời điểm của thị trường. Khi lãi suất ngắn hạn



**** Tổng hợp từ nghiên cứu của Abdelaziz Chazi, Paulo Renato Soares Terra, Fernando Caputo Zanella (2009). Theory versus Practice: perspectives of Middle Eastern financial managers. European Business Review, 22(2), 195- 221.

thấp hơn dài hạn, các công ty lựa chọn nợ vay ngắn hạn. Đồng thời, những doanh nghiệp ở TĐ lấy cổ đông làm trung tâm, do vậy lựa chọn mục tiêu tối đa hoá khả năng sinh lời khi huy động vốn là chính.

Như vậy, các quốc gia Trung Đông, khu vực có thể chế giao thoa, cho thấy sự tương đồng của các CFO với các quốc gia Bắc Mỹ khi ra quyết định về cơ cấu nguồn vốn. Với mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông, quyết định tài trợ được đưa ra sao cho lợi ích của các cổ đông được đặt lên hàng đầu. Các CFO ở TĐ ưa thích trật tự khi huy động vốn, quan tâm nhiều đến thị giá cổ phiếu, và có hành vi điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn để duy trì giá thị trường của cổ phần.

1.4.2.4. Kinh nghiệm của các GĐTC tại khu vực châu Âu*****

Vay ngân hàng tiếp tục là nguồn vốn hấp dẫn được các CFO lựa chọn với 74%, mức sẵn có của nguồn vốn này cũng tăng lên mức 70%. Các ngân hàng cũng có xu hướng cho vay nhiều hơn. Mức hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp tăng từ 26% trong vòng 5 năm qua lên mức 65%. Mức hấp dẫn cao hơn mức sẵn có 57% cho thấy nhu cầu huy động vốn từ phát hành trái phiếu tăng mạnh. Vốn cổ phần thường cũng cho thấy sự gia tăng mạnh về mức hấp dẫn, từ 49% tại Q3-2020 lên mức 64% Q1-2021. Đồng thời, mức hấp dẫn cao hơn mức độ sẵn có cũng cho thấy nhu cầu huy động vốn chủ tăng cao. Nguyên nhân chính đến từ hoạt động M&A tăng mạnh.

Hầu hết các doanh nghiệp tại châu Âu đều dựa trên nợ vay (74% cho nợ vay ngân hàng, 13% cho trái phiếu và 12% cho vốn cổ phần). Đối với nợ vay phát sinh năm 2019, có 1/3 số nợ vay có kỳ hạn từ 4 đến 5 năm, 25% là từ 6 đến 10 năm. Chỉ có 6% số nợ vay ngắn hạn của 2019 là ngắn hạn. 50% số nợ vay là lãi suất cố định và ít hơn 30% nợ vay là lãi suất thả nổi. Trong năm 2019, 30% số công ty có kỳ vọng trả nợ trước hạn hoặc đúng hạn, 70% quyết định đảo nợ với quy mô bằng hoặc ít hơn. 20% số công ty không thay thế nợ vay trong khi có 6% công ty tìm kiếm những nguồn tài trợ khác. So với những khu vực kinh tế khác, chi phí lãi vay tại châu Âu tương đối thấp trong suốt phần còn lại của năm 2019. Trái ngược với những khu vực có lãi suất cao như châu Mỹ La-tinh, châu Á và châu Phi, các doanh nghiệp có xu hướng giữ lượng tiền mặt khá lớn.

Về mục đích sử dụng, 43% số công ty chọn tài trợ cho dự án mới; 22% số công ty chọn đáp ứng nhu cầu VLĐ. Tổng qua mô nợ vay ngân hàng là 124 triệu Euro, trái phiếu là 203 triệu Euro, Cổ phiếu là 105 triệu Euro.



***** Phần này dựa trên hai tài liệu: CFO-survey 1st Quarter 2021 Brighter times ahead? Của Deloitte (2019) và Điều tra CFO năm 2019 của TIAS tại các quốc gia châu Âu, Tháng 5 2019: Special Edition Survey on Corporate Financial Planning.

Để xác định và giám sát cơ cấu nguồn vốn tối ưu và quy mô nợ vay, các CFO có một tập hợp những hệ số nợ họ sử dụng để làm rõ khoảng biến thiên mục tiêu. Những chỉ tiêu này gồm Debt/EBITDA, D/A, D/E, Interest Coverage, Credit Rating, Total Liabilities/Total Assets, and Debt/Value. Có ba chỉ tiêu phổ biến nhất được CFO dùng để giám sát cơ cấu nguồn vốn của những công ty tại châu Âu là D/EBITDA, D/A, và D/E. Hơn 80% số CFO xếp chỉ tiêu D/EBITDA ở top 3 chỉ tiêu dùng để giám sát cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của công ty. 50% CFO cho rằng đây là chỉ tiêu quan trọng nhất. 1/3 số công ty thiết lập mục tiêu chặt chẽ cho số nợ có thể vay dựa trên mức EBITDA đạt được. Có 20% CFO thiết lập mục tiêu linh hoạt và gần 25% CFO không có bất kỳ mục tiêu nào. Gần 30% số công ty có thiết lập mục tiêu cho chỉ tiêu này có điều chỉnh hơn 3 lần trong vòng 10 năm gần đây. 57% công ty không điều chỉnh D/A theo số nợ mà họ sử dụng. Đối với chỉ tiêu D/E có 31% công ty thiết lập mục tiêu chặt, 31% công ty mục tiêu lỏng, 20% công ty duy trì mục tiêu linh hoạt. Trong vòng 10 năm qua, có 25% công ty điều chỉnh D/E một lần, 1/3 số công ty điều chỉnh D/E đáng kể nhiều hơn hai lần.

Những nhân tố tác động đến việc lựa chọn mức nợ vay phù hợp cho công ty gồm có: duy trì sự linh hoạt tài chính (69%), sự biến động của dòng tiền & lợi nhuận (55%), mức lãi suất (58%). Mục tiêu chính của duy trì sự linh hoạt tài chính là tránh kiệt quệ tài chính trong giai đoạn nền kinh tế giảm sút (63%), khả năng nhanh chóng theo đuổi những cơ hội đầu tư hấp dẫn (47%), duy trì hạn mức tín dụng chưa sử dụng đến (47%), duy trì lượng tiền mặt lớn (35%).

Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng giảm mạnh, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các CFO tại các công ty ở châu Âu có xu hướng sử dụng nợ vay dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư và duy trì hoạt động kinh doanh. Các CFO ở đây cho thấy sự thận trọng và ổn định trong quyết định cơ cấu nguồn vốn. Rủi ro tài chính đến từ việc mất khả năng thanh toán và kiệt quệ tài chính là nhân tố quan trọng hàng đầu trong hoạch định CCNV của các CFO tại châu Âu.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm dành cho các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam

Qua nghiên cứu tình huống tại Tập đoàn thép Nhật Bản và Tập đoàn Siam Thái Lan, kết hợp cùng nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của CFO tại một số quốc gia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam về quyết định tài trợ vốn:

Thứ nhất, sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của các DNNY trong ngành VLXD trên thế giới từ năm 2016 đến nay khá rõ nét, gắn với bối cảnh kinh tế vĩ mô, bối cảnh ngành, và hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngành VLXD đang bước vào một chu kỳ sống mới với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản xuất bền vững, tuân thủ các chuẩn mực về quản trị công ty cũng như đạo đức kinh doanh. Tiềm năng tăng trưởng của thị trường nội địa dần thu hẹp, các doanh nghiệp này đều đã

dịch chuyển nguồn lực và định vị thương hiệu ở cấp độ toàn cầu thay vì chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Nhu cầu chi đầu tư cho TSDH tăng mạnh, đặc biệt là các khoản đầu tư cho nghiên cứu phát triển vật liệu tái tạo, thân thiện với môi trường, tuân thủ quy trình sản xuất bền vững, giảm phát thải khí CO2. Giai đoạn tăng trưởng nóng theo chiều rộng của ngành VLXD đã qua. Ngành VLXD bước vào giai đoạn cạnh tranh ở phân khúc trung và cao cấp, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm khác biệt hoá trở thành yếu tố then chốt để các công ty tồn tại.

Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nền kinh tế Việt Nam tiếp tục nhận được đánh giá khả quan về tốc độ tăng trưởng, nợ vay ngân hàng là một sự lựa chọn phù hợp. Tốc độ tăng trưởng của ngành VLXD được dự báo tăng trong giai đoạn 5 năm tiếp theo khi chính phủ thúc đẩy đầu tư công và các dự án cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, mô hình tài trợ thận trọng và ưu tiên sử dụng nguồn vốn dài hạn, đặc biệt là năng lực tự tài trợ bằng nguồn vốn nội sinh được các TĐ VLXD sử dụng nhằm đảm bảo an toàn tài chính, khả năng thanh toán, tính liên tục của hoạt động, và sự linh hoạt tài trợ. Mô hình này cũng cho phép doanh nghiệp có thể nhanh chóng tổ chức nguồn vốn khi có những cơ hội đầu tư tiềm năng, tránh tình trạng kiệt quệ tài chính hoặc bỏ qua những dự án triển vọng.

Thứ tư, duy trì một chính sách cổ tức ổn định nhằm phát những tín hiệu tích cực đến các cổ đông hiện hành cũng như toàn bộ thị trường là một sự lựa chọn sáng suốt trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt rất rõ khi xem xét tình huống của TĐ Thép và TĐ xi măng. Ngành thép đã bước vào giai đoạn tái cấu trúc và đang có xu hướng tích luỹ nguồn vốn (tích luỹ tiền mặt và tăng mạnh vay dài hạn) để phục vụ cho nhu cầu này. Ngành xi măng vẫn đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng với dòng tiền mặt dồi dào, nợ vay thấp và mức chi trả cổ tức cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM


2.1 Tổng quan về các các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam

VLXD là các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay nhân tạo, với các tính chất cơ học và hóa lí nhất định, được sử dụng để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, gia thông, thủy lợi…VLXD là một trong các yếu tố then chốt quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Thông thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ chủ yếu trong tổng giá thành xây dựng: 75 - 80% đối với các công trình dân dụng và công nghiệp, 70-75% đối với các công trình giao thông, 50 - 55% đối với các công trình thủy lợi. Sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng song hành với sự phát triển của ngành xây dựng do VLXD là yếu tố đầu vào cốt lõi cho các DN xây dựng. Do vậy, ngành VLXD là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền công nghiệp vật liệu xây dựng vững mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Chính vì vai trò quan trọng của ngành VLXD mà trong những năm qua Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư phát triển VLXD. Từ đó, giúp cho ngành VLXD có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển. Có thể thấy được sự phát triển của ngành VLXD tại Việt Nam qua một số giai đoạn sau:

Giai đoạn đặt nền móng (trước năm 2000)

Trong giai đoạn này, ngành VLXD ở Việt Nam giai đoạn này còn nhiều sơ khai. Tính đến trước năm 1960, ở Việt Nam chỉ có duy nhất 1 nhà máy xi măng; còn để sản xuất thép và gạch ốp lát thì chưa nhà máy nào của Việt Nam đáp ứng được. Phải đến sau năm 1960, để đáp ứng nhu cầu xây dựng ở miền Bắc, các doanh nghiệp sản xuất VLXD mới được thành lập. Năm 1963, khu liên hiệp Gang thép Thái Nguyên đã cho ra đời mẻ gang đầu tiên. Một số nhà máy sản xuất gạch ốp lát đã hình thành ở Hà Nội, Đồng Nai, Thái Bình. Tuy vậy, quy mô và chất lượng sản phẩm VLXD của Việt Nam trong giai đoạn này còn thấp. Nguyên nhân của sự phát triển cầm chừng này là do trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, sản xuất nông nghiệp được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, được ưu tiên nhập khẩu VLXD với giá rẻ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN khác.

Bước sang giai đoạn 1990-2000, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành VLXD là sự ra đời của các tổng công ty theo mô hình Tổng công ty 91 như: Tổng công ty Xi măng Việt Nam (1994); Tổng công ty Thép Việt Nam (1995); Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (1995). Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một số doanh

nghiệp ngoài quốc doanh như Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát (tiền thân của CTCP Tập đoàn Hoà Phát, các công ty liên doanh như Công ty thép Việt Nhật, Công ty thép Việt Ý…) càng làm cho năng lực sản xuất VLXD được cải thiện. Nhờ đó, sản phẩm VLXD Việt Nam đã trở nên đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong nước và bước đầu đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Giai đoạn tăng trưởng (từ năm 2000 đến 2009)

Đây là giai đoạn chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành VLXD về cả số lượng doanh nghiệp cũng như sản lượng sản phẩm sản xuất. Cụ thể:

Đối với ngành xi măng, do nhu cầu xây dựng trong nước tăng đột biến sau thời kỳ mới và quy hoạch ngành xi măng giai đoạn trước đã cho phép các dự án lớn được vay vốn và mua máy móc từ nước ngoài. Khoảng 60% các nhà máy xi măng hiện tại trong ngành đều được xây dựng trong giai đoạn này với nhiều dự án được bảo lãnh bởi chính phủ để vay nợ nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xi măng trong nước. Điều đó đã làm cho mức sản xuất tiêu thụ nội địa tăng từ 13,29 triệu tấn vào năm 2000 lên đến 45,5 triệu tấn vào năm 2009. Việt Nam trở thành nước đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nước sản xuất nhiều xi măng trên thế giới với tốc độ tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ hằng năm từ 9%-16%.

Đối với ngành thép, khối lượng sản xuất và tiêu thụ trong nước tăng từ 2,4 triệu tấn đến 7,8 triệu tấn trong giai đoạn này. Trong đó hoạt động sản xuất thép bán thành phẩm (phôi vuông) tăng mạnh với mức tốc độ bình quân 20%. Tuy nhiên với các sản phẩm thép thành phẩm đặc biệt như thép dẹt thì vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Đối với ngành gạch ốp lát & đá xây dựng (sau đây gọi chung là gạch – đá XD) , từ 67,2 triệu m2 năm 2000, công suất thiết kế toàn ngành gia tăng nhanh chóng, đạt 328,2 triệu m2 trong năm 2009. Sản lượng sản xuất năm 2009 lần lượt là 295 triệu m2, tương đương tốc độ tăng trưởng 20,5% trong giai đoạn 2000 – 2009. Dây chuyền sản xuất gạch ốp lát trong giai đoạn này đã có sự nâng cấp đáng kể, được nhập khẩu đồng bộ từ Ý và Tây Ban Nha. Tồn tại một số ít doanh nghiệp lựa chọn máy móc nhập từ Trung Quốc.

Giai đoạn tái cấu trúc (từ năm 2010 đến nay)

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, ngành VLXD lại gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và sự đóng băng của thị trường nhà đất giai đoạn 2010 – 2013. Chênh lệch giữa nguồn cung của các nhà máy và sức tiêu thụ trong nước liên tục gia tăng, như đối với ngành sản xuất xi măng có những nhu cầu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 70% công suất sản xuất. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều doanh nghiệp duy trì công nghệ lạc hậu, thiết bị quá cũ, chất lượng sản phẩm không ổn định. Để tồn tại, các doanh nghiệp VLXD trong giai đoạn này bắt đầu tập trung hơn vào cải thiện về công nghệ và kỹ thuật sản xuất, hoàn thiện quy trình sản xuất đồng thời gia tăng quy mô bằng các thương vụ mua bán sáp nhập, đánh dấu khởi đầu của giai đoạn tái cấu trúc trong ngành VLXD ở Việt Nam.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí