Cơ Cấu Gdp Của Mỹ Đức Theo Thành Phần Kinh Tế (%)


của chuyển đổi quản lý đất đai, dồn điền đổi thửa ở địa phương, tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tổ chức quản lý.

Trong ngành thủ công nghiệp, việc khôi phục, khơi dậy và khuyến khích kinh tế làng nghề đã trở thành cú hích lớn cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh ở Mỹ Đức. Nhiều cơ sở sản xuất gia đình đã tự chủ được nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất và tiêu thụ. Sự năng động của các thành phần kinh tế tư hữu đã phần nào là nguyên nhân quan trọng làm giảm nhanh vai trò của kinh tế quốc doanh ở Mỹ Đức. Địa bàn phát triển mạnh nhất là khu vực trung tâm bao gồm các xã Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Hợp Thanh, Đại Hưng và thị trấn Đại Nghĩa. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP là kinh tế cá thể, tiểu chủ. Tất cả các hộ nông dân và một phần lớn kinh doanh thương mại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - du lịch.

Những năm 2001 - 2007, trên địa bàn huyện có 76 cơ sở mới được thành lập gồm 46 công ty trách nhiệm hữu hạn, 30 doanh nghiệp tư nhân, 3 tổ hợp tác. Hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp chuyển đổi hoạt động theo Luật hợp tác xã. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp kém phát triển, thua lỗ. Huyện có 11 hợp tác xã thủ công nghiệp xin tự nguyện giải thể. Nhìn chung trong thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn ổn định, tiếp tục phát triển. Một số đơn vị kinh tế Nhà nước như: Công ty Dược phẩm, Liên hợp thực phẩm, Công ty Len, Xây lắp điện, Khảo sát thiết kế điện I… có nhiều cố gắng vươn lên trong sản xuất kinh doanh, tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Năm 2001, giá trị tổng sản lượng của ngành đạt 129 triệu đồng, trong đó giá trị hàng xuất khẩu là 20,4 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2000 [121; tr.8] Năm 2007, giá trị tổng sản lượng ước đạt 153,834 triệu đồng đạt 119,54% kế hoạch, tăng 17,8% so với 2001, trong đó giá trị hàng xuất khẩu đạt 15.312 triệu đồng [122; tr.14].

Như vậy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã và đang được khuyến khích phát triển ở Mỹ Đức. Trong các thành phần kinh tế thì kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, kinh tế quốc doanh vẫn là


nòng cốt, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nói chung và trong ngành du lịch nói riêng. So với giai đoạn trước, có sự dich chuyển về cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế:

Bảng 3.9. Cơ cấu GDP của Mỹ Đức theo thành phần kinh tế (%)


Thành phần kinh tế

1995

2003

Độ dịch chuyển

1995 – 2003 (%)

- Kinh tế quốc doanh

34,0

28,0

-0,6

- Kinh tế ngoài quốc doanh

66,0

72,0

+ 6,0

+ Kinh tế tập thể

2,5

3,8

+ 1,3

+ Kinh tế tư bản tư nhân

16,6

21,0

+ 4,4

+ Kinh tế cá thể - tiểu chủ

42,0

45,2

+ 3,2

+ Kinh tế hỗn hợp

4,9

2,0

- 2.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 17

[119, 121]

So sánh giữa hai giai đoạn, cho thấy thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỉ lệ nhỏ và có xu hướng giảm (6,0%). Kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là kinh tế tập thể tỏ ra có hiệu quả. Kinh tế tư nhân có những đóng góp đáng kể trong cơ cấu GDP của huyện (tăng 4,4%). Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trong các ngành dệt, thêu, kinh doanh xăng dầu. Còn có các trang trại sản xuất nông nghiệp (15 trại) và 18 công ty trong lĩnh vực công nghiệp. Đây là một điểm mới, có hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân và thay đổi bộ mặt kinh tế ở Mỹ Đức.

3.2.3. Sự chuyển biến về cơ cấu vùng kinh tế

Trên cơ sở các ngành kinh tế, căn cứ vào thế mạnh của từng vùng, từ năm 1996 đến 2008, cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Đức phát triển theo hướng công nghiệp hóa, về mặt lãnh thổ sản xuất đã hình thành các cụm, các tiểu vùng kinh tế với những điểm đô thị làm trung tâm kinh tế, văn hóa của địa phương. Đây là một điểm rất mới so với thời kỳ trước năm 1996 của huyện Mỹ Đức.

Căn cứ vào vị trí địa lý, sự phân hóa về điều kiện tự nhiên và sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, lãnh thổ Mỹ Đức được phân hóa thành các tiểu vùng sau:


- Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã miền núi phía Bắc là Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn, Hợp Tiến và Hợp Thanh. Đây là vùng có lợi thế về trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, đại gia súc; khai thác đá và sản xuất vi sinh.

Ngành nông nghiệp của vùng có chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và phát triển rừng. Hướng chính của vùng chuyển dịch vào sản xuất hàng hóa với nhóm cây trồng hàng năm chủ lực là lúa, ngô, lạc, đậu tương, cây ăn quả. Sản phẩm chính của ngành chăn nuôi là bò lai sind, dê, lợn và gia cầm. Vùng có số lượng bò lớn nhất huyện với 4.313 con (chiếm 51,6% tổng đàn bò toàn huyện).

Thế mạnh công nghiệp lớn nhất của vùng 1 là công nghiệp khai thác, điển hình là khai thác đá và khai thác than bùn sản xuất vi sinh: khai thác đá chiếm 80% toàn huyện, khai thác vi sinh chiếm 100% toàn huyện. Các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khác cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể như: công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm (30 – 35%), sản xuất đồ may mặc (35%), mây tre đan (28%) so với toàn huyện.

Hoạt động thương mại, dịch vụ ở tiểu vùng phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ. Nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, có 2 chợ (Chợ Vài, chợ Tuy Lai) là 2 trong 4 thị tứ được quy hoạch phát triển thành trung tâm thương mại của huyện.

Hoạt động du lịch được đẩy mạnh. Năm 1994, khu du lịch hồ Quan Sơn được đưa vào khai thác, đến năm 2003, doanh thu đã đạt 239 triệu đồng. Ngoài ra, vùng còn có nhiều tiềm năng du lịch như: Núi Cối (Tuy Lai), chùa Cao, Nương Ngái (Hồng Sơn), hồ Tuy Lai, Vĩnh An... là những điểm đầu tư để thu hút du khách đến nghỉ ngơi cuối tuần.

-Tiểu vùng 2: Gồm 12 xã, thị trấn ven Đáy là Phúc Lâm, Mỹ Thành, Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, Thị trấn Đại Nghĩa, Đại Hưng, Vạn Kim và Đốc Tín: Đây là vùng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế của toàn huyện. Sông Đáy và đường trục huyện chạy qua 13/13 xã, thị trấn của vùng. Đây thực sự là lợi thế của vùng so với các tiểu


vùng khác, từ đây có thể giao lưu, trao đổi hàng hóa, thông thương với tất cả các vùng trong huyện cũng như trong tỉnh và ngoài tỉnh. Vùng này có thế mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; ngoài ra còn trồng cây lương thực, dâu tằm, chăn nuôi gia cầm, gia súc.

Do nằm bên bờ sông Đáy nên tiểu vùng có điều kiện đất đai, nguồn nước thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Vì thế, vùng đã hướng tổ chức sản xuất nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyên môn hóa cao, điển hình là cây lúa, hoa màu và dâu tằm. Vùng chiếm 48% giá trị sản xuất toàn Mỹ Đức.

Ngành nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá phát triển, chiếm 85% lượng đánh bắt toàn huyện, chủ yếu thực hiện trên sông Đáy. Huyện đã tập trung tăng nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông Đáy.

Có lợi thế về tài nguyên, lao động và cơ sở hạ tầng nên công nghiệp – thủ công nghiệp của tiểu vùng 2 khá phát triển, chiếm 60% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Trong đó, công nghiệp dệt, sản xuất miến, khai thác cát va ươm tơ của huyện tập trung toàn bộ tại tiểu vùng này (100%0.

Kinh tế phát triển, đông dân cư sinh sống, nên hoạt động thương mại, dịch vụ của tiểu vùng diễn ra sôi nổi. Hệ thống mạng lưới chợ dày đặc, thị trấn Tế Tiêu có vị trí thuận lợi và tiềm lực để trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ. Đó là hạt nhân cho sự phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng.

- Tiểu vùng 3: Gồm 4 xã miền núi phía Nam là Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú. Đây là vùng phát triển kinh tế toàn diện với thế mạnh về du lịch, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đặc biệt là du lịch, doanh thu du lịch của vùng chiếm 97% so với tổng doanh thu du lịch toàn huyện. Đây là lợi thế của vùng so với các vùng khác và là vùng có vị trí kinh tế quan trọng trong nền kinh tế huyện Mỹ Đức cũng như tỉnh Hà Tây.

Giai đoạn từ 1996 đến 2008, sản xuất nông nghiệp của vùng có bước chuyển dịch, song vẫn còn chậm, tỉ trọng ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế hơn so với ngành chăn nuôi. Diện tích gieo trồng của vùng chiếm 20,2 % so với toàn huyện, trong đó lúa chiếm 22,5 % diện tích, nhưng năng suất thấp


hơn năng suất chung của huyện (54,8 tạ/ha so với 57,81 tạ/ha toàn huyện Mỹ Đức). Ngoài cây lúa, vùng còn trồng khoai, ngô, cây thực phẩm, cây công nghiệp, song tỉ lệ thấp, dưới 10% so với toàn Mỹ Đức. Về mặt chăn nuôi, vùng 3 tập trung vào chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, dê để vừa phục vụ sản xuất, vừa cung cấp thực phẩm, đặc sản cho hoạt động dịch vụ, du lịch,

Công nghiệp – xây dựng không phải thế mạnh của vùng, chỉ chiếm 6% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, giá trị sản xuất không đáng kể, trong khi hoạt động du lịch ở chùa Hương cần các mặt hàng lưu niệm, hàng thủ công mĩ nghệ...

Việc hình thành các vùng kinh tế tạo điều kiện để mỗi vùng chuyên môn hóa sản xuất, khai thác và phát huy được thế mạnh của từng nơi. Đồng thời, giúp cho các cấp quản lý có những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Hình thành vùng kinh tế là tất yếu, phù hợp với địa hình tự nhiên của Mỹ Đức. Tuy nhiên, giai đoạn trước năm 1996, huyện chưa có chiến lược quy hoạch rõ ràng.

3.3. Chuyển biến xã hội

3.3.1. Dân số

Huyện Mỹ Đức là huyện có dân số ít và mật độ dân số thấp so với các huyện và thị xã ở tỉnh Hà Tây. Tốc độ tăng dân số đều qua các năm. Năm 2008, dân số toàn huyện là 180.737 người, chiếm 7% dân số của toàn tỉnh và đứng thứ 7 trong 14 huyện thị của Hà Tây.

Bảng 3.10. Dân số huyện Mỹ Đức thời kỳ 1996 - 2008


Nội dung

1996

2000

2005

2008

Dân số (người)

163.324

169.326

173.682

180.737

[68, 76, 133]

Trong thời kì 1996 -2008, tốc độ tăng dân số của Mỹ Đức luôn ở mức 1%, thấp hơn so với dân số của tỉnh và một số huyện lân cận. Nhờ thực hiện tốt công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch nên mức gia tăng tự nhiên giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải


thiện. Tuy nhiên, mức giảm dân số chưa ổn định và không đồng đều giữa các xã trong toàn huyện. Thị trấn Đại Nghĩa có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, còn các xã ven núi như Hợp Thanh, Hùng Tiến, An Phú lại có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

Do kinh tế huyện đang trên đà tăng trưởng, việc cơ giới hóa đồng ruộng đã giải phóng một phần sức lao động, cộng với bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp đã làm cho tỉ lệ người thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng, nhất là vào thời kỳ nông nhàn, nên có một bộ phận dân cư ra thành phố tìm việc làm. Tuy nhiên, hiện tượng gia tăng cơ giới của huyện không đáng kể nên không ảnh hưởng đến gia tăng dân số nói chung.

Mặc dù, tỷ lệ sinh và tăng tự nhiên giảm, nhưng nhìn chung dân số Mỹ Đức thuộc loại dân số trẻ. (Dân số trong độ tuổi lao động, năm 1996: chiếm 45%, năm 2006: chiếm 54,5%). Đây là tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, xã hội huyện, nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi huyện Mỹ Đức phải có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

3.3.2. Lao động và việc làm

Huyện Mỹ Đức có nguồn lao động dồi dào, trung bình trên 50% dân số. Tốc độ gia tăng nguồn lao động tăng trung bình 0.9%/năm. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tuy nhiên, do đặc thù kinh tế của huyện thuần nông gặp nhiều khó khăn về định hướng, vốn, kỹ thuật... Đặc biệt trong thời kỳ này, một số cơ sở kinh tế Nhà nước bị giải thể (Nhà máy Ươm tơ) hoặc thu hẹp (Trại tằm Phù Lưu Tế, Trại Tằm Trinh Tiết, Tảo Khê, Trại ong, Công ty Thủy sản... làm cho một bộ phận lao động của Mỹ Đức thất nghiệp, mất việc làm. Bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên khi học xong trung học phổ thông không thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng... và một số bộ đội ra quân không có việc làm đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp ở Mỹ Đức tăng cao. Đây là điều bất hợp lý và lãng phí lao động trong khi tiềm năng của địa phương chưa được khai thác do thiếu lao động, nhất là lao động có trình độ, tay nghề.


Chất lượng nguồn lao động của huyện chưa cao. Số lao động có trình độ chuyên môn để phục vụ ngành du lịch kém. Đây là một thách thức của huyện. Do xác định được vai trò quan trọng hàng đầu của nguồn lao động, huyện Mỹ Đức đã chú ý đến nguồn lao động có tri thức, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đi học các lớp đào tạo nghề, Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng.

Trong giai đoạn này, cùng với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nói chung thì cơ cấu lao động theo ngành cũng đã dịch chuyển giảm tỉ trọng trong nông

– lâm – ngư, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ:

Bảng 3.11. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thời kì 1995 – 2003


Ngành

1995

2003

Độ dịch chuyển

1995 – 2003(%)

Người

%

Người

%


Tổng số


100


100


Nông – lâm – ngư

80.630

90,2

70.249

79,4

-10,8

Công nghiệp – xây dựng

72.728

4,0

8.140

9,2

+5,2

Dịch vụ

3.225

5,8

10.086

11,4

5,6

[119, 121]

Kinh tế Mỹ Đức với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nên lao đông động tập trung trong lĩnh vực này rất cao, còn các ngành khác thì rất thấp. Đó là cơ cấu lao động còn quá chênh lệch và bất hợp lý. Năm 2003: [121]


Lao động

công nghiệp -

tiểu thủ công

nghiệp:

9%

Lao động dịch vụ - du lịch: 11%

Lao động nông - lâm - ngư:

80%

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế huyện Mỹ Đức năm 2003

3.3.3. Công tác xóa đói, giảm nghèo

Năm 1994, huyện phát động phong trào “Xóa đói, giảm nghèo, tăng hộ giàu”, đề ra các giải pháp để đưa phong trào đạt kết quả cao. Phong trào xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được phát động rộng rãi thông qua các tổ chức, các chương trình, dự án tạo việc làm. Các ngành đoàn thể và nhân dân trong huyện đã tích cực tiến công vào chương trình xoá đói giảm nghèo... Ban chấp hành các đoàn thể tích cực vận dụng các hình thức hỗ trợ vốn, xây dựng tổ tín chấp vay vốn ngân hàng, làm dự án để phát triển kinh tế, tổ chức tập huấn chuyển giao kiến thức về khoa học kỹ thuật, giúp cho hội viên nông dân sử dụng các giống cây trồng mới, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như gà công nghiệp, lợn hướng nạc... Do vậy, phong trào làm kinh tế để giúp nhau xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả. Năm 1995, số hộ đói nghèo chiếm 10%, năm 2000 giảm xuống còn 6,8%, số hộ khá và giàu tăng lên. Tình trạng tái nghèo ít xảy ra trên địa bàn huyện.

Năm 2005, huyện vẫn còn số lượng lớn hộ gia đình thuộc diện nghèo, nhất là các hộ do phụ nữ làm chủ (3.000 hộ). Chính quyền đã giúp đỡ phụ nữ một số giải pháp phát triển kinh tế: lập mô hình Tổ phụ nữ tự nguyện tiết

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí