Sự Chuyển Biến Kinh Tế Ở Mỹ Đức Phù Hợp Yêu Cầu Phát Triển Và Tiềm Năng Của Địa Phương


một phần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp sang xây dựng. Ngoài ra, có một bộ phận nhỏ lao động công nghiệp - xây dựng từ các vùng khác đến làm việc tại địa bàn huyện. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm chạp, quy mô nhỏ và cơ cấu lao động vẫn mất cân đối. Nhưng ít nhiều, nó đã tạo ra sự khác biệt giữa hai giai đoạn.

Sự chuyển biến về kinh tế giữa hai giai đoạn theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, các vấn đề xã hội được tập trung giải quyết và đời sống của nhân dân được nâng cao trong giai đoạn hai (giáo dục, y tế, hoạt động văn nghệ thể thao...) đa dạng, phong phú và ngày càng có chất lượng.

4.2. Sự chuyển biến kinh tế ở Mỹ Đức phù hợp yêu cầu phát triển và tiềm năng của địa phương

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đặc trưng kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, kinh tế của huyện Mỹ Đức tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua hai giai đoạn phát triển, kinh tế Mỹ Đức đã chuyển dịch theo hướng tích cực: hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Hàng loạt các giải pháp lớn đều được chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ như: phát huy vai trò kinh tế hộ và khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động của huyện; đổi mới hình thức quản lý trong nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; đồng thời đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi; khuyến khích phát triển trang trại, xây dựng các mô hình tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao … Những quan điểm chỉ đạo trên đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của việc đổi mới nền nông nghiệp truyền thống vốn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán, cơ cấu lạc hậu, mối liên kết giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa hạn chế, phần lớn lao động có trình độ thấp và lệ thuộc vào mùa vụ, nhằm xây dựng nền nông nghiệp sản xuất tập trung, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học công


nghệ, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân …

- Các ngành kinh tế đều có sự chuyển biến: từ nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng... Nếu như giai đoạn 1991 - 1996, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn mang tính hộ gia đình với quy mô nhỏ, sản xuất công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến (80%), ngành du lịch có nhiều thế mạnh những chưa xây dựng trở thành kinh tế mũi nhọn, mới chỉ tập trung vào khai thác vài điểm du lịch (Chùa Hương, Quan Sơn). Nhưng sang giai đoạn 1996 - 2008, kinh tế huyện Mỹ Đức theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng dịch vụ, du lịch. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp đa dạng về ngành nghề: có thêm dịch vụ nông nghiệp, tăng cây trồng màu, cây công nghiệp, giảm diện tích cây lương thực nhưng năng suất vẫn cao. Hình thành các vùng chuyên canh đáp ứng nhu cầu của thị trường, cung cấp cho các vùng phụ cận. Ngành du lịch được đẩy mạnh, số lượng khách đến tham quan ngày càng đông (khách nội địa và khách quốc tế)

- Cơ cấu vùng kinh tế; Với địa hình bán sơn địa, tạo ra những tiềm năng để phát triển kinh tế chuyên môn hóa sâu. Nhưng từ năm 1996 đến 2008 từng bước hình thành cơ cấu kinh tế theo vùng sản xuất, có 3 vùng kinh tế rõ rệt, sản xuất theo thế mạnh của từng tiểu vùng: tiểu vùng I: có các ngành nông - công - dịch vụ song còn thấp so với tiềm năng; tiểu vùng II: có các ngành nông - công - nghiệp phát triển toàn diện, đây được coi là trọng điểm kinh tế của huyện. Tiểu vùng III có thế mạnh về du lịch - nông - lâm nghiệp, là vùng kinh tế có triển vọng với ngành kinh tế du lịch - dịch vụ là chủ đạo.

- Về quản lý kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực: trong việc dồn điền đổi thửa ruộng đất, việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ được tập trung vào khâu giống. Đã thực hiện đổi mới cơ


cấu giống trong sản xuất, mở rộng diện tích sản xuất có các giống tiềm năng, năng suất cao, thu hẹp và dần loại bỏ các giống có năng suất thấp. Nhất là đối với các giống lúa lai được mở rộng về diện tích. Thực hiện tốt chương trình cấp I hóa giống lúa hàng năm, hệ thống giống nhân dân đã sản xuất tại chỗ để cung cấp giống cho các hộ trong HTX.

Bên cạnh đó, huyện đã tiếp nhận và chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào khâu gieo trồng như: mạ vụ xuân che phủ nilon, trồng lạc phủ nilon, trồng đậu tương trên đất làm tối thiểu hoặc trên gốc rạ và gieo vãi… Trong lĩnh vực làm đất gieo cấy, đã có 90% diện tích được cơ giới hóa bằng các máy kéo nhỏ. Tỷ lệ tuốt lúa bằng máy cũng đạt 100%. Việc áp dụng máy móc trong khâu thu hoạch đã góp phần rút ngắn thời gian thu hoạch từ 7 – 10 ngày/vụ. Chỉ tính riêng trong 3 năm từ 2005 – 2008, huyện đã mở được 30 lớp đào tạo cho 850 lao động ở 22 xã, thị trấn áp dụng công nghệ phòng trừ tổng hợp bảo vệ thực vật (IPM), góp phần làm tăng năng suất cây lúa, giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh… Trạm khuyến nông cũng đã mở được 423 lớp cho trên 41.000 lượt người tham gia về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong chăn nuôi, đã ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô hộ gia đình có hiệu quả như các hộ gia đình ở xã Tuy Lai, Phù Lưu Tế, Mỹ Thành, … Thực hiện chuyển giao công nghệ thụ tinh nhân tạo để đẩy mạnh chương trình Sind hóa đàn bò. Đồng thời, đã khảo sát, chọn lọc, đưa vào chăn nuôi các loại gia cầm có năng suất, chất lượng cao như: ngan Pháp, gà Kabir, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, vịt siêu thịt, siêu trứng đạt hiệu quả kinh tế cao. Về thủy sản, đã khảo nghiệm, chọn lọc nuôi thả các giống cá có năng suất, chất lượng như cá rô phi đơn tính, cá trê lai, cá chim trắng, trôi, mè lai… đưa vào nuôi phù hợp với từng địa phương.

Khoa học công nghệ cũng đã được ứng dụng trong công tác xây dựng, tu bổ, nạo vét kênh mương, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho cây trồng, nhất là


việc thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương. Nhiều công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới theo hướng hiện đại, hệ thống đê kè ngày càng được củng cố vững chắc.

Nhìn chung, khoa học công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Mỹ Đức, góp phần không nhỏ vào thực hiện thành công các chương trình, mục tiêu như chương trình chăn nuôi, kiên cố cứng hóa kênh mương, chương trình lương thực…, chương trình xóa đói giảm nghèo và chương trình nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.

Như vậy, gần 20 năm (1991 - 2008), kinh tế Mỹ Đức đã đạt được những thành quả quan trọng. Từ chỗ là một huyện thường xuyên thiếu lương thực, Mỹ Đức đã từng bước vươn lên giải quyết vấn đề lương thực, căn bản xoá nạn đói giáp hạt cho nhân dân. Sản xuất lương thực ổn định, sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh đã góp phần tích cực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Điều này sẽ tạo ra những động lực to lớn cho quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế trong những năm tiếp theo của huyện Mỹ Đức.

Nguyên nhân của những chuyển biến trên: Do đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước: đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển và nguyện vọng của sự phát triển kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức. Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành huyện Mỹ Đức đã tích cực chủ động và có nhiều biện pháp khi vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về chỉ đạo, vận động tổ chức các đoàn thể quần chúng và toàn thể nhân dân địa phương tích cực tham gia vào việc đổi mới kinh tế, xã hội ở địa phương.

4.3. Kinh tế huyện Mỹ Đức có chuyển biến nhưng chưa bền vững

Kinh tế Mỹ Đức có sự tăng trưởng tương đối cao và tăng liên tục, tuy nhiên so với mức tăng trưởng của tỉnh Hà Tây thì vẫn còn thấp. Trong các khối ngành kinh tế thi khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất 17,1%, còn khu cực nông – lâm – ngư có mức tăng thấp với 6%:


Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ Đức thời kỳ 1995 - 2005



Chỉ tiêu

1995 - 2000

2001 – 2005

Mỹ Đức

Hà Tây

Mỹ Đức

Hà Tây

Tăng trưởng GDP

11,0

12,2

12,3

15,0

Trong đó:





- Nông nghiệp

7,5

6,5

6,0

5,5

- Công nghiệp – Xây dựng

12,0

17,5

13,5

18,0

- Dịch vụ

13,5

19,1

17,1

21,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 19

[119, 121]

So với tỉnh Hà Tây, sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của Mỹ Đức còn thấp. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho GDP bình quân đầu người của địa phương còn thấp:

Bảng 4.3. Cơ cấu GDP của Mỹ Đức so với toàn tỉnh và cả nước năm 2000 và 2003

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

Mỹ Đức

Hà Tây

Cả nước

2000

2003

2000

2003

2000

2003

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông – lâm – ngư

59,2

54,0

40,0

38,1

24,5

23,0

Công nghiệp – xây dựng

11,5

14,8

30,0

31,0

36,7

38,5

Dịch vụ - du lịch

29,3

31,2

30,0

30,9

38,8

38,5

[121]

Mặc dù cơ cấu GDP của huyện Mỹ Đức đã có chuyển biến tích cực nhưng so với cơ cấu GDP của tỉnh và của cả nước còn bất hợp lí. Kinh tế Mỹ Đức có chuyển biến, nhưng cơ bản vẫn là kinh tế nông nghiệp, dựa nhiều vào thiên nhiên. Phát triển kinh tế nhưng năng suất vẫn còn thấp. Huyện Mỹ Đức còn lúng túng trong việc định hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa đầy đủ, sản phẩm làm ra nhiều, nhưng không có thị trường tiêu thụ, giá thành còn cao.


Huyện chưa định hướng được ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển còn mang tính dàn đều. Chưa phát huy được thế mạnh, tiềm năng của địa phương: với ngành kinh tế cơ bản là nông nghiệp, nhưng ở huyện Mỹ Đức vẫn sản xuất mang tính nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, chưa tương xứng và chưa khai thác hiệu quả tối đa được những tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tiến bộ, bước đầu tạo những nền tảng cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhưng sự chuyển dịch còn chậm, cơ cấu sản xuất còn nặng về nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt (năm 2007, trồng trọt đạt 66,2%, chăn nuôi đạt 33,8% giá trị nông nghiệp), chưa tạo được nhiều nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi nằm nhiều trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các năm qua còn chậm, chưa khai thác hết thế mạnh, tiềm năng vùng chuyển đổi, giá trị thu nhập trên 1ha còn thấp (29,5 triệu đồng/ha). Việc thực hiện dồn ô đổi thửa theo nghị quyết của Huyện uỷ còn chậm, nhiều hộ nông dân không có ruộng để phát triển sản xuất theo quy mô lớn. Nhiều hộ thiếu vốn để phát triển sản xuất nên đầu tư nửa vời hoặc phải trả lãi suất quá cao, thậm chí không thể vay được vốn để đầu tư cho sản xuất.

Đảng bộ huyện đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao (mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, mô hình hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm), song việc tổ chức phát triển nhân rộng các mô hình còn chậm và chưa phát triển rộng khắp. Phong trào xây dựng trang trại diễn ra sôi nổi nhưng nhìn chung còn chậm, quy mô trang trại nhỏ, sản phẩm ít, không đồng nhất, không tập trung. Vốn và thị trường tiêu thụ cũng là nhân tố hạn chế đáng kể đến việc hình thành và phát triển trang trại.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là các biện pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch còn hạn chế làm cho việc mở rộng quy mô sản phẩm còn gặp


nhiều khó khăn. Công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm cho phạm vi hẹp, chưa được phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa thực sự nên giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp cũng chưa cao.

Tổ chức quản lý kinh tế còn nhiều bất cập. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã hiệu quả còn thấp, quản lý điều hành còn thiếu đồng bộ, mang tính tự hình thức nên hoạt động kinh doanh dịch vụ chưa cao.

Bộ máy quản lý HTX sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp tuy được củng cố nhưng hoạt động còn lúng túng, chậm đổi mới, một số HTX còn buông lỏng quản lý, không điều hành được kế hoạch sản xuất, chậm chuyển đổi về cơ cấu cây trồng vật nuôi và hướng dẫn các tiến bộ kỹ thuật để đưa nhanh các loại cây, con có năng suất cao vào sản xuất nên hạn chế tốc độ tăng trưởng lương thực, thực phẩm, ngành nghề. Bên cạnh đó, một số HTX còn chưa năng động, tích cực trong các khâu dịch vụ, còn buông lỏng cho thôn, đội, xã viên tự lo. Kinh phí hoạt động còn hạn chế, chưa có sự quan tâm phối kết hợp, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Những hạn chế đó xuất phát từ các nguyên nhân sau: Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ về kinh tế mặc dù được bồi dưỡng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tác động tiêu cực từ kinh tế thị trường và sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới và trong nước. Tác động của điều kiện tự nhiên: thiên tai xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và du lịch của huyện.

Du lịch vốn dĩ là thế mạnh của huyện, nhưng qua hai giai đoạn phát triển vẫn cho thấy, ngành này đóng góp vào sự phát triển kinh tế chưa đáng kể, khai thác vẫn ở dạng nhỏ lẻ, chắp vá và vẫn ở dạng tiềm năng. Năm 2003, tỉ trọng dịch vụ chỉ đạt 31,2 %. Như vậy là rất thấp so với tiềm năng du lịch của địa phương. Đây là hạn chế của Mỹ Đức trong sự phát triển kinh tế. Chỉ cần


huyện Mỹ Đức biết khai thác món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng thì nhất định tạo đường băng cho kinh tế huyện cất cánh.

4.4. Sự chuyển biến về kinh tế đã tác động đến sự chuyển biến về xã

hội của Mỹ Đức

Phát triển kinh tế vốn là điều kiện vật chất cho sự phát triển xã hội. Qua hai giai đoạn, kinh tế của Mỹ Đức chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực và giai đoạn sau tốc độ phát triển nhanh hơn. Vì vậy, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân được cải thiện.

Huyện đã giải quyết việc làm cho người lao động trong việc đa dạng hóa ngành nghề, phát triển các thành phần kinh tế, nhiều mô hình kinh tế, nhất là kinh tế hộ gia đình, khuyến khích làm giàu chính đáng.

Đời sống vật chất được nâng cao hơn trước: Nhà ở, điều kiện sinh hoạt nâng cao, chất lượng cuộc sống được nâng lên; nhiều gia đình sắm được ti vi, tủ lạnh, xe máy... với chất lượng ngày càng hiện đại. Phong trào xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh.

Hạ tầng cơ sở được chú trọng đầu tư, giúp huyện có được một nền tảng tốt cho phát triển kinh tế. Hệ thống giao thông nông thôn cơ bản được bê tông hóa đến tận ngõ xóm. Hệ thống điện, viễn thông, thủy lợi đều đã bước đầu đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế và giao lưu của nhân dân trong toàn huyện.

Các lĩnh vực xã hội được đầu tư và có nhiều tiến bộ: giáo dục đào tạo ngày càng được nâng lên về số lượng và chất lượng. Giáo viên ngày càng được chuẩn hóa, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và các trường nghề, Cao đẳng, Đại học tăng lên. Y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng chất lượng: số y, bác sĩ tăng, cơ sở trạm xá, bệnh viện được nâng cấp. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: ngày càng phong phú, nhiều hội diễn, nhiều lễ hội diễn ra; đặc biệt lễ hội chùa hương kéo dài đến 3 tháng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023