Kết Quả Kinh Doanh Bình Quân Của Các Dn Ny Trong Ngành Vlxd

* Về cơ cấu tài sản:

Hình 2.5. Tỷ trọng TSCĐ của các DN NY trong ngành VLXD


70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

DN VLXD

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Trong giai đoạn 2009-2020, TSCĐ bình quân chiếm từ 45% ~ 60% tổng tài sản của các DN NY trong ngành VLXD, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành. Tỷ trọng TSCĐ sụt giảm trong giai đoạn 2009-2017 và gia tăng trở lại trong ba năm trở lại đây. Điều này là do trong giai đoạn 2009-2015, sự ngưng trệ của thị trường BĐS dẫn đến HTK và Nợ phải thu của các DN NY trong ngành VLXD tăng cao, DN ưu tiên tài trợ cho nhu cầu VLĐ nhằm đảm bảo hoạt động. Tình trạng này kéo dài đến năm 2017. Sau đó, toàn ngành VLXD, đặc biệt là các DN thép bước vào giai đoạn phục hồi khi nhu cầu xây dựng tăng, thị trường BĐS khởi sắc cùng với sự tăng tốc của nền kinh tế.

Tỷ trọng TSCĐ giữa các DN NY trong ngành VLXD có sự khác biệt nhất định do chịu sự chi phối của quy mô vốn, cơ cấu sở hữu, và ngành hàng kinh doanh. Cụ thể:

Theo quy mô, tỷ trọng TSCĐ của nhóm DN nhỏ giảm liên tục, từ 52,78% vào năm 2009 xuống còn 47,27% vào năm 2020. Ngược lại nhóm DN lớn cho thấy sự gia tăng trở lại sau năm 2017. Nhìn chung, tỷ trọng TSCĐ của nhóm DN lớn đã tăng từ 50,62% vào năm 2009 lên đến 54,42% vào năm 2020. Như vậy, trong khi hầu hết các DN nhỏ không có sự đầu tư lớn về TSCĐ thì các DN lớn tiếp tục nâng cấp, đổi mới dây chuyền, gia tăng năng lực sản xuất, đặc biệt là sau năm 2017.

Hình 2.6. Tỷ trọng TSCĐ theo quy mô vốn kinh doanh

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020


DN có quy mô trên 1000 tỷ đồng

DN có quy mô dưới 1000 tỷ đồng

Theo tính chất sở hữu, nhóm DN có vốn Nhà nước mà chủ yếu là các DN xi măng trong giai đoạn 2009-2020 đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng TSCĐ. Ngược lại, nhóm DN không có vốn Nhà nước, với tỷ trọng TSCĐ ban đầu thấp lại cho thấy sự gia tăng liên tục, từ 38,42% lên đến 51,62% năm 2020. Tuy nhiên, tỷ trọng TSCĐ của nhóm DN có vốn Nhà nước cao hơn khá nhiều so với nhóm DN không có vốn nhà nước, luôn duy trì quanh mức 70%.

Trong giai đoạn 2009-2017, các DN tư nhân đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, hình thành các cụm công nghiệp sản xuất lớn như dự án Dung Quất 1 của CTCP TĐ Hoà Phát, dự án về mở rộng chi nhánh và tiếp vận cảng quốc tế của CTCP TĐ Hoa Sen. Từ năm 2017 đến nay, các DN này tiếp tục đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, hệ thống phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng gia tăng của toàn nền kinh tế.

Hình 2.7. Tỷ trọng TSCĐ theo quan hệ sở hữu


90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN có vốn Nhà nước

DN không có vốn Nhà nước

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


Theo ngành hàng, trong khi nhóm DN xi măng và gạch -đá đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng TSCĐ, nhóm DN thép gia tăng về đầu tư vào TSCĐ. DN xi măng có tỷ trọng TSCĐ cao nhất song trong toàn giai đoạn hầu như không có sự đầu tư lớn vào TSCĐ. Tỷ trọng TSCĐ của DN xi măng giảm liên tục, từ 81,27% cuối 2010 xuống 75,55% cuối 2020. Tương tự, các DN gạch – đá xây dựng với dây chuyền công nghệ đã được định hình trong giai đoạn 2000- 2010, có tỷ trọng TSCĐ giảm liên tục. Phần lớn các DN tập trung vào việc đổi mới kiểu dáng, thiết kế nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về mẫu mã và chủng loại sản phẩm. Tỷ trọng TSCĐ giảm từ 47,13% cuối 2009 xuống còn 30,97% cuối 2020. DN thép do cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị còn cao, đặc biệt là các DN đầu ngành như CTCP Tập đoàn Hoà Phát và CTCP Tập Đoàn Hoa Sen, đã tăng đầu tư vào TSCĐ, nâng tỷ trọng từ 38,12% lên 52,86% trong giai đoạn 2009-2020.

Hình 2.8. Tỷ trọng TSCĐ theo ngành hàng


90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

DN thép

DN xi măng DN gạch

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

* Về khả năng thanh toán:

Hình 2.9. Khả năng thanh toán của các DN NY trong ngành VLXD


10.00

8.00

6.00

4.00

2.00

0.00

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

KNTT hiện thời của TBM

KNTT lãi vay của TBM

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Nhìn chung, các DN NY trong ngành VLXD đều gặp phải những khó khăn nhất định về khả năng thanh toán trong giai đoạn 2009-2020. Cụ thể như sau:

Đối với hệ số KNTT hiện thời: Trong giai đoạn 2009-2012, lợi nhuận của các DN NY trong ngành VLXD sụt giảm do HĐKD gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn nội sinh thấp. Các DN NY trong ngành VLXD buộc phải duy trì nguồn vốn vay, đặc biệt là vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, hệ số KNTT hiện thời của các DN NY trong ngành VLXD đã sụt giảm mạnh từ 1,35 vào năm 2009 xuống còn 0,96 vào năm 2012. Nhiều DN VLXD hệ số KNTT hiện thời rất thấp, thể hiện nguy cơ mất an toàn tài chính như CTCP SX và KD Kim Khí với hệ số KNTT hiện thời vào năm 2012 chỉ đạt 0,07. Sang đến giai đoạn 2013- 2016, khi hoạt động kinh doanh khả quan hơn thì hệ số KNTT hiện thời của các DN NY trong ngành VLXD mới được cải thiện, nâng từ mức 0,96 năm 2012 lên 1,13 vào năm 2016. Từ năm 2017 đến nay, hệ số KNTT hiện thời của các DN duy trì ở mức 1,02 đến 1,07. Song đây vẫn là một mức thấp và tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán cao.

Đối với hệ số KNTT lãi vay: Với sự gia tăng của lãi suất cho vay trong khi lợi nhuận lại không được cải thiện đã làm cho hệ số KNTT lãi vay của các DN NY trong ngành VLXD sụt giảm mạnh từ mức 6,96 vào năm 2009 xuống còn 1,58 vào năm 2012. Sau khi mặt bằng lãi suất cũng như quy mô nợ vay giảm đi thì KNTT lãi vay của các DN NY trong ngành VLXD mới tăng trở lại và đạt mức 8,85 vào năm 2016. Từ năm 2017 đến 2020, cùng với việc gia tăng vay nợ phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, hệ số KNTT lãi vay của các DN NY trong ngành VLXD giảm xuống còn 4,9 vào năm 2019 song đã tăng trở lại do kết quả kinh doanh đã có chiều hướng được cải thiện.

* Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2009-2020, trải qua những khó khăn từ thị trường, các DN NY trong ngành VLXD đã có duy trì được sự ổn định về cả doanh thu thuần và lợi nhuận. Cụ thể:

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh bình quân của các DN NY trong ngành VLXD

(ĐVT: tỷ đồng)


Giai đoạn 2009-2014

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1. DTT

1,440

2,054

2,525

2,574

2,759

3,322

2. GVHB

1,162

1,749

2,135

2,251

2,397

2,862

3. CPBH và QLDN

72

90

120

134

142

171

4. EBIT

186

191

233

192

204

285

5. Lãi vay

27

60

128

121

101

84

6. LNST

138

115

92

59

83

169

7. ROS (%)

9.6%

5.6%

3.6%

2.3%

3%

5.1%

Giai đoạn 2015-2020

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1. DTT

3,403

3,955

5,029

5,828

5,698

6,449

2. GVHB

2,886

3,197

4,212

5,065

4,959

5,371

3. CPBH và QLDN

183

204

210

226

225

255

4. EBIT

318

563

611

555

534

857

5. Lãi vay

69

64

86

98

109

153

6. LNST

207

421

453

382

347

611

7. ROS (%)

6.1%

10.6%

9%

6.6%

6.1%

9.5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 13

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Về doanh thu: Các DN NY trong ngành VLXD vẫn duy trì được sự tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về doanh thu là có sự phân hoá rõ ràng ở các giai đoạn.

Giai đoạn 2010 - 2015, khi thị trường xây dựng và BĐS trầm lắng, doanh thu của nhiều doanh nghiệp không đạt được như những năm trước đó. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân của các DN NY trong ngành VLXD trong mẫu nghiên cứu chỉ đạt khoảng 10,6%/năm.

Từ năm 2016 trở đi, kết quả kinh doanh đã dần khả quan hơn. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân của các DN NY trong ngành VLXD trong mẫu nghiên cứu đạt khoảng 13,64%/năm.

Về chi phí: Những biến động về giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào và lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí của các DN NY trong ngành VLXD. Cụ thể:

+ Từ năm 2010-2015: Trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam ở mức cao, giá cả nguyên nhiện liệu đầu vào, đặc biệt là đối với giá than, điện hay phôi thép biến động đã làm cho giá vốn hàng bán của các DN NY trong ngành VLXD tăng lên. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của các DN NY trong ngành VLXD tăng qua các năm. Đỉnh điểm vào năm 2012, Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là 87,45%. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất huy động trên thị trường cũng tăng vọt, như vào năm 2011 có những thời điểm lãi suất cho vay lên đến 30% đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí lãi vay của các DN NY trong ngành VLXD. Phải sau năm 2013 trở đi, khi lạm phát và lãi suất giảm xuống thì tình hình chi phí của các DN NY trong ngành VLXD mới dần được cải thiện.

+ Từ năm 2015-2020, một số DN đứng đầu ngành đã thực hiện đầu tư lớn vào TSCĐ, làm cho chi phí khấu hao nói riêng và giá vốn hàng bán nói chung vẫn tương đương so với giai đoạn trước. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên DTT của các DN NY trong ngành VLXD trong giai đoạn này dao động trong khoảng từ khoảng 81% đến 87%. Còn đối với chi phí lãi vay, sau thời gian giảm từ 2015-2017 thì chi phí lãi vay của các DN NY trong ngành VLXD đã có xu hướng tăng trở lại từ năm 2017.

- Về lợi nhuận: Từ những biến động về doanh thu và chi phí nói trên, lợi nhuận của các DN VXLD biến động như sau:

Trong giai đoạn 2010-2015: Lợi nhuận bình quân của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết có sự sụt giảm mạnh các năm từ 2010 đến 2013. Đặc biệt đến năm 2013, lợi nhuận bình quân của các DN NY trong ngành VLXD chỉ còn ở mức 83,07 tỷ đồng, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn gặp phải tình trạng thua lỗ. Sau năm 2013, khi tình hình chi phí được cải thiện thì các DN NY trong ngành VLXD mới dần phục hồi được lợi nhuận. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế bình quân của các DN NY trong ngành VLXD đã đạt mức 207 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2015-2020: Tiếp đà phục hồi, lợi nhuận sau thuế bình quân của các DN NY trong ngành VLXD liên tục tăng trong những năm 2015, 2016 và 2017. Đến năm 2017, LNST bình quân của các DN NY trong ngành VLXD đạt mức 453 tỷ đồng. Tuy nhiên do nhiều

DN đẩy mạnh đầu tư, hiệu quả chưa thể mang lại tức thì nên từ 2017 -2019, lợi nhuận sau thuế của các DN NY trong ngành VLXD có xu hướng sụt giảm. Chỉ đến 2020, lợi nhuận sau thuế bình quân mới tăng trở lại và đạt mức 611 tỷ đồng.

Hình 2.10. DTT và LNST bình quân của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết

8000.00

6000.00

4000.00

2000.00

0.00

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu thuần bình quân

Lợi nhuận sau thuế bình quân

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

*Một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động:

Nhìn chung hiệu quả hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD đã được cải thiện sau giai đoạn trầm lắng của ngành xây dựng và thị trường BĐS. Xu hướng biến động về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết qua các giai đoạn như sau:

Từ 2009-2013, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN NY trong ngành VLXD có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận của các DN NY trong ngành VLXD trong thời gian này sụt giảm.

Từ 2014-2017, khi nền kinh tế phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn đã làm cho lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD được cải thiện. Từ 2018 – 2020, tiếp đà tăng trưởng của thị trường xây dựng, các DN NY trong ngành VLXD đã có sự gia tăng về quy mô vốn kinh doanh với các dự án đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thời gian thi công một dự án thường kéo dài từ 3-5 năm, và trong giai đoạn đầu chưa thể hoạt động với tối đa công suất nên không thể mang lại hiệu quả tức thì. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD đã có xu hướng sụt giảm từ năm 2017 đến năm 2019.

Sang đến năm 2020, hiệu quả hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD đã cải thiện đáng kể. ROE năm 2020 đạt 20,85%, cao hơn nhiều so với nhiều ngành kinh tế khác.

Hình 2.11. Một số chỉ tiêu về HQHĐ của các DN NY trong ngành VLXD

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

ROS

BEP

ROA

ROE

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Hiệu quả hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết có sự phân hoá khá lớn theo quy mô, tính chất sở hữu, và ngành hàng.

+ Theo quy mô vốn: các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của cả 2 nhóm DN đều biến động khá tương đồng, chia thành 2 chu kỳ. Chu kỳ thứ nhất: Các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE sụt giảm trong khoảng từ 2009-2013 và phục hồi trong khoảng 2013-2016. Chu kỳ thứ hai: Các chỉ tiêu trên sụt giảm trong giai đoạn 2017-2019 và có xu hướng tăng trở lại từ 2020. Mặc dù tương đồng về chiều hướng biến động song giá trị các chỉ tiêu phản ánh HQHĐ của các DN có sự phân hoá rõ rệt. Nhóm DN lớn cho thấy khả năng quan trị chi phí và khai thác nguồn lực hiệu quả hơn song mức sinh lời VCSH của nhóm DN nhỏ cao hơn. Song sự khác biệt này dần được thu hẹp sau năm 2017. Năm 2020, ROE của nhóm DN lớn là 10,45% và nhóm DN nhỏ là 11,95%.

Hình 2.12. Hiệu quả hoạt động của các các DN NY trong ngành VLXD theo quy mô vốn

20.00%

18.00%

16.00%

14.00%

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

ROE của DN quy mô vốn trên

1000 tỷ

ROE của DN quy mô vốn dưới 1000 tỷ

ROA của DN có quy mô vốn

trên 1000 tỷ

ROA của DN có quy mô vốn dưới 1000 tỷ

ROS của DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ

ROS của DN có quy mô vốn dưới 1000 tỷ

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

+ Theo cơ cấu sở hữu:Hai nhóm doanh nghiệp đều cho thấy chiều hướng biến động tương đồng. Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE đã giảm trong giai đoạn 2009-2013 và phục hồi từ 2013-2016. Từ 2017 đến nay, nhóm chỉ tiêu này bước vào chu kỳ thứ 2, sụt giảm từ 2017-2019 và đang tăng trở lại từ 2020. Nhóm DN không có sở hữu Nhà nước đạt được hiệu quả cao hơn so với nhóm DN có sở hữu Nhà nước. Năm 2020, ROA và ROE của nhóm DN không có sở hữu Nhà nước lần lượt là 9,98% và 22,78 %, cao hơn nhiều so với mức 4,84% và 9,45% của nhóm DN có sở hữu Nhà nước. Điều này cho thấy trong ngành VLXD, các DN tư nhân đang có sự chủ động, linh hoạt và chiếm ưu thế hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hình 2.13. Hiệu quả hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD theo cơ cấu sở hữu

40.00%

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

-5.00%

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

ROE của DN có sở hữu Nhà nước

ROE của DN không có sở hữu Nhà nước

ROA của DN có sở hữu Nhà nước

ROA của DN không có sở hữu Nhà nước

ROS của DN có sở hữu Nhà nước

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


+ Theo ngành hàng:

Hình 2.14. Hiệu quả hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD

theo phân ngành


40.00%


30.00%


20.00%


10.00%


0.00%

ROE của DN thép

ROE của DN xi măng ROE của DN gạch ROA của DN thép ROA của DN xi măng ROA của DN gạch

ROS của DN thép

-10.00%

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD) Xét về giá trị, DN gạch -đá có hiệu quả hoạt động cao hơn so với DN thép và xi măng. Nguyên nhân của sự khác biệt này đến từ kết cấu chi phí. Các DN gạch thường chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào do nguồn cung cao lanh, đất sét rất sẵn có ở Việt Nam. Ngoài ra, do quy mô đầu tư TSCĐ không lớn nên chi phí cố định cũng thấp hơn. Chính vì vậy, các chỉ tiêu

phản ánh khả năng sinh lời của các DN gạch – đá cao hơn các DN thép và xi măng.

Tuy nhiên, với việc đầu tư mạnh mẽ của các DN thép, hiệu quả hoạt động của nhóm DN này đã gia tăng đáng kể. Trong năm 2019 và 2020, khi HQHĐ của DN gạch- đá và xi măng đang sụt giảm thì các DN thép vẫn tiếp tục duy trì HQHĐ cao. Năm 2020, trong khi ROE của DN gạch – đá giảm từ 33,79% xuống còn 28,12%; DN xi măng giảm từ 9,74% xuống 8,35% thì DN thép ghi nhận sự gia tăng từ 13,51% lên đến 20,85%. Như vậy, ngành VLXD với 3 trụ cột chính là xi măng, thép, gạch ốp lát thì từ năm 2019 đã có sự dịch chuyển trụ cột tăng trưởng từ các DN xi măng sang các DN thép.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí