Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 15


Căn cứ vào các tiêu chí của một trang trại, tính đến tháng 7/2007, qua điều tra rà soát toàn huyện đã có 81 trang trại. Số trang trại năm 2007 so với năm 2001 đã tăng thêm 62 trang trại, trong đó:

- Trang trại thủy sản – chăn nuôi kết hợp: có 43 trang trại. Diện tích đất của các trang trại này là 1.625 ha. Số lao động của trang trại là 382 người, trong đó có 90 lao động của chủ trang trại. Tổng số vốn đầu tư của các trang trại loại mô hình này là 10.750 triệu đồng, trong đó có 4.290 triệu đồng là vốn đi vay. Thu nhập bình quân của một trang trại là 90 triệu đồng/trang trại/năm, giá trị hàng hóa bình quân cho một trang trại là 123,3 triệu đồng.

- Trang trại chăn nuôi tập trung: có 14 trang trại với tổng diện tích đất là 138,19 ha. Số lao động của trang trại là 96 người, trong đó có 40 lao động là của chủ trang trại. Tổng số vốn đầu tư của các chủ trang trại loại mô hình này là 18.200 triệu đồng, trong đó có 8.370 triệu đồng là vốn đi vay. Thu nhập bình quân của một trang trại là 1.200 triệu đồng/trang trại/năm, giá trị hàng hóa bình quân cho một trang trại là 591,8 triệu đồng.

- Trang trại trồng cây ăn quả: 3 trang trại với tổng diện tích là 7,5ha. Số lao động là 23 người trong đó có 9 lao động là của chủ trang trại. Tổng số vốn đầu tư của chủ trang trại là 470 triệu đồng, trong đó vốn vay là 40 triệu đồng. Bình quân thu nhập của mỗi trang trại là 50 triệu đồng/trang trại/năm, giá trị hàng hóa đạt 64,3 triệu đồng.

- Trang trại trồng cây hàng năm: 9 trang trại với tổng diện tích là 67 ha. Tổng số trang trại của loại trang trại này là 149 người, trong đó lao động của chủ trang trại là 39 người. Tổng số vốn đầu tư là 1.250 triệu đồng, trong đó có 610 triệu đồng là vốn đi vay. Thu nhập bình quân của một trang trại đạt 80 triệu đồng/trang trại/năm, giá trị hàng hóa bình quân là 60,6 triệu đồng.

- Trang trại kinh doanh tổng hợp: 3 trang trại với 16 lao động và tổng số vốn đầu tư là 1.650 triệu đồng (vốn vay là 720 triệu đồng). Thu nhập bình quân của một trang trại đạt 85 triệu đồng/trang trại/năm.

Qua khảo sát các loại hình trang trại trên địa bàn huyện cho thấy: mô hình trang trại chăn nuôi và trang trại thủy sản – chăn nuôi kết hợp có thu


nhập và giá trị hàng hóa cao hơn các mô hình trang trại khác. Có thể kể đến một số mô hình điển hình trong hai loại trang trại này như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

+ Mô hình trang trại lúa – lợn – cá – dê, quy mô 15 ha của chủ trang trại Nguyễn Xuân Chỉnh (xã Hợp Thanh) cấy một vụ lúa, thả cá một vụ, nuôi lợn thịt và nuôi dê. Đây là trang trại có quy mô nuôi lợn thịt lớn khoảng 500 con/năm với tổng sản lượng 45 tấn thịt lợn hơi/năm. Ngoài ra hàng năm thu 40 tấn lúa, 30 tấn cá, 40 con dê. Chi phí sản xuất hàng năm 1,308 triệu đồng/ha. Thu nhập ròng từ trồng trọt, chăn nuôi khoảng 390 triệu đồng/năm. Thu nhập chủ yếu từ cá (50%) và lợn (41%). Nếu trừ chi phí trả lãi Ngân hàng, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, lãi thực tế của trang trại vào khoảng 236 triệu đồng/năm. Về môi trường, chủ trang trại đã làm hầm Bioga xử lý phân bón trước khi đưa vào nuôi cá, vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa không làm ô nhiễm môi trường.

+ Mô hình trang trại chuối – cá – vịt, quy mô 3 ha của chủ trang trại Nguyễn Văn Trường (xã Đốc Tín). Thu nhập ròng hàng năm 265 triệu đồng, trong đó thu nhập từ chuối chiếm 73,6%. Nếu trừ chi phí trả lãi ngân hàng, khấu hao tài sản cố định thì lãi thực tế của trang trại là 178,5 triệu đồng/năm.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 15

+ Mô hình trang trại sen – cá – vịt, quy mô 1,008ha của chủ trang trại Bùi Minh Thữ (xã Hùng Tiến). Sản lượng thu được hàng năm của trang trại là: 1,4 tấn sen, 93.400 quả trứng (320 con vịt đẻ), 2 tấn cá. Thu nhập ròng bình quân hàng năm 54,8 triệu đồng, cho lãi 46,5 triệu đồng/ năm.

+ Mô hình lúa – cá – lợn – bò của chủ trang trại Phùng Văn Thế (xã Tuy Lai) với sản lượng bình quân hàng năm: 7 tấn lúa nếp, 12 tấn cá, 2,8 tấn lợn thịt, 80 con lợn giống, 2 con bê. Thu nhập ròng của trang trại vào khoảng 115 đến 130 triệu đồng/năm, trong đó từ cá 58,7%, lợn 17,8%, lúa 7,3%. Nếu trừ chi phí trả lãi ngân hàng, chi phí thuê đất, khấu hao tài sản cố định, lãi thực tế của trang trại vào khoảng 60 - 70 triệu đồng/năm.

+ Mô hình trang trại chăn nuôi gà đẻ của gia đình ông Nguyễn Văn Thơ, (xã Đồng Tâm) với diện tích 1,0 ha. Vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng 300


triệu đồng, vốn đầu tư giống và thức ăn trong một năm 2,4 tỷ đồng, hàng năm thu 3.000.000 quả trứng. Nếu trừ chi phí vốn ngân hàng, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định còn lãi từ 500 đến 700 triệu đồng/ năm.

Nhìn chung, qua kết quả thực hiện phát triển trang trại cho thấy, số trang trại sản xuất nông nghiệp trong huyện còn ít về số lượng và nhỏ về quy mô.

Về diện tích: diện tích của các trang trại còn nhỏ. Trong số bình quân 7,3ha diện tích một trang trại có 2,4 ha là đất thầu quỹ đất I, còn lại 4,9 ha là quỹ đất II, từ đó các trang trại chưa yên tâm đầu tư mạnh. Bình quân một trang trại trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm mới đảm bảo trên 2,5ha/ trang trại.

Vốn đầu tư vào sản xuất của các trang trại cũng còn khiêm tốn, bình quân một trang trại mới đầu tư 284,3 triệu đồng, trong đó vốn vay là 98,2 triệu đồng. Qua tổng hợp ở các trang trại cho thấy vốn ở các trang trại trồng cây ăn quả và trang trại trồng cây lâu năm có vốn đầu tư ít hơn cả (từ 130 - 150 triệu đồng). Các trang trại thủy sản – chăn nuôi kết hợp và trang trại chăn nuôi tập trung có vốn đầu tư nhiều hơn. Đây cũng là đặc thù của từng mô hình trang trại. Các chủ trang trại chưa đảm bảo được vốn để sản xuất, vốn đi vay chiếm tới 35% tổng số vốn đầu tư, trong đó vốn vay ngân hàng là 26%.

Từ tiêu chí diện tích, vốn đầu tư còn ít, nên thu nhập của các trang trại cũng mới chỉ đạt mức trung bình, bình quân đạt 54 triệu đồng, bình quân giá trị hàng hóa của một trang trại cũng mới đạt 219 triệu đồng. Tổng giá trị thu nhập đạt 52 triệu đồng/1ha diện tích đất canh tác. Thu nhập bình quân trong năm một lao động của chủ trang trại mới đảm bảo được 12,5 triệu, như vậy là còn thấp so với mục tiêu phát triển kinh tế trang trại của huyện.

Về trình độ chuyên môn của chủ trang trại: trong tổng số 72 chủ trang trại mới có 12 chủ trang trại có trình độ trung cấp và 7 chủ trang trại có trình độ cao đẳng và đại học. Như vậy, các chủ trang trại trên địa bàn huyện còn sử dụng nhiều vào kinh nghiệm sản xuất tự có, nên việc tiếp thu được những khoa học mới, tiến độ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản còn nhiều hạn chế.


Về công tác môi trường của các trang trại: Các hộ sản xuất theo mô hình thủy sản – chăn nuôi kết hợp đã có 8 hầm Bioga tập trung ở thị trấn Đại Nghĩa. Một số trang trại chăn nuôi tập trung cũng đã được di dời ra xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, việc chăn nuôi của nhiều trang trại cho vẫn chưa có quy trình xử lý chất thải hợp lý. Nhiều trang trại sử dụng chất thải của gia súc, gia cầm xả xuống các ao nuôi cá và trực tiếp bón cho cây trồng trong khu chuyển đổi, đã làm ô nhiễm nguồn nước và không khí, ảnh hưởng tới môi trường sống của khu dân cư. Vấn đề này đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải đặc biệt chú ý trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trong những năm tới.

Phát triển trang trại là xu hướng tất yếu, phù hợp với quy luật để phát triển nông nghiệp theo hướng tăng khối lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm. Ở Mỹ Đức, mặc dù các trang trại thường phát triển một cách tự phát do công tác quản lý thường xuyên của chính quyền còn yếu, chưa có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ thỏa đáng về định hướng phát triển, vốn, kĩ thuật sản xuất, phòng ngừa rủi ro…giữa Nhà nước, nhà khoa học với các chủ trang trại, vì vậy giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích của trang trại còn thấp. Nhưng, việc phát triển kinh tế trang trại đã khẳng định ưu thế hơn hẳn kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng đất đai, lao động, huy động nguồn vốn… đã tạo ra nhiều sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong huyện và các huyện, tỉnh xung quanh; thu hút một lực lượng lao động dư thừa đáng kể ở nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo tiền để cho công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, đưa các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, làm thay đổi bước đầu bộ mặt nông thôn.

* Lâm nghiệp:

Phát triển các ngành lâm nghiệp được coi là hướng chính của Mỹ Đức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Huyện đã có


những chính sách nhằm khuyến khích tăng cường sự tham gia của nhân dân vào trồng rừng, tự do hóa thương mại lâm sản. Nhưng lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của Mỹ Đức. Từ năm 1996 – 2000, huyện đã chỉ đạo các địa phương có đất trồng rừng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc và phòng chống cháy rừng với tổng diện tích rừng ổn định là 2.080 ha, chiếm 10,2% diện tích đất lâm nghiệp, song trữ lượng chưa có do mới trồng. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng ít, lại do yêu cầu bảo vệ môi trường, phục vụ thắng cảnh nên sản phẩm khai thác lại quá ít, vì vậy kinh tế lâm nghiệp chỉ chiếm 0,49% trong tổng sản phẩm xã hội của huyện.

Năm 2003, huyện Mỹ Đức đã giao toàn bộ diện tích rừng cho dân quản lý. Huyện đã trồng được 44 ha rừng tập trung, 180 nghìn cây phân tán, chăm sóc được 1385,5 ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 15.577 triệu đồng [121].

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm 2007 là 3.568,76 ha, chiếm 15,31% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã: Hợp Tiến (24,26ha); Hương Sơn (2.372,97 ha); An Phú (956,44 ha) và Tuy Lai (215,09 ha). Trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 3.073,57 ha, tập trung toàn bộ diện tích ở 2 xã Hương Sơn (2.372,97 ha) và An Phú (700,06 ha), giữ vai trò phục vụ khu vực thắng cảnh và bảo vệ môi trường. Phần diện tích rừng còn lại đều là rừng sản xuất (452,59 ha), phân bố ở một số xã như Hợp Tiến, Tuy Lai… nhưng trữ lượng gỗ không cao.

Do rừng tự nhiên đa phần là rừng đặc dụng, phục vụ thắng cảnh và bảo vệ môi trường, không được khai thác, vì vậy giá trị sản xuất chỉ đạt 4.520 triệu đồng, chiếm 0,97% tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp.

* Ngư nghiệp:

Về nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước của Mỹ Đức khá lớn 1.039 ha, chiếm 10,35% đất tự nhiên, trong đó đã có 530,6 ha thả cá, còn lại mặt nước sông suối nếu được tận dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản. Trình độ thâm canh nuôi thả cá của người dân ngày một tốt hơn nên sản lượng cá thịt hàng năm tăng: năm 1996 là 1.045 tấn đến năm


2000 lên 1.600 tấn, tăng bình quân hàng năm là 11,3%. Phong trào nuôi trồng thủy đặc sản như: baba, ếch, cá trê phi…đã được khởi xướng nhưng đến nay chưa phát triển mạnh do khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, giá trị sản xuất của ngành thủy sản mới đạt 8.050 triệu (chiếm 1,76% tổng sản phẩm xã hội), chưa đáp ứng được nhu cầu tại chỗ, đồng thời chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương.

Diện tích nuôi thả thủy sản trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm 2005 là 677,65 ha, tăng 149,62 ha so với năm 2000, chiếm 2,93% tổng diện tích đất tự nhiên. Về sản lượng: năm 2004 đạt 2.434 tấn thủy sản các loại. Cơ cấu sản lượng cũng có nhiều biến động theo chiều hướng tăng, năm 2000 chỉ chiếm 3,89% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thì đến năm 2004 chỉ tiêu này đạt 7,31%. Trong nội bộ ngành, cá là loại con nuôi chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tôm càng xanh mới được đưa vào nuôi ở thị trấn Đại Nghĩa tuy nhiên diện tích chưa nhiều.

Từ năm 2003, do kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện, hiện đã có khoảng 520 ha diện tích vùng đất lúa úng trũng (đất 1 vụ lúa có năng suất thấp) được chuyển sang sản xuất theo phương thức 1 vụ lúa – 1 vụ cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa đơn thuần. Vì vậy, diện tích này những năm sau đó đã tăng lên nhanh chóng: năm 2004 là 505 ha, năm 2005 là 518,64 ha, đến năm 2008 tăng lên

2.246 ha (trong đó 200 ha nuôi thâm canh,1.430 ha nuôi bán thâm canh ở ruộng trũng và 616 ha nuôi quảng canh ở hồ Quan ơn).

Do diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng, trình độ thâm canh ngày càng được nâng cao nên sản lượng thủy sản cũng tăng lên mạnh mẽ. Nếu năm 2004, ngành thủy sản mới đạt sản lượng 2.434 tấn thì đến năm 2008 con số sản lượng đã lên 3.087 tấn, trong đó 83,8% là từ nuôi cá. Số hộ nuôi thủy sản năm 2008 là 825 hộ, đạt năng suất trung bình 1,73 tấn/ha/năm (vùng nuôi thâm canh đạt 4,2 tấn, vùng nuôi quảng canh ở hồ Quan Sơn đạt 0,25 tấn). Giá trị thủy sản ước đạt 48 tỷ đồng, chiếm 13% cơ cấu ngành nông

– lâm – ngư nghiệp năm 2007.


Chăn nuôi được chú ý đầu tư đã đem lại thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi thành ngành chính và trở thành những điển hình tiên tiến trong phát triển thi đua sản xuất giỏi. Năm 2000, huyện có 115 hộ nông dân sản xuất điển hình đạt danh hiệu sản xuất giỏi liên tục nhiều năm, tiêu biểu nhất là hộ chị Nguyễn Thị Út (xã An Mỹ), hộ anh Nguyễn Văn Hoạt (xã Hồng Sơn), hộ ông Nguyễn Duy Cương (xã Hương Sơn)…

- Hoạt động khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp:

Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là trọng tâm. Từ năm 1996 trở đi, Mỹ Đức đã đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, như tổ chức 277 lớp tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp cho 27.600 lượt người, tổ chức 2 lớp đào tạo giảng viên IPM trên lúa cho cơ sở, xây dựng và phát triển tập san ”Nông nghiệp và nông thôn Mỹ Đức” nhằm chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những thông tin kinh tế, khoa học - kỹ thuật, gương người tốt, việc tốt để khuyến khích nhân dân trong huyện phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, huyện đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi (lúa, ngô, đậu tương, dâu tằm, gia súc, gia cầm…Thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu như chương trình chăn nuôi, kiên cố cứng hóa kênh mương, chương trình lương thực, xóa đói giảm nghèo và chương trình nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, công tác bảo vệ môi trường được quan tâm.

Tóm lại, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì sản xuất nông nghiệp của Mỹ Đức phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương:

+ Nông nghiệp vẫn còn mang tính độc canh cây lúa, nên khi úng lụt đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và thu nhập của nông dân. Tiềm năng mở rộng vụ đông chưa được khai thác triệt để. Chưa có vùng nào phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ khách du lịch và cung cấp cho các thị trường ở thành phố, thị xã.


Chưa phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế để tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.

+ Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch còn chậm. Trong nông nghiệp, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi chưa có sự đột biến, tỷ trọng giá trị trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp còn rất cao, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ rất thấp. Quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm nông sản chủ yếu ở dạng sơ chế, bán nguyên liệu thô là chính.

+ Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp chưa mạnh. Một số nơi, việc đưa cây, con có năng suất cao vào sản xuất còn dè dặt dẫn tới năng suất lúa và một số cây trồng còn thấp so với kế hoạch đề ra. Công tác quản lý và điều hành làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn… Tuy nhiên, với những thành tựu đã đạt được trong sản xuất nông nghiệp, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện đã tạo nền tảng để Mỹ Đức phát huy thế mạnh của huyện, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế nông nghiệp theo đường lối CNH, HĐH mà Đảng đã đề ra.

b) Thủ công nghiệp - công nghiệp

Nhóm ngành công nghiệp xây dựng cơ bản của Mỹ Đức trong giai đoạn 2005 – 2007 có tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 22,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (16,42%/năm). Trong đó, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ 6,8%/năm, nhóm ngành xây dựng đạt 30,32%/năm. Nguyên nhân là do sự đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng và dich vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong. Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản cũng tăng lên từ 18,83% năm 2005 lên 20,2% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 18,2% (mục tiêu Đại hội là 25%). Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 195,4 tỷ đồng đến năm 2007 tăng lên 307 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2008 đạt 358,7 tỷ đồng. [121, tr 10].

Số lượng các cơ sở công nghiệp ở Mỹ Đức tăng lên: Năm 2003, có 3773 cơ sở; năm 2007 có 4.809 cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó, 100% là các

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí