Đời sống tinh thần của nhân dân huyện Mỹ Đức ngày càng phong phú. Nhờ vậy, các vấn đề về an ninh, trật tự an toàn xã hội được giải quyết nhanh và ổn định. Môi trường chính trị - xã hội được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung phát triển kinh tế. Do đó, các nguồn lực cũng được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội đã tạo ra một tiền đề vững chắc cho sức bật tiếp theo của huyện.
Nguyên nhân của những chuyển biến trên: Do sự nhận thức của cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phương; Sự chỉ đạo của tỉnh Hà Tây: rất chú trọng đến phát triển các mặt của xã hội; Chính sự phát triển kinh tế của huyện đã tạo nên nền tảng vật chất để đầu tư cho văn hóa xã hội phát triển. Sự phát triển về mặt xã hội sẽ tác động trở lại kinh tế, là yếu tố quan trọng để phát triển một nền kinh tế Mỹ Đức. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, sự chuyển biến xã hội ở Mỹ Đức chỉ dừng lại ở một số vấn đề cơm ăn, áo mặc, y tế... còn các dịch vụ chất lượng cao, sự công bằng xã hội, đời sống văn minh thì còn phải nhiều vấn đề. Vì bản thân, kinh tế huyện Mỹ Đức có chuyển biến tích cực, nhưng dù bất kỳ hoàn cảnh nào thì vẫn là địa phương vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn, tiềm lực kinh tế vẫn ở dạng tiềm năng.
4.5. Kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức còn nhiều khó khăn và thách thức
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đa dạng tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, huyện Mỹ Đức đã hình thành một kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh để thực hiện các khâu đột phá quan trọng kinh tế, xã hội của huyện. Với các ngành nghề truyền thống phong phú, góp phần tăng trưởng kinh tế huyện, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống nhân dân được cải thiện... Bên cạnh đó, Mỹ Đức còn nhiều khó khăn và thách thức so với các địa phương khác, nhất là khi sáp nhập vào Hà Nội:
- Xuất phát điểm của nền kinh tế trong mặt bằng chung của thành phố Hà Nội và so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn ở mức thấp. Tiềm lực kinh tế còn hạn chế, phát triển chưa bền vững, chưa tương
xứng với tiềm năng; trong cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn cao; nền kinh tế của huyện còn chưa tạo được bước đột phá mạnh mẽ.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các quốc lộ gặp khó khăn, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Tỷ suất hàng hóa nông sản thấp, chất lượng hàng nông sản chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá thấp, thu thập bấp bênh.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Gdp Của Mỹ Đức Theo Thành Phần Kinh Tế (%)
- Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Mỹ Đức Trải Qua Hai Giai Đoạn Phát Triển
- Sự Chuyển Biến Kinh Tế Ở Mỹ Đức Phù Hợp Yêu Cầu Phát Triển Và Tiềm Năng Của Địa Phương
- Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 21
- Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 22
- Và Phương Hướng Nhiệm Vụ Phát Triển Năm 2000, Mỹ Đức.
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Sự chuyển biến kinh tế chưa thúc đẩy mạnh đời sống xã hội: dân cư vẫn sống phụ thuộc vào nghề nông, lao động phổ thông là chủ đạo, giáo dục, y tế chưa đầu tư hiệu quả... vì vậy, đời sống của nhân dân còn thấp so với các địa phương khác của tỉnh, nên việc cải thiện và nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
- Công tác quy hoạch nói chung còn thiếu và chưa đồng bộ. Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn tăng lên. Vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ từ các làng nghề, mà ngay cả việc chăn nuôi, chế biến giết mổ trong khu dân cư cũng gây ô nhiễm nặng. Tại nạn giao thông, tệ nạn xã hội về ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan còn diễn biến phức tạp, chưa có biện pháp giải quyết triệt để, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định xã hội nông thôn.
- Nguyên nhân của những tồn tại trên:
+ Trước hết là do nông nghiệp và nông thôn Mỹ Đức có xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ; cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa phù hợp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở chế biến và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ và người nông dân còn hạn chế. Tư tưởng cục bộ, hẹp hòi, phân hoá giàu nghèo còn nặng nề ở nông thôn. Trình độ sản xuất, trình độ nghề nghiệp của nông dân lại chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
+ Việc quán triệt, tuyên truyền và vận động thực hiện các chủ trương, chính sách chưa được triển khai sâu rộng, chưa tạo được sức mạnh trong toàn Đảng bộ và trong nhân dân, chưa làm tốt công tác vận động và thuyết phục quần chúng. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thiếu chặt chẽ, thiếu giải pháp đồng bộ; việc tổ chức chỉ đạo, điều hành thực hiện nghị quyết đôi lúc thiếu kiên quyết; công tác kiểm tra, đôn đốc chưa kịp thời, việc tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chưa được tiến hành thường xuyên.
+ Công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực còn lúng túng, hạn chế như: công tác quy hoạch, nhân cấy nghề, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm chưa tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là khâu giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Chưa xây dựng được nhiều mô hình sản xuất lớn, vùng chuyên canh sản xuất có tính sản xuất hàng hóa. Công tác nắm tình hình tham mưu, đề xuất chưa kịp thời, hiệu quả. Sự phối hợp trong công tác của các phòng, ban, đoàn thể đạt hiệu quả chưa cao.
+ Năng lực lãnh đạo của cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới, một số cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu chấp hành nghị quyết mà chưa được uốn nắn và xử lý kịp thời. Một số cơ sở Đảng còn hoạt động hạn chế, trình độ nghiệp vụ năng lực chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể còn bất cập. Một số cấp ủy viên của huyện được phân công phụ trách cơ sở còn thiếu sự quan tâm sâu sát, chưa nắm bắt, phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh ở cơ sở, chưa có biện pháp xử lý kịp thời nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống dân sinh.
Yêu cầu đặt ra để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, huyện Mỹ Đức cần xác định những bước đi sau đây:
- Ngành nông nghiệp phải tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành sang sản xuất hàng hóa, nâng giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Điều đó có
nghĩa là phải cải tạo những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm không thể xem nhẹ là phải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi phù hợp.
- Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phải tập trung phát triển các nghề bằng cách mở rộng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông – lâm sản – thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Tập trung xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Huyện Mỹ Đức phải đón bắt thời cơ, thu hút những nhà đầu tư từ trung ương đến tỉnh. Đồng thời, phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu phát triển du lịch – dịch vụ, trong đó cần tập trung nâng cấp mạng lưới giao thông, từng bước hình thành các cụm dân cư, các đô thị theo quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Tóm lại, những thành tựu nêu trên chính là thước đo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện Mỹ Đức và là kết quả của tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, cần cù lao động của nhân dân Mỹ Đức. Mặt khác, những thành tựu đó nói lên sự trưởng thành của Đảng bộ huyện. Từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đến Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, tư tưởng chỉ đạo và các chủ trương chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã được nêu ra hoàn toàn đúng đắn và tiếp tục đề ra những chủ trương, chính sách sát hợp hơn nữa để thúc đẩy công cuộc CNH, HĐH đi vào tầm rộng hơn, sâu hơn trong thời kỳ tiếp theo.
KẾT LUẬN
Hơn 30 năm qua, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Là một nước nông nghiệp, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì việc tiến hành thúc đẩy nền kinh tế, xã hội theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH trở thành một tất yếu khách quan.
Từ mục tiêu và kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi xin rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Tính từ năm 1991 đến trước khi tỉnh Hà Tây nói chung và huyện Mỹ Đức nói riêng sáp nhập vào thành phố Hà Nội (tháng 8 – 2008), Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã có hơn 17 năm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội. Trong quá trình hơn 17 năm đó, Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã trải qua 4 kỳ Đại hội (Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, XIX, XX, XXI), không những đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Trung ương, của Tỉnh Hà Tây, mà còn tích cực đề ra mục tiêu, giải pháp, xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và tập trung hết khả năng để chỉ đạo thực hiện tốt. Những chủ trương mà Đảng bộ huyện Mỹ Đức đưa ra phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Nhờ đó, Mỹ Đức đã nhanh chóng tạo được bước đột phá về kinh tế, xã hội và thu được nhiều thành tựu.
2. Mỹ Đức vốn là một huyện vùng sâu, vùng xa tỉnh Hà Sơn Bình, xuất phát điểm rất thấp. Khi sáp nhập về tỉnh Hà Tây, Mỹ Đức vẫn là huyện vùng sâu, vùng xa. So với các huyện khác, kinh tế, xã hội của Mỹ Đức là rất thấp. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Mỹ Đức cũng đang dần đi lên. Từ chỗ là một huyện thường xuyên thiếu lương thực, nạn đói giáp hạt là một vấn nạn đối với cán bộ và nhân dân, Mỹ Đức đã vươn lên giải quyết cơ bản vấn đề lương thực cho nhân dân, từng bước xoá nạn đói giáp hạt hàng năm, đảm
bảo an toàn lương thực cho nhu cầu địa phương và bước đầu có sự tích luỹ. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. Liên kết ngành nghề, liên doanh hợp tác, mở rộng thị trường, tăng nhanh tích luỹ, phát triển đầu tư với phương châm đa dạng hoá sản phẩm kinh tế, đa dạng hoá thành phần và sở hữu, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hình thành các vùng kinh tế theo hương chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là kinh tế tư nhân.
3. Chuyển biến về xã hội cũng là một trong những nguyên nhân để thúc đẩy trở lại sự phát triển kinh tế ở Mỹ Đức. Những năm 1991 - 2008, cùng với sự chuyển biến về kinh tế, đã tác động đến sự chuyển biến về mặt xã hội của địa phương: dân số, lao động, việc làm, các vấn đề xã hội.... theo hướng tích cực. Đời sống người dân trong huyện không ngừng được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm một cách nhanh chóng, tỷ lệ hộ khá giàu ngày càng tăng; các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ được các cấp chính quyền quan tâm có cuộc sống ổn định. Cơ sở vật chất cũng được tăng cường tu bổ và xây dựng mới; các công trình văn hoá, y tế, giáo dục cũng được kiến thiết lại khang trang, sạch đẹp phục vụ phát triển dân trí và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Sự phát triển kinh tế là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội và có những chính sách xã hội phù hợp là công cụ để phát triển kinh tế bền vững.
4. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì quá trình chuyển biến kinh tế ở Mỹ Đức chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, vẫn còn một số hạn chế như: chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành kinh tế, vẫn còn chậm. Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, đổi mới cách thức sản xuất diễn ra chậm, nền sản xuất vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán; năng suất lao động còn thấp, giá thành sản phẩm chưa cao, chất lượng không đồng đều gây khó khăn cho việc thu mua chế biến, do đó sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Các thành phần kinh tế: kinh tế tập thể còn chậm phát huy hiệu quả, các HTX dịch vụ nông nghiệp còn mang tính hình thức, lúng túng trong việc lựa chọn phương án
kinh doanh và cơ chế hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế hàng hóa. Là một huyện có thế mạnh về du lịch, nhưng chưa phát huy được giá trị kinh tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và xây dựng Mỹ Đức theo hướng hiện đại. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người nông dân chưa được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu – nghèo đang có xu hướng gia tăng, xã hội phát sinh nhiều vấn đề bức xúc mới…
5. Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, song, từ những kết quả đã đạt được trong quá trình phát triển nông nghiệp, có thể khẳng định đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Mỹ Đức là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Thành tựu về chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức trong những năm 1991- 2008 đã tạo ra thế và lực mới, là tiền đề, điều kiện rất quan trọng cho sự thắng lợi của sự phát triển của huyện Mỹ Đức trong những năm tiếp theo, đồng thời đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo kinh tế, xã hội cho thành phố Hà Nội khi tiếp nhận quản lý Mỹ Đức.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phan Thị Lệ Dung (2017), Sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp huyện Mỹ Đức (Hà Tây) thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2008, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 10/2017.
2. Phan Thị Lệ Dung (2017), Sự chuyển biến xã hội của huyện Mỹ Đức (Hà Tây)từ năm 1996 đến năm 2008,Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 12/2017.
3. Phan Thị Lệ Dung (2019): Một số kết quả chủ yếu về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở huyện Mỹ Đức (1996 – 2008), Tạp chí Lịch sử Đảng, số (349) 12 – 2019.