quyết liệt, đồng hộ và có hiệu quả các giải pháp, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và công tác phòng chống thiên tại, lụt bão, triều cường, ngập úng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi và trồng trọt, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh gia cẩm trái phép trên địa bàn. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chuyển giao mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục tổ chức giới thiệu, tập huấn, tham quan thực tế mô hình sản xuất giỏi cho nông dân để ứng dụng vào SXNN .
3.3 Các nhóm giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ở huyện Bắc Tân Uyên đến 2025
3.3.1 Nhóm giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ trong phát triển ngành nông nghiệp.
Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái đô thị dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ mới phù hợp với sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, đồng thời hạn chế các ảnh hưởng xấu đến môi trường; đồng thời, phải xác định ứng dụng khoa học công nghệ mới là biện pháp then chốt cần thực hiện giải pháp về đẩy manh ứng dụng công nghệ mới như sau:
- Dành một lượng ngân sách nhất định đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng các công nghệ mới – tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp hoặc hỗ trợ nông hộ, chủ trang trại, doanh nghiệp trong phát triển các cây trồng - vật nuôi chủ lực của địa phương .
- Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên có kế hoạch mời gọi các nhà đầu tư hoặc các cơ quan, nhà khoa học có kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao được phép thương mại hóa đến với huyện đầu tư hoặc chuyển giao công nghệ cho các loại hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn .
- Nhân rộng phương pháp tưới tiết kiệm, trong đó có thể kết hợp bón phân qua đường ống đối với hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Cơ Cấu Kinh Tế Theo Thành Phần Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Thành Phần Trong Nông Nghiệp
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Của Huyện Bắc Tân Uyên
- Phương Hướng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Cnh, Hđh Trên Địa Bàn Huyện Bắc Tân Uyên Đến Năm
- Ỗ Quốc Sam, 2006. Về Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam. Tạp Chí Cộng Sản Số 11.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2025 - 14
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2025 - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
- Khuyến khích, hỗ trợ chủ trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi chuyển đổi dây chuyền thiết bị từ nuôi chuồng hở sang chuồng lạnh, nhất là đối với chăn nuôi gà công nghiệp chuyên thịt, chuyên trứng quy mô vừa và lớn .
- Tiến hành cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong canh tác lúa, bắp và nghiên cứu ứng dụng cơ giới một số khâu đối với trồng rau an toàn, nhằm giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất, giảm chi phí và hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
- “Cải tiến hình thức, nội dung phương pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác khuyến nông - lâm - ngư, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. Khuyến cáo các biện pháp canh tác, nuôi trồng tiến bộ, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh mặt hàng nông thủy sản“.
- Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi xây dựng hầm biogas xử lý phân và nước thải trong chăn nuôi, tạo nguồn năng lượng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường .
- Từng bước đưa phương pháp canh tác nông nghiệp bằng các loại giá thể vào trồng hoa, nấm, ươm cây giống.
Tóm lại, nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên luôn xem trọng biện pháp ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ cao vào sản xuất, công nghệ sẽ tạo nên đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm, qua đó hình thành nền nông nghiệp đô thị sinh thái phát triển bền vững.
3.3.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Trong những năm qua, nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Bắc Tân Uyên nói riêng đạt được những thành tựu đáng trân trọng; trong đó, các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những thành quả kể trên.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, hiện trạng hệ thống các chính sách hiện hành ở Việt nam và tỉnh Bình Dương nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng đối với nông, lâm, ngư nghiệp chưa hoàn thiện (thiếu, chồng chéo, chưa sát thực tế…); việc triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước đối với nông nghiệp và nông thôn còn nhiều bất cập: Có nhiều chính sách được triển khai nhưng không đến được với các đối tượng hưởng lợi; có những chính sách khi đến các cơ sở không có điều kiện để triển khai thực hiện và đặc biệt là các nông hộ thường không có điều kiện (trình độ, thông tin, tiền vốn, đầu ra…) để tiếp cận chính sách…
“Để phát huy hiệu quả kịp thời trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Huyện cần nghiên cứu và xây dựng ban hành một số chính sách cụ thể như sau” :
” Về chính sách kinh tế”
- Chính sách đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng giống mới, tham gia vào mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giao công nghệ” .
- ” Chính sách hỗ trợ vốn và trợ giá để phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản và phát triển những sản phẩm mà huyện chủ trương phát triển mạnh để tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp (như: lạc, đậu tương, chè, cây ăn quả và rau hoa xuất khẩu, chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi hàng hoá)” .
- ” Chính sách khuyến khích, động viên đối với cán bộ khuyến nông tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác tại cơ sở” .
- ” Xây dựng chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ để khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp để hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô vừa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá” .
- ” Chính sách xuất khẩu nông sản nông nghiệp tận dụng cơ hội tiềm năng có cửa khẩu quốc gia với Trung Quốc thị trường tiêu thụ rộng lớn” .
- ” Chính sách đất đai “dồn điền đổi thửa” tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ,
cơ sở ngành nghề nông thuê đất hoạt động kinh doanh. Miễn thuế đất cho các cơ sở sản xuất mới hình thành” .
” Về chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên”
- ” Rừng, đất và nước cùng gắn bó với thảm thực vật- sinh vật liên quan là các yếu tố quyết định tạo nên cân bằng sinh thái. Do vậy huyện phải căn cứ tình hình thực tế đề ra các quy định để bảo vệ môi trường tự nhiên, như : có chính sách bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; khuyến khích việc trồng rừng, bảo vệ nguồn nước; sử dụng hợp lý nguồn thuốc hoá học bảo vệ thực vật, khuyến khích việc sử dụng thuốc vi sinh vật” ...
” Về chính sách chăm sóc môi trường sức khoẻ - dinh dưỡng và văn hoá”
” Trong điều kiện mà mức hưởng thụ của người dân nông thôn về văn hoá - dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ còn thấp và quá chênh lệch với thành thị cho thấy rằng có sự đối xử không công bằng đối với nông dân ở nông thôn vì chính họ là người đã đóng góp chủ yếu cho sự tích luỹ phục vụ quá trình công nghiệp và đô thị hoá” .
” Cải thiện môi trường về sức khoẻ - dinh dưỡng - văn hoá cho người dân nông thôn là nhân tố quyết định của phát triển nông nghiệp bền vững trong dài hạn vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực ở nông thôn” .
3.3.3 Nhóm giải pháp đổi mới loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp
Mục tiêu của đổi mới loại hình tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp là cải tiến sơ đồ chuỗi giá trị các ngành hàng hiện tại, đề xuất hình thành chuỗi giá trị ngành hàng mới theo hướng giảm bớt các chủ thể trung gian tham gia chuỗi, tạo sự liên kết chặt chẽ hữu cơ giữa người sản xuất với người chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, nhằm bảo đảm cung ứng ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch, có thể truy nguyên được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tạo cơ hội để nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng. Do đó, trong nhóm này, cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác; đặc biệt là phát triển các hợp tác
xã. Đây là loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh được khuyến khích phát triển bởi tính ưu việt một khi được thành lập đảm bảo các nguyên tắc và hoạt động đúng mục đích. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít HTX mang tính hình thức, ít đi vào thực chất dẫn đến lợi ích kinh tế - xã hội đem lại cho xã viên không cao, chưa hấp dẫn và lôi kéo các hộ tự nguyện tham gia.
Để kinh tế hợp tác phát triển, Phòng Kinh tế cần phối hợp với Chi cục Phát triển Nông thôn thực hiện một số nội dung sau đây:
Hàng năm tiến hành điều tra - khảo sát, tổng hợp đánh giá và phân loại đối với từng HTXNN, tổ kinh tế hợp tác nhằm tìm ra các nguyên nhân của hạn chế - yếu kém từ đó có biện pháp giải quyết thỏa đáng, đặc biệt là củng cố, hỗ trợ các tổ kinh tế hợp tác, HTXNN yếu kém.
Tuyên truyền vận động đối với các nông hộ để họ tự nguyện xây dựng mới các tổ kinh tế hợp tác, HTXNN kiểu mới đối với một số ngành hàng chủ lực; Tạo môi trường sản xuất - kinh doanh thuận lợi để tổ kinh tế hợp tác, HTXNN mở rộng liên kết sản xuất - kinh doanh, nhất là liên kết giữa sản xuất với các nhà phân phối - tiêu thụ nông sản thực phẩm tươi sống.
Trên cơ sở quy hoạch cánh đồng lớn, phấn đấu đến năm 2020 ở mỗi huyện đối với mỗi ngành hàng chủ lực thành lập được 01 HTX.
Ngoài các mục tiêu chính theo Luật HTX đã ban hành, các hợp tác đối với mỗi ngành hàng cần phải đạt mục tiêu hết sức quan trọng là tạo cơ sở pháp lý (tư cách pháp nhân) để liên kết với các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh đối với từng ngành hàng trên địa bàn tỉnh.
+ Tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại: Trên thực tế kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp có nhiều ưu điểm, phù hợp với sản xuất hàng hóa và cũng là quy luật tất yếu trong quá trình hình thành và phát triển. Do vậy, việc khuyến khích hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển bền vững được xem như nội dung quan trọng hàng đầu của giải pháp đổi mới loại hình tổ chức sản xuất trong nông nhiệp. Tuy nhiên, cũng như các nông hộ (trang trại thực chất là những nông hộ
lớn), các trang trại cũng cần tham gia các hợp tác xã đối với từng ngành hàng (nếu trang trại tham gia sản xuất, kinh doanh nhiều ngành hàng hoàn toàn có thể tham gia nhiều HTX ở mỗi ngành hàng khác nhau).
+ Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một hướng đi đúng, cần được khuyến khích, không chỉ đối với các doanh nghiệp hiện có mà cả đối với các nhà đầu tư trong tương lai muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện. Các nội dung khuyến khích doanh nghiệp tham gia gồm: Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, một mặt tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; mặt khác liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh…) làm cơ sở để ký kết hợp đồng với các hợp tác xã. Hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX gồm: cung cấp các thông tin về yêu cầu (số lượng, chất lượng), cung ứng một số vật tư đầu và chính theo quy trình sản xuất đã thương thảo yêu cầu cần bảo đảm về quy trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời điểm như đã thương thảo.
+ Khuyến khích hình thành hệ thống các loại hình câu lạc bộ chuyên cây, con và các hội ngành hàng: Đây là mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và xây dựng hệ thống kinh tế vườn, mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị khá thành công ở các nước phát triển. Do vậy cơ quan tư vấn đề xuất ngành nông nghiệp huyện cần tổng kết và tổ chức đi tham quan học tập - tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng ở Bắc Tân Uyên các loại hình câu lạc bộ và Hội ngành hàng: Hoa cây cảnh, câu lạc bộ cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, lúa chất lượng cao, chăn nuôi an toàn sinh học…
3.3.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp
Về thuỷ lợi
Thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung.
Tập trung nghiên cứu đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi nhằm
tăng diện tích được tưới tiêu cho các vùng chuyên canh các loại cây trồng chủ lực, khu chăn nuôi tập trung, khu dân cư trên khắp địa bàn huyện“.
Căn cứ quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Dương và chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã, để phục vụ tốt phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên cần sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới 12 công trình thuỷ lợi tưới, tiêu các loại (gồm cả công trình đầu mối, trạm bơm, hệ thống kênh mương).
Tóm lại, thủy lợi ở Bắc Tân Uyên rất cần cho nông – ngư nghiệp, nên cần tập trung huy động tốt nhất các nguồn lực cho đầu tư nâng cấp và xây dựng mới công trình, đồng thời tổ chức quản lý khai thác sao cho có hiệu quả vì vốn đầu tư rất lớn.
Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông
- Tập trung phát triển hệ thống giao thông trong khu vực trung tâm huyện Bắc Tân Uyên đồng thời với việc nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, đầu tư kết nối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông vùng.
- Bên cạnh đó, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn kết nối đồng bộ hệ thống giao thông tỉnh và đường vành đai, kết hợp với việc hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là các vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và cây ăn trái nhưng việc đi lại còn nhiều khó khăn.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và bền vững. Đầu tư phát triển giao thông trên địa bàn huyện phải được tiến hành theo từng giai đoạn với các bước đi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của huyện.
- Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong phát triển giao thông nông thôn. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án của TW, các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở các xã vùng sâu, kinh tế
chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Giao thông và cơ giới hóa nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp pháp triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trên thực tế “đường đi đến đâu thì khoa học – công nghệ, hàng hóa, tiền chảy đến đó”. Do đó, chính quyền huyện Bắc Tân Uyên và các xã phải vận động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp và hỗ trợ ngân sách để xây dựng đường đồng ruộng; việc quản lý xây dựng phải thật sự chặt chẽ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và sau hết là dân quản lý sử dụng.
3.3.5 Nhóm giải pháp đầu tư phát triển cơ giới hóa và chế biến nông sản
Cơ giới hóa sản xuất trong nông nghiệp luôn được xem là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc bảo đảm thời vụ, khắc phục tồn tạo do thiếu nguồn lao động, tăng hệ số sử dụng đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Triển khai thực hiện đúng quyết định 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 479/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành và quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Đối với cây hàng năm: Lúa, bắp, rau…; hiện nay khâu làm đất và tưới nước đã được cơ giới hóa, cần tiến tới cơ giới hóa khâu thu hoạch nhằm tiết kiệm thời gian để tăng vụ; hạn chế sử dụng lao động sống nhằm tăng thu nhập và giảm hao hụt. Bên cạnh đó, cần thường xuyên cải tạo kênh mương để dẫn nước tới đồng ruộng thuận tiện, thay thế các trạm bơm điện cho máy bơm nhỏ của từng hộ gia đình để tiết kiệm chi phí tưới và hiện đại hóa khâu tưới; trong sản xuất rau hoa + cây cảnh cần đầu tư hệ thống tưới phun tự động để tiết kiệm nước và nhân công.
- Đối với cây lâu năm: Trọng tâm là tập trung ứng dụng công nghệ tưới nước