Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Của Huyện Bắc Tân Uyên


Tóm lại, nhìn chung lao động nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên có chất lượng khá, đa số các hộ áp dụng đúng quy trình sản xuất đã được khuyến cáo nên năng suất và chất lượng sản phẩm khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hộ nông dân áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật là ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm (những lỗi điển hình mà nông dân ở Bắc Tân Uyên hay mắc phải là sử dụng quá nhiều phân bón gây lãng phí và ô nhiễm môi trường; đánh nhánh, tỉa cành cây lâu năm không đúng quy trình kỹ thuật, tưới lãng phí nước…). Trong tương lai, với các chương trình sản xuất theo hướng GAP, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao, chương trình khuyến nông… sẽ nâng cao chất lượng lao động, 100% nông dân sẽ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm đưa nông nghiệp Bắc Tân Uyên phát triển bền vững, hiệu quả theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, bảo đảm vệ sinh, an toàn… (Xem phụ lục 18).

2.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên‌

2.3.1 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên‌

Từ phân tích thực trạng trên đây có thể đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên như sau:

2.3.1.1 Những kết quả đạt được‌

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo và đầu tư của Trung ương, của Tỉnh và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, đoàn thể trong Huyện, đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT — XH của Huyện. Những mặt tích cực đạt được:

Một là, xuất phát điểm từ một huyện thuần nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã từng bước chuyển dịch đúng hướng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã đã chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, nhưng giá trị tuyệt đối của cả


chăn nuôi và trồng trọt đều tăng. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hai là, cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng chăn nuôi: Sự chuyển dịch đó đã tạo thuận lợi để các ngành tăng trưởng ở mức cao, nhất là trồng cây ăn trái, phát huy được lợi thế của huyện về sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Quá trình phân bố lại các nguồn lực, đặc biệt là đất đai và lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản cùng với sự đa dạng hoá các mô hình sản xuất ở nông thôn, đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Ba là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tương đối phù hợp với từng vùng: Bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, đang dần dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tương đối tập trung như vùng nuôi thủy sản nước ngọt, vùng sản xuất rau, màu, vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, từng bước phá thế độc canh cây lương thực, tăng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi và thủy sản.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2025 - 10

Bốn là, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp đều được đổi mới: Các hợp tác xã có bước chuyển đổi, một số hợp tác xã tổ chức tốt dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình phát triển, nhiều hộ làm ăn giỏi có thu nhập cao, đời sống ổn định, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Đây là sự chuyển dịch đúng hướng, hợp quy luật, tham gia vào tiến trình CNH, HĐH của huyện, của tỉnh. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ở nông thôn bước đầu đã hình thành và phát triển các ngành nghề, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống nông thôn. Mặc dù tỷ trọng còn thấp, nhưng điều đó đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông


thôn theo hướng tiến bộ.

2.3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân Những mặt hạn chế:‌‌

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Bắc Tân Uyên cũng tồn tại những hạn chế chủ yếu sau:

Một là, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, tốc độ đa dạng hóa sản phẩm trong nội bộ ngành diễn ra không cao. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tỷ trọng ngành chăn nuôi thấp, chiếm 20 – 21%. Với cơ cấu sản xuất như vậy nên tỷ suất hàng hóa của ngành nông nghiệp Bắc Tân Uyên còn thấp.

Hai là, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chủ yếu diễn ra trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là năng suất lao động tăng chậm hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất. Điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện còn đang trong giai đoạn chuyển dịch theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tiềm năng đất đai và lao động, hiệu quả và tác động của khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa cao.

Ba là, chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Chăn nuôi còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu ở hộ gia đình, và vẫn còn theo tập quán nuôi tận dụng phụ phẩm, chưa coi chăn nuôi là ngành sản xuất chính. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa cao, nhất là chưa đạt tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên giá trị kinh tế thấp.

Bốn là, mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng các thành phần kinh tế trong nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Các hợp tác xã nhìn chung còn yếu kém, chưa làm tốt công tác dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình mặc dù được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, song quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp kém… nên khó cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế nêu trên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp


huyện Bắc Tân Uyên do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Các cấp, các ngành trong huyện còn tư duy của kinh tế nhỏ lẻ, chưa thật sự sâu sát với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương: Các cấp, các ngành trong huyện còn ỷ lại vào sự ưu tiên, hỗ trợ của tỉnh, chưa chủ động để tìm hướng đi mới. Cán bộ các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng ở cấp huyện, cấp xã, một phần do năng lực còn yếu, một phần do tinh thần trách nhiệm với công việc được giao chưa cao, nên công tác kiểm tra, đôn đốc đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tới sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Công tác quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp bộc lộ những bất cập: Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp dựa trên mục tiêu chiến lược chung chưa thật cụ thể, còn thụ động trước kế hoạch do cấp trên đặt ra. Việc bố trí cơ cấu mùa vụ để tránh thiên tai, chuyển sang các vụ khác có năng suất cao hoặc sang cây khác có hiệu quả cao hơn, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chưa được làm triệt để. Những quy định hiện hành về mức hạn điền gây trở ngại cho quá trình tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

- Trình độ dân trí, trình độ canh tác của nông dân nhìn chung còn thấp: Trình độ văn hoá của người nông dân còn thấp. Tư duy bảo thủ, lạc hậu, tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm vẫn còn ở nhiều hộ gia đình nông dân. Nhận thức của nông dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn hạn chế.

- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bộc lộ nhiều hạn chế: Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ chậm được đưa vào sản xuất, mới nặng về thí điểm và xây dựng mô hình ứng dụng ở diện hẹp, việc nhân rộng mô hình chưa được coi trọng nên chưa tạo được sự tăng nhanh, mạnh về năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng. Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan


tâm đúng mức nên tỷ lệ thất thoát về số lượng và chất lượng nông sản sau thu hoạch lớn, khả năng mở rộng thị trường, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá bị hạn chế

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém: Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện… trên địa bàn huyện còn yếu kém. Do vậy, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Những tác động bất lợi từ thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên địa bàn, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản và hàng tiêu dùng, chưa phát triển và không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện. Thị trường tại chỗ kém phát triển đã hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với nhau và với các địa phương khác ngoài tỉnh. Từ đó, thu nhập của dân cư nông thôn thấp, sức mua hạn chế, sự cạnh tranh trong sản xuất, tiêu dùng chưa cao nên động lực kích thích sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa mạnh.

- Tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp: Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp vừa thiếu vừa dàn trải, vốn tích luỹ trong nông dân hạn chế. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa được huy động tối đa do phương thức huy động chưa phù hợp và thiếu linh hoạt. Người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thủ tục phức tạp, thiếu tài sản thế chấp, hơn nữa thời gian và lượng vốn được vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

- Những bất cập của lực lượng lao động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp: Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tuy đông nhưng vẫn thiếu những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, thiếu các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia có tri thức và kinh nghiệm quản lí kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những bất lợi đặc biệt lớn đối với quá trình


chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

2.3.2 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết‌

Trước những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên, để đẩy mạnh quá trình CDCCKT trong nông nghiệp Bắc Tân Uyên theo hướng công nghiệp hóa, cần giải quyết những vấn đề đặt ra như sau:

- CDCCKTNN huyện Bắc Tân Uyên trong thời gian qua chưa gắn với nhu cầu của thị trường: về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả, để phát triển các nông sản có khả năng cạnh tranh cao hướng về xuất khẩu, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, gia tăng thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đảm bảo tiếp tục giữ vững vai trò về sản xuất rau màu, nông sản thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.

- CDCCKTNN chưa khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực KT - XH của Huyện, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ; thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân. Thực hiện phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao nhưng môi trường sống vẫn được đảm bảo an toàn.

- CDCCKTNN chưa phát huy được vai trò tự chủ của mọi chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, nhất là vai trò của các HTX, các doanh nghiệp và các tổ hợp tác, nhằm tạo động lực mới, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- CDCCKTNN chưa đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ vào tất cả các lĩnh vực SXNN, qua đó dẫn đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm giảm, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa giảm. Chưa phát huy thế mạnh các ngành chủ lực bằng việc đầu tư mới thiết bị, công nghệ để đủ sức cạnh tranh các sản phẩm cùng loại nhằm phát huy lợi thế so sánh trong xu thế hội


nhập kinh tế.

- CDCCKTNN chưa đầu tư tương xứng để tạo sự đồng bộ cho quá trình chuyển dịch CCKT. Sản xuất nông nghiệp thời gian qua chưa gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời, chưa gắn liền với trách nhiệm của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khắc phục và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường; xứ lý tốt chất thải rắn, nước thải và khi thải.

- Chưa có cơ chế phù hợp trong việc cung cấp và xử lý thông tin thị trường, định hướng sản xuất cho nhà nông, triển khai, giảm sát chặt chẽ quy hoạch phát triền vùng sản xuất, công nghệ chế biến sau thu hoạch, liên kết bao tiêu sản phẩm,phát triển hệ thống phân phối nông sản, tạo liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với khâu lưu thông đảm bảo cho hàng hóa được tiêu thụ thông suốt, định hướng những diễn biến khó lường của thị trường, tạo đầu ra ổn định cho nông sản.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2‌


Chương 2 tác giả đã phân tích thực trạng CDCCKTNN huyện Bắc Tân Uyên, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình CDCCKTNN của Huyện theo hướng CNH, HĐH. Từ đó nêu lên các vấn để đặt ra cần giải quyết.

Cơ cấu kinh tế của Huyện chuyển dịch theo hướng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Nhìn chung. trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp của Huyện phát triển tương đối ổn định; cơ cấu ngành và cơ cấu chuyển đổi cây trồng vật nuôi có sự chuyển dịch theo hướng khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nhờ sử dụng công nghệ mới, áp dụng tiến bộ KHKT. đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm do vẫn tồn tại tập quân sản xuất cũ, một số mô hình sản xuất có hiệu quá chậm được nhân rộng,chất lượng của nông sản chủ lực từng bước được cải thiện nhưng chưa đủ sức


cạnh tranh trên thị trường, trình độ dân trí còn thấp, sự phối hợp giữa nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thiếu sự đồng bộ, sản xuất còn mang tinh nhỏ lẻ, các tổ hợp tác, HTX chưa thực sự phát huy hết vai trò giúp kinh tế hộ nông dân cải thiện hơn. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giả cả thị trường bấp bênh, ý thức chưa cao của một bộ phận nông dân sử dụng các loại thuốc cấm trong nông nghiệp. .. gây nhiều khó khăn cho CDCCKTNN Huyện. Việc tổ chức khâu sản xuất,bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên làm giảm chất lượng của các nông sản và tăng chi phí sản xuất, làm suy yếu đi khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ những kết luận trên, tác giả viết tiếp chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh CDCCKTNN theo hướng CNH, HĐH tại huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2025.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí