thu được 5 tỷ 348 triệu đồng, năm 1995: thu 9 tỷ 937 triệu đồng. Bình quân hàng năm tăng 16, 7 % [68, tr 4].
Ngành ngân hàng đã có chuyển biến mới trong kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế vay vốn phát triển sản xuất. Tổng số vốn vay từ 1991 đến 1995 là 55 tỷ 988 triệu đồng với 28.283 lượt vay [68, tr 4].
Tuy nhiên, công tác tài chính vẫn còn gặp nhiều khó khăn: thu thuế chưa hết, chưa đủ, còn để sót nguồn thu, chi còn mất cân đối.
Tóm lại, từ năm 1991 đến năm 1995, kinh tế huyện Mỹ Đức có những chuyển biến đáng kể: Về sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tiến bộ, từng bước khắc phục sản xuất độc canh, bước đầu đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 5,8%. Cơ cấu kinh tế đạt một bước chuyển dịch quan trọng theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Năm 1991, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 78,8%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 12,4%, dịch vụ du lịch chiếm 8,8%, đến năm 1995, nông nghiệp chiếm 68,7%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 15,6%, dịch vụ du lịch chiếm 15,7% [67; 1]:
Năm 1991
12.4 %
8.8 %
78.8 %
Du lịch (%) Nông nghiệp (%)
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 7
- Đường Lối, Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Và Sự Vận Dụng Của Huyện Mỹ Đức Về Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội
- Tình Hình Chăn Nuôi Trâu, Bò, Lợn Của Huyện Mỹ Đức Từ Năm 1991 Đến 1995
- Bối Cảnh Lịch Sử Mới Và Yêu Cầu Tiếp Tục Đẩy Mạnh Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Mỹ Đức
- Chuyển Biến Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Huyện Mỹ Đức Từ 1996 Đến 2008
- Tổng Hợp Diện Tích Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng – Vật Nuôi Huyện Mỹ Đức (Đến 30/2/2007)
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Thủ công nghiệp (%)
Năm 1995
15.6 % 15.7 %
68.7 %
Du lịch (%) Nông nghiệp (%)
Thủ công nghiệp (%)
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Mỹ Đức năm 1991 và năm 1995
Khu thắng cảnh Hương Sơn huyện và xã đã bước đầu cố gắng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tôn tạo, bảo vệ, tổ chức cho khách tham quan, nhưng chưa có nhiều đơn vị, cá nhân sản xuất, chế biến ra những sản phẩm địa phương để phục vụ du khách trẩy hội. Việc khai thác, chế biến sản phẩm nông nghiệp chưa được phát triển.
Như vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức đã cố gắng khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, trong đó nông nghiệp là trọng điểm với quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, giống, đổi mới kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Do đó sản xuất nông nghiệp huyện cũng đã đạt được nhiều kết quả, tích cực thúc đẩy quá trình xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân trong huyện. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế đã có sự phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn ở tình trạng tự cung tự cấp, chưa tập trung đúng mức cho mặt trận hàng đầu. Đặc biệt là chưa đầu tư thoả đáng cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thiếu chính sách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, chưa có chính sách sử dụng đúng đắn thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân; việc sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp còn ít và kém hiệu quả. Trình độ kỹ thuật và trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa đảm bảo tưới tiêu chủ động và hợp lý cho cây trồng, chưa cung ứng đủ công cụ, vật tư cần thiết cho nông nghiệp. Ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, bộ máy quản lý hợp tác xã tuy đã được củng cố nhưng hoạt động còn lúng túng, chậm đổi mới, một số hợp tác xã còn buông lỏng quản lý, không điều hành được kế hoạch sản xuất, chậm chuyển đổi về cơ cấu cây trồng vật nuôi và hướng dẫn các tiến bộ kỹ thuật để đưa nhanh các loại cây, con có năng suất cao vào sản xuất nên hạn chế tốc độ tăng trưởng lương thực, thực phẩm. Thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
2.4.1.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Về cơ bản, thành phần kinh tế vẫn là do Nhà nước quản lý, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp vẫn giữ vững, ổn định sản xuất, nhưng bước đầu đã giao khoán hộ viên, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Huyện uỷ đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển. Vì vậy, kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển, có điều kiện cải thiện đời sống, mua sắm trang thiết bị trong gia đình, đóng góp vào công trình phúc lợi của huyện. Nhiều hộ gia đình đã mạnh
dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và đã có thu nhập cao từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Đối với các doanh nghiệp, Huyện uỷ có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, như: sắp xếp tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm... Thực hiện Kết luận 42 của Tỉnh uỷ, trong 16 đơn vị quốc doanh thuộc huyện quản lý, đã bàn giao về tỉnh 5 đơn vị; giải thể 4 đơn vị, các đơn vị còn lại tiến hành tinh giảm biên chế, đổi mới phương thức quản lý bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả [7; tr 286 – 287]. Đến 1995, huyện Mỹ Đức đã có 21 doanh nghiệp tư nhân, 11 công ty trách nhiệm hữu hạn, 24 tổ sản xuất, 3.412 hộ cá thể. Giá trị sản lượng của
khu vực này chiếm 80% giá trị tổng sản lượng hàng năm [119; tr 64].
2.4.1.3. Cơ cấu vùng kinh tế
Kinh tế huyện Đức thời kỳ này vẫn chưa hình thành các vùng kinh tế đặc trưng. Chủ yếu vẫn tập trung ở vùng nông thôn, các địa phương nặng thuần nông, chưa có nhiều nông sản hàng hóa. Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi ở các vùng vẫn còn chậm. Trong khi có nhiều tiềm năng lao động, đất đai, ao hồ, đồi, núi... nhưng chưa được tận dụng, khai thác triệt để. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996, huyện cũng chưa có những chủ trương lớn để quy hoạch tổng thể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong toàn huyện.
Tóm lại, trong giai đoạn 1991 đến 1996, cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Đức chuyển dịch dần theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù luôn xác định kinh tế nông nghiệp mang tính chất chủ đạo của sự phát triển kinh tế tại Mỹ Đức, nhưng căn cứ vào hai yếu tố, thứ nhất về vị trí địa lý, Mỹ Đức là huyện tiếp giáp các đô thị lớn, đồng thời là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, nên các cấp chính quyền luôn ý thức được tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ - du lịch trở thành những ngành kinh tế mang tính đột phá và tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế của địa phương khi hội nhập sâu rộng với kinh tế cả nước cũng như kinh tế quốc tế. Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp
trong khi tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại và sản xuất nông sản hàng hoá chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề phục vụ nhu cầu lễ hội, du lịch và các ngành công nghiệp yêu cầu nhiều lao động. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên nguy cơ tụt hậu là hiện hữu nếu huyện không có những thay đổi có tính chất đột phá.
Tất cả những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn từ năm 1991 đến 1996 là cơ sở, là những kinh nghiệm quý báu để Đảng bộ huyện Mỹ Đức lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo.
2.4.2. Chuyển biến xã hội
2.4.2.1. Dân số
Năm 1994, dân số huyện Mỹ Đức là 161.246 người, đứng thứ 8 trong tổng số 14 huyện, thị của tỉnh Hà Tây. Tỷ lệ sinh hàng năm đều giảm (1991 tỷ lệ sinh là 2,3%, năm 1995: 1,74%), bình quân mỗi năm giảm một phần nghìn; mật độ dân số 712 người/km2 (xếp thứ 3 trong toàn tỉnh). Dân số nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới, với 85.331 người; dân cư sống chủ yếu ở vùng nông thôn: 161.246 người, còn thành thị chỉ có 3.094 người [33].
Mặc dù, tỷ lệ sinh và tăng tự nhiên giảm, nhưng nhìn chung dân số Mỹ Đức thuộc loại dân số trẻ. Đây là tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, xã hội huyện, nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi huyện Mỹ Đức phải có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
2.4.2.2. Lao động và việc làm
Với tốc độ tăng nhanh dân số, cơ cấu dân số của huyện Mỹ Đức là dân số trẻ, nên số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, tăng đều qua các năm:
1991
68156
1992
69656
1993
74617
1994
75785
Biểu đồ 2.3. Dân số trong độ tuổi lao động huyện Mỹ Đức 1991 – 1994 [119]
Với đặc trưng kinh tế cơ bản là nông nghiệp, nên lao động huyện chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng thời kỳ này đã có chuyển biến về lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, giảm dần lao động nông nghiệp: năm 1993: lao động nông nghiệp là 151.394 người, 7.365 người trong lĩnh vực phi nông nghiệp; đến năm 1995 thì trong nông nghiệp giảm còn 149.155 người, còn phi nông nghiệp tăng lên 12.131 người [119].
Kinh tế huyện đang trên đà tăng trưởng, việc cơ giới hóa đồng ruộng đã giải phóng một phần sức lao động, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp đã làm cho tỉ lệ người thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng, nhất là vào thời kỳ nông nhàn, nên có một bộ phận dân cư ra thành phố tìm việc làm. Tuy nhiên, hiện tượng gia tăng cơ giới của huyện không đáng kể nên không ảnh hưởng đến gia tăng dân số nói chung.
Để giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân, huyện Mỹ Đức đã tổ chức di dân đi xây dựng kinh tế mới: Từ năm 1991- 1995, huyện đã đưa dân xây dựng kinh tế mới trong và ngoài tỉnh là 254 hộ với 1.040 khẩu [12; tr 7]
2.4.2.3. Công tác xóa đói giảm nghèo
Trong giai đoạn này, huyện ủy và các ban ngành, các đoàn thể nhân dân huyện Mỹ Đức đẩy mạnh phong trào ”Xóa đói giảm nghèo”, khuyến khích làm giàu chính đáng, đồng thời quan tâm giúp đỡ người nghèo bằng những
biện pháp thiết thực như cho vay vốn, vật tư không lấy lãi, hướng dẫn cách làm ăn nhằm phát triển kinh tế. Các cơ quan xí nghiệp lập quỹ hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên. Nhiều đơn vị đã có quỹ hàng chục triệu đồng như: Xí nghiệp Cơ giới xây lắp, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình. Vì vậy, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trong các xí nghiệp quốc doanh, từng bước đổi mới quản lý, cải tiến kỹ thuật, đầu tư công nghệ đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh phát triển phù hợp với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của kinh tế thị trường, giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân. Người lao động có mức thu nhập ổn định hàng tháng từ 300.000 đến 500.000 đồng và tăng mức đóng góp cho ngân sách. Nhiều doanh nghiệp không còn hộ nghèo như Công ty Quy hoạch Khảo sát Thiết kế mỏ, Xí nghiệp Khảo sát Điện I, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình…
Vì vậy, số hộ giàu chiếm 5,5%, số hộ khá chiếm 45,5%, số hộ trung bình với 39%, số hộ nghèo giảm từ 20% năm 1991 xuống 10% năm 1995. Thu nhập bình quân đầu người năm 1995 là 1,5 triệu đồng, tăng 3,6% so với năm 1991 [67, tr 7].
2.4.2.4. Những vấn đề văn hóa xã hội
* Giáo dục - đào tạo
Năm 1991, thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII: tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng chất lượng giáo dục chính trị đạo đức cho học sinh; tiếp tục thực hiện chương trình xóa nạn mù chữ, phổ cập cấp 1, củng cố và phát triển giáo dục mầm non, các cháu đến tuổi đều được đến lớp học.
Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học; với chính sách tập thể và nhân dân cùng làm, huyện đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để tu bổ, nâng cấp các phong học, trang bị đồ dùng dạy học cho các trường phổ thông cơ sở. Đến năm 1993, huyện đã có 35 % số xã, thị trấn có trường học cao tầng và trụ sở làm việc khang trang. Huyện đầu tư xây dựng, nâng cấp 3 trường phổ thông trung học A, B, C và xây mới 21 trường trung học cơ sở hai tầng [8; tr 288]. Huyện còn mở các lớp chọn, trường chuyên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học được tăng cường, từng bước thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, đội ngũ giáo viên tiếp tục được tiêu chuẩn hóa.
Số học sinh được huy động đến trường không ngừng tăng lên: Năm 1992 có 28.014 học sinh (chiếm 20% dân số) đến năm 1995 là: 37.686 học sinh [8; tr 279]. Năm 1992, huyện Mỹ Đức đã được công nhận phổ cập tiểu học và xóa mù chữ trong độ tuổi. Số lượng học sinh thi lên lớp đạt 95%/năm, thi tốt nghiệp phổ thông đạt 97 đến 98%/năm [68, tr 5].
Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tiêu chuẩn hóa theo từng cấp học; số lượng giáo viên thay đổi không đáng kể qua các năm học: năm 1990 - 1991: 1056 người, 1991 - 1992: 1098 người, 1993 - 1994: 1091 người, 1994 - 1995:
1064 người [33, tr 43].
Hàng năm, huyện mở hội nghị tổng kết phong trào thi đua đạt danh hiệu ”cháu ngoan Bác Hồ” để giáo dục thế hệ trẻ.
* Văn hóa thông tin, hoạt động văn nghệ, thể thao
Những năm đầu thời kỳ đổi mới, công tác văn hóa thông tin, văn nghệ, thể thao đã cố gắng khôi phục tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, văn hóa dân tộc, tổ chức các ngày lễ hội truyền thống... song tình trạng mê tín dị đoan, sinh hoạt của người dân còn hạn chế.
Đến năm 1991 - 1995, hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao có bước chuyển biến. Phong trào phát triển khá trong các tầng lớp nhân dân, hoạt động vui tươi lành mạnh. Huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng đài phát sóng FM. 19 xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoàn chỉnh, 4 xã có đài truyền thanh thôn. Đài truyền thanh của huyện và hệ thống truyền thanh của các xã, thị trấn đã hoạt động đều đặn, thường xuyên, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ trung tâm của huyện cũng như của cơ sở. Hoạt động thông tin, phát hành báo chí có nhiều chuyển biến tốt, số lượng báo Đảng, bản tin nội bộ tăng 70% so với năm 1991. Toàn huyện có 17/23 xã, thị trấn đã lắp điện thoại đảm bảo thông tin kịp thời [33, tr 7]. Phong trào văn hóa văn nghệ ngày càng được phát triển, xây dựng nhà thiếu nhi tại thị trấn Tế Tiêu, trang bị dàn vi tính trị giá trên 40 triệu đồng [68, tr 6].
* Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Để chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt, huyện Mỹ Đức đã tổ chức sắp xếp lại mạng lưới y tế tới các thôn xóm, trạm xá, bệnh viện; nâng cao trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ chuyên môn khám và điều trị; chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em, phòng và điều trị các bệnh xã hội, có tổ chức chuyên thực hiện các biện pháp kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình từ xã tới huyện. Tổ chức các cửa hàng dược bán thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho nhân dân. Từ năm 1991, việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân có mạng lưới y tế cơ sở, trạm xá xã không ngừng được củng cố; có 14/23 xã, thị trấn nâng cấp phòng sản, mua sắm dụng cụ y tế trị giá trên 600 triệu đồng và tiếp nhận gần 900 triệu đồng trang thiết bị, dụng cụ y tế của tổ chức quốc tế [8; tr 279].
Đến năm 1995, mạng lưới y tế toàn huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố (100% trạm xá xã được trang bị dụng cụ y tế, bảo đảm khám chữa bệnh cho nhân dân được thuận tiện) [68, tr 5]. Tăng cường công tác vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh không để dịch lớn xảy ra. Việc tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi đạt 98%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần (1994: 48%, năm 1995: còn 32%). Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng đông.
Chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình được tăng cường chỉ đạo. Công tác kế hoạch hoá gia đình hoạt động hiệu quả, hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 1,92% xuống 1,5% [8; tr 271].
2.4.2.5. Trợ giúp xã hội cho các đối tượng chính sách
Huyện Mỹ Đức rất coi trọng việc tạo điều kiện giúp đỡ các đối tượng chính sách: được nhận ruộng gần, ruộng tốt, giảm một phần đóng góp cho các gia đình chính sách; tổ chức thăm hỏi, khám bệnh; xây dựng nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm ”đền ơn đáp nghĩa”... Huyện đã trích kinh phí hàng trăm triệu đồng trợ cấp những gia đình khó khăn lúc giáp hạt, tết đến... Từ năm 1991 đến năm 1995, huyện đã tặng 1.640 sổ tiết kiệm tình nghĩa, tu sửa và làm mới 44 ngôi nhà tình nghĩa, 19 xã được công nhận không còn gia đình chính sách đói nghèo. Trong 3 đợt có 75 bà mẹ được Nhà nước phong tặng