Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Ngành Kinh Tế


dịch vụ năm 2003 chiếm 33,51% trong tổng GDP và tăng lên 36,89% năm 2010 và đỉnh cao của giai đoạn này là 39,02% vào năm 2006. Từ năm 2006 đến nay tỷ trong ngành dịch vụ mặc dù có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản, công nghiệp, dịch vụ và giá trị tuyệt đối của tất cả các ngành theo giá so sánh trong khối ngành dịch vụ đều tăng. Xu hướng giảm của các ngành với mức độ khác nhau và không phải tất cả các ngành dịch vụ đều có xu hướng giảm.

Có ba ngành có mức tăng mạnh nhất là ngành khách sạn nhà hàng tăng từ 0,56% năm 2005 lên 2,64% năm 2009; các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và hoạt động tư vấn tăng từ 3,03% năm 2005 lên 5,25% năm 2009. Ngành hoạt động khoa học và công nghệ tăng từ 0,03% năm 2005 lên 0,19% năm 2009, mặc dù đạt mức tăng nhanh nhưng ngành này vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trọng tổng giá trị GDP, giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng theo giá so sánh. Ngành tài chính cũng tăng dần tỷ trọng mặc dù không nhiều từ 1,82% năm 2005 lên 2,69% năm 2009. Đây là một dấu hiệu tích cực cho ngành dịch vụ khi những ngành dịch vụ hiện đại có giá trị gia tăng cao có dấu hiệu phát triển.

Trong số các ngành có sự suy giảm về tỷ trọng thì ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình có mức suy giảm ít nhất từ 7% năm 2005 xuống còn 6,76% năm 2009. Nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng từ 99.883 triệu đồng năm 2005 lên 151.171 triệu đồng năm 2009 tính theo giá so sánh năm 1994.

Ngành du lịch được tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng hoạt động của ngành du lịch vẫn còn rất khiêm tốn, các tiềm năng du lịch vẫn bị bỏ ngỏ.


Bảng 2.6: Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên 2005 - 2009


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Số cơ sở lưu trú(cơ sở)

30

30

35

36

41

Số khách đến(lượt người)

53.371

103.880

162.589

202.308

262.921

Số khách quốc tế(lượt người)

5.112

9.691

12.593

13.545

15.973

Số khách nội địa(lượt người)

48.195

94.189

149.996

188.763

246.948

Thời gian lưu trú(ngày)

74.427

140.299

192.986

218.670

249.506

Thờigianlưutrúbìnhquân(ngày/người)

1,39

1,35

1,19

1,08

0,95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên, 2009

Số cơ sở lưu trú đã tăng lên nhưng là do số nhà nghỉ tăng lên, số khách sạn lại giảm xuống. Năm 2005 có 10 khách sạn, năm 2006 cũng vậy, năm 2007 còn có 8, năm 2008 còn 7 và năm 2009 có 9 khách sạn. Số lượt khách tăng lên đáng kể nhưng chủ yếu vẫn là khách nội địa. Năm 2005 số khách quốc tế chiếm 9,58% trong tổng số lượt khách đến, đến năm 2009 con số này giảm xuống 6,07%. Số lượt khách du lịch đến tăng lên làm tổng số thời gian lưu trú tăng theo nhưng thời gian lưu trú bình quân lại có xu hướng giảm đáng kể. Điều này cho thấy khách du lịch chỉ coi Điện Biên là nơi ghé qua, chưa coi đây là điểm đến thực sự hấp dẫn. Kinh tế du lịch chưa đáp ứng mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tóm lại, từ khi tách tỉnh năm 2003, tỷ trọng ngành dịch trong cơ cấu GDP đã có sự tăng trưởng, từ 33,51% lên 36,90% năm 2010. Trong những năm đầu từ 2003- 2006 tỷ trọng ngành dịch vụ tăng liên tục qua các năm và đạt 39,02% vào năm 2006, mức cao nhất của cả giai đoạn; những năm sau đó tỷ trọng này giảm dần nhưng vẫn ở mức cao hơn năm 2003 và năm 2010 đã có dấu hiệu phục hồi tuy rằng còn chậm. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng ngành dịch vụ chủ yếu là những ngành truyền thống, trong đó ngành thương mại hàng hóa vẫn chiếm vị trí chủ đạo với sự tham gia tích cực của khu vực


tư nhân. Các ngành dịch vụ theo chiều sâu chưa phát triển và vấn phụ thuộc vào đầu tư từ nguồn vốn nhà nước. Tư tưởng kinh doanh chụp giật vẫn là phổ biến, chưa quan tâm đến xây dựng hình ảnh thương hiệu.

2.2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Cơ cấu lao động là tiêu chí đánh giá chính xác về thực chất mực độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trước hết là cơ cấu ngành kinh tế, vì chỉ tiêu này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giá cả. Theo số liệu trong niên giám thống kê tỉnh Điện Biên, số lao động đến năm 2009 tăng thêm so với năm 2003 là

28.594 lao động, bình quân mỗi năm tăng 4.765,67 lao động. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển biến tích cực, từ khu vực nông nghiệp có năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Bình quân mỗi năm lao động làm việc trong các ngành kinh tế trong tỉnh tăng 4.765,67 lao động, trong đó, số lao động vào ngành nông-lâm-thủy sản là 915, chiếm 21% lao động, số lao động vào ngành công nghiệp, xây dựng khoảng 758 lao động chiếm 16% và số lao động vào ngành dịch vụ là 3012 lao động, chiếm 63%. Vây, cứ 100 lao động thì có 21 lao động vào ngành nông, lâm, thủy sản; 16 lao động vào ngành công nghiệp, xây dựng; và 63 lao động vào ngành dịch vụ ( 2003-2009). Điều đó cho thấy số lao động tăng thêm đi vào khu vực nông nghiệp thấp hơn số lao động tăng thêm đi vào khu vực dịch vụ và làm cho tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng tăng.

Bảng 2.7: Lao động và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: Lao động, %

Năm

2003

2005

2007

2009

(2009)trừ(2003)

Nông, lâm, thủy sản

190922

82,34%

194409

80,55%

198902

78,79%

196896

75,59%

+ 5.974

- 6,75%

Công nghiệp, xây dựng

14.632

6,31%

15.236

6,31%

15.074

5,97%

19.180

7,36%

+ 4.548

+ 1,05%

Dịch vụ

29.863

11,35%

31.705

13,14%

38.473

15,24%

44.395

17,05%

+18.072

+ 5,7%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2005, 2009, Xb năm 2010.


Nhìn một cách tổng thể thì cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực. Lao động ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp- Thủy sản số tuyệt đối tăng lên với số lượng giảm dần, tỷ trọng lại giảm đều qua các năm và năm 2009 giảm 6,75% so với năm 2003, chỉ còn 75,59%, vẫn chiếm một tỷ trọng cao hơn rất nhiêu so với mức trung bình của cả nước ở cùng thời điểm. Lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu lao động trong tỉnh cho thấy vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết để giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế, xã hội.

Với ngành công nghiệp-xây dựng, mức độ thay đổi là không đáng kể, trong sáu năm từ 2003 đến 2009 số lao động làm việc trong ngành này chỉ tăng 4.548 lao động; tỷ trọng tăng thêm 1,05% và đạt có 7,36% vào năm 2009. Sự gia tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp-xây dựng chỉ diễn ra trong hai năm 2008 và 2009 còn trước đó tỷ trọng này có xu hướng giảm dần, năm 2003 là 6,31%, năm 2004 là 6,00%, năm 2005 là 6,31%, năm 2006 là 5,66% và năm 2007 là 5,97%. Sự thay đổi tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp-xây dựng vừa không ổn định vừa chậm.

Lao động trong ngành dịch vụ tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, năm 2003 lao động ngành này là 26.323 lao động chiếm 11,35% trong tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, đến năm 2009, tương ứng là

44.395 và 17,05%, tăng 18.072 và 5,7% so với năm 2003. Đây là dấu hiệu tích cực cho sự phát triên sản xuất của các ngành sản xuất vật chất, trước hết là phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Tóm lại, sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế chủ yếu là do sự vận động của hai nhóm ngành nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản và dịch vụ. Ngành công nghiệp-xây dựng có sự tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu lao động là do sự gia tăng tỷ trọng lao động trong ngành xây dựng, riêng


ngành công nghiệp, lao đông làm việc trong ngành này có sự suy giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối.

So với cơ cấu GDP cơ cấu lao động vẫn còn rất lạc hậu, đa số lao động vẫn làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp trình độ thủ công, kinh nghiêm truyền thống là cơ bản, năng xuất lao động và giá trị gia tăng rất thấp. Những năm gần đây thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động có sự chuyển biến khả quan hơn và có phần nhanh hơn tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế vĩ mô.

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động và cơ cấu GDP tỉnh Điện Biên phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: %


Năm

2003

2005

2009

Chênh lệch


Nông, lâm, thủy sản

GDP

38,65

37,15

35,61

- 5,35

Lao động

82,34

80,55

75,59

- 6,75


Công nghiệp, xây dựng

GDP

27,84

26,07

27,67

+ 1,97

Lao động

6,31

6,31

7,36

+ 1,05


Dịch vụ

GDP

33,51

35,95

36,73

+ 3,38

Lao động

11,35

13,14

17,05

+ 5,70

Nguồn: rút ra từ các bảng 2.1 và 2.7

Ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản, mức giảm tỷ trọng lao động nhanh hơn mức giảm tỷ trọng trong GDP cho thấy năng suất lao động của khối ngành này đang tăng lên. Ngành dịch vụ thì cơ cấu lao động lại tăng nhanh hơn cơ cấu trong GDP biều hiện sự suy giảm năng suất lao động trọng ngành này. Nguyên nhân chính là do ngành dịch vụ mới dừng lại ở các ngành truyền thống có giá trị gia tăng thấp hơn và đòi hỏi lao động nhiều hơn trong khi các ngành dịch vụ hiện đại có giá trị gia tăng cao và đòi hỏi ít lao động lại chưa phát triển do trình độ của nền kinh tế còn ở mức rất thấp. Ngành công nghiệp,


xây dựng không có biến động đáng kể gì cả về tỷ trọng lao động, cả về cơ cấu trong GDP và cả mức chênh lệch về tốc độ tăng của hai chỉ số này.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp- lâm nghiệp- thủy sản, tỷ trọng và số lao động làm việc trong ngành thủy sản tăng lên nhưng lao động vẫn tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp nhất là trồng trọt. Năm 2003, ngành thủy sản có 242 lao động chiếm gần 0,13% trong tổng số lao động trong ngành nông-lâm- thủy sản, năm 2005 đã tăng lên 1.076 lao động chiếm 0,55%, năm 2009 tăng lên 1.461 lao động chiếm 0,74%. Như vây, so với năm 2003, số lao động và tỷ trọng lao động làm việc trọng ngành thủy sản đã tăng hơn năm lần. Mặc dù tỉnh không có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản nhưng với hơn một nghìn lao động, chiến dưới 1% trong tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nông-lâm- thủy sản là rất khiêm tốn. Tóm lại, trong nội bộ ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản, lao động làm nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối; lao động làm việc trong ngành thủy sản có tăng lên đáng kể nhưng cả số tuyệt đối và tỷ trọng vẫn rất nhỏ bé. Thực trạng này chủ yếu là do cơ cấu nội bộ ngành nông- lâm - thủy sản còn rất lạc hậu và chậm chuyển biến.

Trong nội bộ ngành công nghiệp, xây dựng: trong hai phân ngành công nghiệp và xây dựng chỉ có lao động ngành xây dựng là có xu hướng tăng còn lao động trong ngành công nghiệp thì lại có xu hướng giảm. Năm 2003, lao động làm việc trong ngành xây dựng có 7.256 lao động chiếm 3,13% trong tổng số lao động của cả nền kinh tế và chiếm 49,59% trong tổng số lao động của nội bộ ngành công nghiệp- xây dựng, đến năm 2009 tương ứng là 12.413; 4,76%;64,72%. Riêng ngành công nghiệp có xu hướng ngược lại, năm 2009 số lao động làm việc trong ngành giảm 609 lao động so với năm 2003; tỷ trọng trong cơ cấu lao động làm việc trong nên kinh tế còn gần 2,6% so với 3,18% năm 2003 và trong nội bộ ngành công nghiệp-xây dựng tỷ lệ này là


50,41% năm 2003, 35,28% năm 2009. Tuy nhiên, mức độ biến động này ở các phân ngành là không giống nhau về độ lớn và chiều dịch chuyển trong nội bộ ngành công nghiệp.

Bảng 2.9: Lao động và cơ cấu lao động theo phân ngành trong nội bộ ngành công nghiệp

Đơn vị: lao động, %


Năm

2003

2009

Ngành công nghiệp khai mỏ

1.003 (13,60%)

973 (14,38%)

Ngành công nghiệp chế biến

5.750 (77,95%)

5.015 (74,11%)

Ngành sản xuất và phân phối điện

623 (8,45%)

779 (11,51%)

Tổng số

7.376 ( 100% )

6.767 ( 100% )

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2005, 2009, Xb năm 2010

Ngành khai mỏ, số lao động làm việc năm 2009 có giảm so vơi năm 2003 nhưng tỷ trọng lại tăng lên trong tổng số lao động đang làm việc trọng ngành công nghiệp. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến năm 2009 so với năm 2003 giảm cả số tuyệt đối và tỷ trọng. Riêng lao động làm việc trong ngành sản xuất và phân phối điện, nước tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Từ năm 2005, tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp, xây dựng luôn ở mức cao và có xu hướng tăng(22,35% năm 2005 và 34,89% năm 2006), nhưng tỷ trọng lao động trong ngành này lại không tăng đáng kể cho thấy đây là ngành thâm dụng vốn chứ không phải thâm dụng lao động. Bình quân mỗi năm ngành công nghiệp, xây dựng chỉ tạo ra khoảng 758 chỗ làm mới trong tổng số khoảng 4,7 nghìn lao động tăng thêm của tỉnh, chiếm xấp xỉ 15,91%.

Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng từ 26.323 lao động năm 2003 lên 44.395 lao động, bình quân mỗi năm tăng 18.072 lao động, chiếm 63,20% tổng số lao động tăng thêm của cả nền kinh tế, nhưng sự chuyển dịch trong nội bộ ngành này cũng rất khác nhau ở các phân ngành.


Trong tổng số 18 phân ngành, có 12 phân ngành có xu hướng tăng và 6 phân ngành có xu hướng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu lao động của ngành. Có 4 phân ngành có tốc độ tăng nhanh nhất đó là khách sạn nhà hàng tăng thêm 0,51 lần, hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng tăng thêm 1,91 lần, hoạt động đảng, đoàn thể tăng thêm 3,65 lần cao nhất trong tất cả các phân ngành, hoạt động kinh doanh tài sản và tư vấn tăng thêm 2,67 lần. Ngành thương mại chỉ tăng thêm 2,08% trong 6 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá có trong cơ cấu lao động của ngành dịch vụ (17,85%, năm 2009). Các ngành có mức tăng cao nhất thì tỷ trọng là rất nhỏ, dưới 5%, cao nhất là ngành khách sạn nhà hàng 4,42%. Trong những ngành có sự sụt giảm về tỷ trọng trong cơ cấu lao động của toàn ngành dịch vụ thì đáng chú ý nhất là hoạt động khoa học công nghệ, cho dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0,96% năm 2003) nhưng đã có sự giảm sut một cách chóng mặt, xuống còn 0,1% năm 2009 tương ứng với 44 lao động. Ngành tài chính cũng có mức sụt giảm đáng kể, từ 1,72% năm 2003 xuống 1,21% năm 2009. Các ngành giáo dục, quản lý nhà nước-an ninh quốc phòng-bảo đảm xã hội bắt buộc đều giảm lần lượt là 2,66% và 1,49% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, 28,02% và 30,38%. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế, sự gia tăng tỷ trọng ở những ngành không đem lại nhiều giá trị gia tăng, những ngành truyền thống cần ít vốn nhiều lao động do cá nhân đầu tư là chủ yếu như thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng gia đình, khách sạn nhà hàng, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng; những ngành đòi hỏi lao động có trình độ cao thì suy giảm mạnh mẽ như tài chính, khoa học công nghệ.

2.2.4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh còn rất nhỏ bé. Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm gỗ xẻ, chè đen, song đoạn, đá lợp, gạo tẻ, thuốc lá, cót ép, vật liệu xây dựng nhưng không ổn định. Về số liệu cụ thể chưa có thống kê cụ

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí