Ỗ Quốc Sam, 2006. Về Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam. Tạp Chí Cộng Sản Số 11.


tiết kiệm kết hợp với bón phân qua đường ống đối với các loại cây trồng như: tiêu, cây ăn quả. Đẩy mạnh cơ giới hóa khâu phun thuốc bảo vệ thực vật, từng bước cơ giới hóa khâu thu hoạch.

- Cơ giới hóa các khâu trong sản xuất ngành chăn nuôi: Phân phối thức ăn, nước uống, … đối với chăn nuôi gà, heo, nhất là các mô hình chuồng chăn nuôi gà công nghiệp, chuồng có quạt thông gió làm mát bằng nước trong chăn nuôi heo,…

- Cơ giới hóa nuôi thủy sản: Máy chế biến thức ăn (xay, nghiền, trộn thức ăn nuôi cá), máy sục khí,…

- Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm đảm bảo thời vụ, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường, tăng thu nhập cho nông dân và đặc biệt quan trọng là giảm nhẹ sức lao động, thay thế lao động trong bối cảnh lao động nông nghiệp đang có xu thế chuyển sang công nghiệp và dịch vụ .

- Các ngành của tỉnh, huyện kết hợp với ngân hàng cho nông dân vay ưu đãi mua sắm máy móc thiết bị, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất; coi đây là phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Triển khai thực hiện đúng theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp.

- Tiếp tục hỗ trợ tín dụng cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ nông dân mua sắm máy móc phục vụ nhu cầu cơ giới hóa của mình và làm dịch vụ cho các hộ dân khác trong vùng; trong đó tập trung các khâu đang có tỉ lệ cơ giới hóa thấp.

- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh máy móc nông nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp hoặc cho thuê thông qua chính sách tín dụng và thuế.

- Mở rộng quy mô đất sản xuất nông nghiệp thông qua các hình thức liên kết (HTX, THT, CLB,..), hình thành các vùng sản xuất tập trung đi đôi với việc phát triển hệ thống giao thông – điện, tạo thuận lợi cho việc cơ giới hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


- Chế biến nông sản: Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuê đất, thuế, nguồn nhân lực để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến mà nguyên liệu là các ngành hàng chủ lực của địa phương, nhằm phát huy lợi thế của huyện.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2025 - 13

+ Có các biện pháp quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý chất thải để các cơ sở chế biến đổi mới công nghệ - thiết bị, hiện đại hóa công nghệ; nâng cao công suất thực tế/công suất thiết kế, hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Thu hút đầu tư phát triển cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã được duyệt để cung ứng sản phẩm thịt tươi và các sản phẩm chế biến sau thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và các vùng lân cận.

3.3.6 Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực‌


Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nông hộ, trang trại bằng phương thức canh tác hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao; đối với huyện Bắc Tân Uyên đang đứng trước thách thức lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lực khó có thể đáp ứng, cơ cấu cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề; đặc biệt rất ít lao động có năng lực trình độ về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Chính vì vậy cần phải đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp huyện đến năm 2020, định hướng tới 2025; đối tượng cần phải đào tạo gồm có:

- Đào tạo lao động trực tiếp sản xuất tại các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phải được huấn luyện cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đối với cây trồng vật nuôi chính mà loại hình tổ chức chọn sản xuất kinh doanh.

- Đào tạo chủ trang trại về kỹ thuật và quản lý.


- Đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành: nông học, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản có trình độ đại học về công tác tại UBND


xã, phòng Kinh tế huyện. Đến năm 2020, phấn đấu 100% xã phải có ít nhất 1 kỹ sư nông nghiệp,…

- Ngoài ra, cần có sự thay đổi nhận thức về lao động nông nghiệp, nông thôn. Ngoài các chính sách đào tạo cán bộ quản lý nông nghiệp, cần có chính sách tuyên truyền, vận động, khuyến khích thanh niên địa phương lựa chọn học tập các chuyên ngành về nông nghiệp như trên; đồng thời tạo điều kiện để thu hút nhân lực trình độ cao tham gia đầu tư và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tóm lại, nguồn nhân lực có vai trò rất lớn đối với phát triển nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên, bởi trong phát triển lấy khoa học công nghệ là yếu tố nền tảng thúc đẩy phát triển bền vững. Đồng thời, muốn phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế GAP, EurepGAP và VietGAP lại càng cần có hiểu biết về kỹ thuật và quản lý,…đây là một giải pháp quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp – nông thôn.

3.3.7 Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ‌

Thị trường tiêu thụ là khâu quyết định thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bền vững, là cơ sở để CCKT nông nghiệp chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Để tạo sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp và tránh rủi ro cho nông dân địa phương cần thiết phải thực hiện các giải pháp về thị trường sau đây:

+ Thực hiện các giải pháp kích cầu đối với thị trường trong nước, duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống và đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Xây dựng chiến lược cho phát triển, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại cho những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Huyện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Coi trọng phát triển thị trường nội tỉnh và thị trường lân cận, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ nông sản lớn của cả nước, tránh tình trạng thừa nông sản khi vào mùa thu hoạch.

+ Nhà nước và địa phương có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thu mua nông sản hàng hóa cho nông dân; tăng cường công tác


nghiên cứu, dự báo biến động của thị trường, hạn chế những bất lợi do biến động giá nông sản gây ra.

+ Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất hiện có như các tổ hợp tác kinh tế, các hợp tác xã, khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại… để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản hàng hóa.

+ Tranh thủ và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận với chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, tránh tình trạng phát triển quy mô sản xuất một cách ồ ạt, tự phát khi chưa có tiềm năng cơ bản về thị trường.

+ Cần có chính sách trợ giá linh hoạt, chủ động và nhạy bén để giúp nông dân ổn định sản xuất trước những biến động bất lợi về giá cả nông sản.

3.3.8 Nhóm giải pháp về vốn đầu tư‌

Vốn đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương. Vì vậy, để tăng trưởng nông nghiệp và đẩy nhanh chuyển dịch CCKT nông nghiệp đề xuất một số giải pháp về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư sau đây:

Cùng với tăng quy mô vốn đầu tư, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư bám sát hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, bám sát thay đổi của thị trường một cách hợp lí, theo hướng: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất và chế biến các nông sản hàng hóa chủ lực ở các địa bàn trọng điểm; đổi mới cơ cấu giống và kĩ thuật canh tác; đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nông sản, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Thay đổi phương thức đầu tư theo hướng giảm tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước, tăng dần tỉ trọng vốn đầu tư gián tiếp qua vay tín dụng với lãi suất ưu đãi hoặc thực hiện phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi giống mới và đầu tư sản xuất.

Tạo môi trường và chính sách thuận lợi thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp kể cả vốn ODA để tạo thêm việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn địa phương.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3‌


Từ cơ sơ phân tích thực trạng CDCCKTNN huyện Bắc Tân Uyên giai đoạn 2012-2017, đến Chương này tác giả trình bàv những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên, cũng như dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp của Huyện trong thời gian tới. Từ đó tác giả đề xuất phương hướng đẩy mạnh CDCCKTNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2025.

Trên cơ sở đánh giá tổng hợp tác động của các nhân tố chủ yếu đến quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp về: (1) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới - các tiến bộ vào khoa học kỹ thuật vào phát triển ngành nông nghiệp; (2) cơ chế chính sách; (3) đổi mới loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp; (4) hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp; (5) đầu tư phát triển cơ giới hóa và chế biến nông sản (6) đào tạo nguồn nhân lực; (7) thị trường tiêu thụ và; (8) vốn đầu tư.


KHUY ẾN NGH Ị‌


Qua nghiên cứu thực trạng CDCCKTNN huyện Bắc Tân Uyên, thông qua các nhóm giải pháp đã trình bày, tác giả luận văn xin kiến nghị một số nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong quy hoạch phát triển KT - XH, ưu tiên và tạo điều kiện các chương trình, các dự án trọng điểm đầu tư phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu SXNN.

Thứ hai, ngành nông nghiệp tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển các cây trồng vật nuôi chủ yếu theo định hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương.


Thứ ba, các cấp chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp phối hợp thực hiện chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển dịch CCKT nông nghiệp đã được phê duyệt.

Thứ tư, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư phát triển giáo dục để nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất.

Thứ năm, khuyến khích mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp, gắn sản xuất với cNhế biến, đồng thời tăng cường quản lí chất lượng nguyên liệu và nông sản chế biến theo tiêu chuẩn quy định để từng bước xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực ở địa phương.


KẾT LUẬN‌


Cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng miền, lãnh thổ.

CDCCKT nông nghiệp là yêu cầu cần thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên bước đầu được định hình, đã có sự chuyển dịch đúng hướng song còn chậm và chưa thật sự vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá mặc dù Bắc Tân Uyên là Huyện có nhiều điều kiện để CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu chính bao gồm:

- Hệ thống hoá, tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp: các khái niệm về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế


nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế, CDCCKT nông nghiệp...để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên.

- Tổng hợp một số bài học kinh nghiệm về CDCCKT nông nghiệp của một số địa phương để vận dụng vào thực tiễn. Đây là những điểm quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, cùng các giải pháp đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp ở huyện Bắc Tân Uyên.

- Phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp ở Bắc Tân Uyên.

- Phân tích thực trạng về cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên trong giai đoạn 2010-2020 trên cả 3 phương diện ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó đã rút ra được những thành công, hạn chế và những nguyên nhân.

- Luận văn cũng đã đưa ra định hướng CDCCKT NN ở huyện Bắc Tân Uyên và phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT NN huyện Bắc Tân Uyên theo hướng CNH - HĐH.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Tuyên giáo Trung ương, 2011. Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia.

2. Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình kinh tế chính trị Mác Lê Nin, Nxb Chính trị Quốc gia Hà nội.

3. Bộ ế hoạch và u tư, 1996. Bài học về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung tâm thông tin Hà Nội.

4. Bộ NN & PTNT, 2001. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

5. Bùi Quang Bình, 2010. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế số 233.

6. Bùi Tất Thắng, 1994. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á và Việt Nam”. Nxb Hà Nội.

7. Bùi Tất Thắng, 1997. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ Công Nghiệp Hóa của Việt Nam. Nxb hoa Học Xã Hội Hà Nội.

8. Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam. Nxb

hoa Học Xã Hội.

9. Các Mác. Tư bản, Tập 1, Q1, Phần 1. Nxb.Tiến bộ, Matxcơva và Nxb Sự thật Hà Nội.

10. ng Cộng n Việt Namm Văn kiện ại hội ại biểu toàn uốc n ,

V,V, V , V , V . X, X,X ,X .

11. ỗ Hoài Nam,1996. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam. Nxb hoa Học Xã Hội Hà Nội.

12. ỗ Hoài Nam, 2003. Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nxb. hoa học xã hội Hà Nội.

13. ỗ Quốc Sam, 2006. Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản số 11.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí