Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Tỉnh Điện Biên


Về phát triển dịch vụ: Điện Biên nằm ở ngã 3 biên giới giáp với cả 2 nước Trung Quốc và Lào; trên khu vực biên giới Việt – Lào đã mở cửa khẩu Quốc tế Tây Trang – Xốp Hùn và cửa khẩu chính Huổi Puốc – Na Son (hiện đang hoàn tất các thủ tục để công bố khai trương cửa khẩu chính); trên tuyến biên giới Trung Quốc có cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú, hiện đang hoàn tất thủ tục để khai thông của khẩu với quy mô là cửa khẩu quốc gia.

Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục chính là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu với các tỉnh Bắc Lào và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Điện Biên có đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, là cầu nối thuận lợi của khu vực Bắc Bộ với các tỉnh Bắc Lào và khu vực Tây Nam Trung quốc, bên cạnh các tuyến đường quốc lộ đang được đầu tư nâng cấp, Điện Biên là tỉnh duy nhất ở khu vực miền núi phía Bắc có sân bay được quy hoạch là sân bay Quốc tế tiểu vùng. Hiện đang khai thác đường bay Hà Nội – Điện Biên với tần suất 2 chuyến/ngày.

- Mức độ phát triển các thị trường ở tỉnh Điện Biên và khả năng tiếp cận các thị trường lớn hơn. Tỉnh có quy mô dân số không lớn lại phân bổ phân tán, thu nhập trung bình của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp. Do vậy dung lượng thị trường thấp và mới dừng chủ yếu ở thị trường hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng và sản xuất. Trong đó nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng thiết yếu chiếm ưu thế cơ bản. Các loại thị trường như thị trường vốn, thị trường lao động mới manh nha hình thành, còn rất lạc hậu, về cơ bản là chưa có thị trường khoa học công nghệ… Khả năng tiếp cận các thị trường bên ngoài của các sản phẩm hàng hóa của tỉnh còn rất hạn chế, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như lương thực, thực phẩm, đồ gỗ, bột giấy….tính cạnh tranh không cao.


- Môi trường thể chế, chính sách

Tệ quan liêu tham nhũng diễn biến phức tạp không chỉ làm ảnh hưởng tới đời sống dân cư mà điều quan trọng là làm cho chất lượng môi trường đầu tư không được cải thiện, làm mất lòng tin của nhân dân và không khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển kinh tế. Cùng với điều đó là các nguồn lực không được huy động và phân bổ có hiệu quả, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn chiếm ưu thế. Công tác cán bộ chậm đổi mới, trình độ năng lực còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chưa cao. Một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân còn tư tưởng ỷ lại, chưa đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, tập quán tự cấp, tự túc ở một số nơi vẫn còn nặng nề, chậm tiếp cận với kinh tế thị trường.

- Trình độ khoa học công nghệ: nhìn chung trình độ, mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở tỉnh còn rất yếu kém. Đây là một hiện thực tất yếu đối với một tỉnh miền núi biên giới, kinh tế đặc biệt khó khăn.‌

2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên

2.2.1. Tóm lược quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1986-2003

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2010. Nhưng để có cái nhìn đầy đủ toàn diện quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên, tác giả trình bày sơ lược quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoan trước khi tách tỉnh từ 1986 đến 2003. Tác giả sẽ sử dụng chủ yếu các chỉ tiêu về cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế để phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên.






35,81%

5,37%

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

58,82%


Năm 1985


33,51%


38,65%



27,84%


Năm 2003

Hình 2.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 1985-2003

Nguồn: Niên giám thống kê Điện Biên năm 2005

Sau khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã thực sự tạo cho sức sản xuất được bung ra cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm dân từ 58,82% năm 1985 xuống còn 42,56% năm 1995 và đến năm 2003 tỷ trọng này còn có 38,65%. Tỷ trọng ngành công nghiêp, xây dựng có xu hướng tăng, từ 5,37% năm 1985 lên 27,84% năm 2003, bình quân tăng hơn 1,2% một năm. Trong khi đó ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm mặc dù giảm không đáng kể, từ 35,81% năm 1985 xuống còn 33,51% năm 2003, bình quân giảm có khoảng 0,12% một năm. Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì cơ cấu ngành kinh tế thay đổi giai đoạn này chủ yếu là do sự biến động của hai nhóm ngành công nghiệp và nông nghiệp là chủ yếu.


Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế gần như không có sự biến đổi đáng kể nào trong thời gian từ 1986 đến 2003. Nếu như tổng số lao động tăng từ 128.403 người năm 1985 lên 231.877 người, tăng thêm 80,59% so với năm 1985, trong đó lao động tăng thêm trong khu vực nông nghiệp chiếm tới 83,96% tổng số lao động tăng thêm. Chính vì vậy, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp lại có chiều hướng tăng lên, từ 81% năm 1985 lên 82,34% năm 2003. Điều này trái với xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế. Sự tăng lên của tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp tương ứng với sự giảm sút tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, còn ngành công nghiệp, xây dựng tỷ trọng lao động tăng lên không đáng kể.

Tóm lại, nếu xét về thực chất thì cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này không có sự chuyển biến đáng kể nào, cơ cấu GDP có một chút biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp lại tăng lên. Điều đó chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp còn rất thấp. Riêng ngành dịch vụ thì giảm cả về tỷ trọng trong cơ cấu GDP và trong cơ cấu lao động.

2.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2003-

2010


2.2.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô

Sau khi tách tỉnh, kinh tế tỉnh Điện Biên có tốc độ tăng trưởng cao hơn

rò rệt, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,55% một năm, GDP theo giá so sánh năm 2010 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực.


Bảng 2.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2003 - 2010

Đơn vị: %


Năm

2003

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nông, lâmnghiệp, thủysản

38,65

37,15

35,87

37,02

37,09

35,61

34,70

Công nghiệp, xây dựng

27,84

26,67

25,11

24,83

25,67

27,67

28,40

Dịch vụ

33,51

35,95

39,02

38,15

37,24

36,73

36,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 7

Nguồn: Niên giàm thống kê - Cục thống kê tỉnh Điên Biên năm 2005, 2009 và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh 2010.

33,51 39,02 38,15 37,24

36,73

36,90

27,84

25,11 24,83 25,67

27,67 28,40

38,65 35,87 37,02 37,09

35,61

34,70

100%

90%

80%

70%

Dịch vụ

Công nghiệp Nông nghiệp

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2003 2006 2007 2008 2009 2010


Hình 2.2. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2003-2010

Nguồn: Niên giàm thống kê - Cục thống kê tỉnh Điên Biên năm 2005, 2009 và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh 2010.

Bảng 2.1 cho thấy, nếu xét bình quân cả giai đoạn 2004-2010, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần. Cụ thể, tỷ trọng ngành nôn,g lâm nghiệp, thủy sản, giảm bình quân 0,56%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 0,08%/ năm. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng với mức cao hơn mức tăng của ngành công nghiệp, xây dựng, bình quân tăng hơn 0.48% một năm. Mức tăng tỷ trọng bình quân trong


thời gian 7 năm của ngành dịch vụ cao gần gấp đôi mức tăng bình quân tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng là một dấu hiệu tốt thể hiệu mức sống của dân cư đã từng bước được nâng lên. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng chậm hơn rất nhiều so với giai đoạn 1986-2003 là vì: khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở trình độ sơ chế do cá thể đầu tư đã ở mức dung hòa nhưng lại không có điều kiện đầu tư chế biến sâu trong khi nhà nước không quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

Cũng tư số liệu về cơ cấu GDP qua các năm dễ dàng nhận thấy cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh biến đổi không vững chắc. Ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2004-2007, mức thấp nhất đạt 24,83% vào năm 2007, giảm 3% so với năm 2004; giai đoạn 2008-2010 có xu hướng tăng trở lại.

Tỷ trọng đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm mạnh qua các năm và tương ứng với nó tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp, xây dựng thì tăng lên. Điều này là không hợp lí với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên. Mặt khác cơ cấu vốn đầu tư cũng cho thấy một sự thiếu ổn định trong đầu tư vào các ngành.

Bảng 2.2. Tỷ trọng vốn đầu tư theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2005- 2009

Đơn vị: %


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Nông, lâm, thủy sản

8,43

6,64

5,65

5,55

4,06

Công nghiệp, xây dựng

22,35

17,38

33,39

30,46

34,89

Dịch vụ

69,32

75,98

60,96

63,99

61,05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên 2009

Cơ cấu đầu tư trực tiếp ảnh hưởng tới cơ cấu ngành kinh tế, do đó, cơ cấu đầu tư chưa hợp lí dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu quả vừa gây


lãng phí vừa làm cho cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch không bền vững, không khai thác được hết các tiềm năng của tỉnh cho tăng trưởng kinh tế.

2.2.2.2. Cơ cấu trong nội bộ ngành

Ở phần trên ta đã phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua các năm của thời kỳ 2003-2010 và đã thấy được sự biến động chung là tích cực. Để có nhận xét đúng hơn về tốc độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cần đi sâu phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành cấp một.

a. Ngành nông, lâm, thủy sản

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tuy có sự chuyển dịch nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiến ưu thế tuyệt đối và có xu hướng tăng cả về giá trị sản xuất lẫn tỷ trọng.

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên

Đơn vị: %


Năm

2003

2006

2009

( 2009) trừ (2003)

Nông nghiệp

73,39

79,02

79,58

+ 6,19

Lâm nghiệp

25,28

19,74

19,00

- 5,72

Thủy sản

1,33

1,24

1,42

+ 0,09

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của niên giám thống kê tỉnh năm 2005, 2009.

Qua số liệu cho thấy, cơ cấu ngành nông- lâm- thủy sản hầu như không có sự thay đổi tích cực đáng kể nào, thậm chí còn có sự gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ 73,39% năm 2003 lên mức 79,58% năm 2009. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành thủy sản gần như không thay đổi trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp lại có sự giảm sút tương ứng với mức tăng tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đây là điều cần được quan tâm, vì điều kiện phát triển lâm nghiệp là rất lớn ở tỉnh Điện Biên:


với diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 120.359 ha, chiếm 12,58% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 590.031 ha, chiếm 61,7% diện tích đất tự nhiên, nhưng ngành lâm nghiệp mới đóng góp 8,05% vào GDP toàn tỉnh.

- Ngành nông nghiệp

Từ năm 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện và ổn định. Cơ cấu các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi có sự chuyển biến tích cực và khá vững chắc. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực nông nghiệp vẫn rất chậm, các ngành sản xuất truyền thống vẫn chiếm vị trí chủ đạo trọng toàn ngành, trình độ sản xuất vẫn lạc hậu, tính chất hàng hóa của sản xuất và các sản phẩm còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ tỉnh Điện Biên 2003 - 2009

Đơn vị: %


Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Trồng trọt

83,55

81,29

77,76

77,48

74,43

73,50

73,46

Chăn nuôi

15,98

18,32

21,52

21,63

23,36

25,71

25,52

Dịch vụ

0,47

0,39

0,72

0,89

2,21

0,79

1,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên 2005, 2009

Bảng 2.4 cho thấy, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống còn tỷ trọng ngành chăn nuôi lại có xu hướng tăng đều qua các năm. Trong thời gian 2003 - 2009, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm gần 10%; tương ứng với đó, tỷ trọng ngành chăn nuối tăng gần 10%; ngành dịch vụ trong nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đây cũng là điều kiện không thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Như vậy, sự thay đổi cơ cấu các phân ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp là do sự thay đổi về tỷ trọng

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí