Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Mỹ Đức Trải Qua Hai Giai Đoạn Phát Triển


kiệm và đẩy mạnh hội phụ nữ tương trợ đã giúp cho hàng nghìn hộ thoát nghèo, chủ động xây dựng phát triển kinh tế khá, giàu.

3.3.4. Những vấn đề văn hóa xã hội

* Giáo dục, đào tạo

Giáo dục và đào tạo của huyện Mỹ Đức rất được coi trọng và là huyện phát triển về giáo dục của tỉnh Hà Tây. Thành tích của ngành giáo dục – đào tạo huyện Mỹ Đức thể hiện trong công tác phổ cập giáo dục. Tính đến năm 2008, huyện có 24 trường Mầm non, 29 trường Tiểu học và 22 trường Trung học cơ sở. Theo đó, ở bậc học Mầm non, số trẻ 5 tuổi đi học đạt 35%, trẻ đi mẫu giáo đạt 78%; ở bậc Tiểu học, năm 2006 – 2007 có tổng số 13.477 học sinh, đạt 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1; cấp Trung học cơ sở có tổng số 13.596 học sinh, đáp ứng 100% học sinh tiểu học tốt nghiệp vào lớp 6.

Hàng năm, với sự chuẩn bị tích cực, công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi được triển khai sâu rộng ở 100% số trường. Năm 2007, huyện có 468 học sinh đỗ vào đại học, 345 em đỗ vào cao đẳng, so với năm 2006, số học sinh đỗ vào đại học tăng 48 em, đỗ vào cao đẳng tăng 46 em.

Công tác giáo dục, đào tạo có bước phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp các cấp đạt 98%. Học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia đều tăng. Năm 2000, huyện Mỹ Đức được tỉnh công nhận phổ cập trung học cơ sở. Toàn huyện có 21/23 số xã có trường cao tầng, phong trào xã hội hóa, dân chủ hóa trong trường học ngày càng được phát triển. Trường học, phòng học ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Năm 2008, huyện có 9 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 7 trường Tiểu học và 2 trường Trung học cơ sở. Ngoài ra các trường còn được đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua sắm các trang thiết bị dạy và học nhằm từng bước thay đổi diện mạo của nhà trường.

Ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Mỹ Đức luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến huyện. Đó là động lực lớn lao để ngành tiếp tục vững bước trong phong trào


thi đua “2 tốt”, đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện. Năm học 2006 – 2007, các trường đã có hàng trăm đề tài gửi huyện, trong đó có nhiều sáng kiến kinh nghiệm và đề tài khoa học được tỉnh xét duyệt đoạt giải, xếp loại cao và áp dụng tốt trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, phong trào đăng ký giờ dạy tốt, thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh diễn ra thường xuyên, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở nhà trường trên địa bàn huyện còn khó khăn, đặc biệt là các trường ở cấp mầm non và tiểu học. Hệ thống phòng học chức năng, phòng học bộ môn, phòng làm việc cho cán bộ… còn thiếu thốn, hoặc nếu có cũng chỉ mang tính hình thức. Mặc dù vậy, với sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền, sự ủng hộ của nhân dân, trên cơ sở phát huy truyền thống hiếu học của quê hương và những thành tựu đã đạt được, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức sẽ khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn, tiếp tục đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế.

* Thông tin truyền thông, văn nghệ, thể dục thể thao

Ngành Bưu điện thực hiện tốt công tác phát hành báo chí, bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ kịp thời cho sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành trong huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. 16/22 xã, thị trấn đã xây dựng điểm bưu điện văn hóa, 100% số xã, thị trấn có điện thoại. Nhờ đó mà đời sống của người dân được cải thiện hơn rất nhiều.

Thông tin liên lạc: Trên địa bàn toàn huyện hiện có tổng số 25 điểm bưu điện, trong đó có 4 bưu cục cấp III và 21 điểm văn hóa xã. Mạng lưới truyền thanh có 1 đài phát thanh huyện và 10 đài phát thanh xã, đảm bảo tỷ lệ phủ sóng đạt 95%. Nhìn chung mạng lưới thông tin bưu điện đã phát triển khá, song chỉ mới tập trung ở những xã, thôn có điều kiện kinh tế phát triển, còn một số xã, thôn kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì còn rất mỏng.


Thư viện huyện đã xây dựng và luân chuyển sách cho 60 tủ sách, thư viện cơ sở ở 21 xã trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu đọc cho nhân dân. Với tổng số hơn 7 ngàn đầu sách, các thư viện phục vụ khoảng 25 ngàn lượt người đọc hàng năm. Phong trào văn hóa văn nghệ thực sự trở thành hoạt động tinh thần rộng khắp trong đời sống nhân dân. Nhà văn hóa thông tin huyện đã xây dựng và duy trì hoạt động được 1 đội văn nghệ, 1 đội tuyên truyền ca khúc chính trị. 100% số xã có đội văn nghệ, với 90 đội văn nghệ và 23 đội thông tin tuyên truyền huyện, xã; thành lập và duy trì được 6 câu lạc bộ hát chèo và dân ca, 12 câu lạc bộ thơ.

100% số xã có quy hoạch đất cho chương trình phát triển thể dục thể thao. Phong trào thể dục thể thao được đẩy mạnh, 56 câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng được duy trì, thu hút 52.256 người tham gia luyện tập thường xuyên, chiếm 30% tổng số dân.

* Y tế và chăm sóc sức khỏe

Trong lĩnh vực y tế, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng.

Trong giai đoạn 2000 – 2008, các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số - kế hoạch hóa gia đình…đều đạt được những kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố, 12/23 trạm xá xã có bác sĩ. Năm 2000, có 50% trạm xá có bác sĩ. Tỷ lệ trẻ em đi tiêm chủng hàng năm đạt 99%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 31% năm 1995 xuống 27% năm 2000. Tỷ lệ dân số tự nhiên giảm từ 1,5% năm 1995, xuống 1,1% năm 2000, góp phần ổn định dân số. Công tác tuyên truyền và khám ngừa dịch bệnh được thực hiện tốt nên không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

Tính đến năm 2008, Mỹ Đức có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 22 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số giường bệnh là 340 giường, đạt tỷ lệ


19 giường/1 vạn dân. Duy trì khám chữa bệnh thường xuyên cho hơn 42 ngàn lượt người, 9.856 bệnh nhân điều trị nội trú. Tổng số bác sỹ và cán bộ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên là 50 người. Đã có 21/22 trạm y tế xã có bác sỹ và 17 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. 90% số trạm y tế đã được kiên cố hóa. Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi đạt 98%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm 18%, giảm 9% so với năm 2005. Đó là dấu hiệu tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở Mỹ Đức.

* Phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang, lễ hội được nhân dân hưởng ứng tích cực. Năm 2000, có 38 làng xây dựng được quy ước, 6 làng được công nhân là làng văn hóa, 10.186 gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng rãi trong các xã và khối cơ quan, trường học…thu hút nhiều đối tượng tham gia.

Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa được phát động thường xuyên và thu được những kết quả tốt. Năm 2008, huyện có 53,57% làng đạt danh hiệu làng văn hóa (60/112 làng), 45,12% đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hóa (74/164 đơn vị), và 82% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tiêu chuẩn làng văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa được thẩm định, sửa chữa thực hiện nghiêm túc. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư được triển khai sâu rộng, nếp sống văn minh và cưới hỏi, tang gia, mừng thọ, tôn tạo và tu bổ di tích lịch sử, đình chùa làng…được quan tâm thực hiện đầy đủ, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết trong khối cộng đồng dân cư nông thôn.

3.3.5. Trợ giúp xã hội cho các đối tượng chính sách

Song song với quá trình tập trung phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách xã hội như: đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng quỹ tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các đối tượng chính


sách, tu sửa và xây mới 126 nhà dột nát, sửa chữa chỉnh trang 10 nghĩa trang liệt sỹ, làm mới đài tưởng niệm liệt sỹ của huyện tại thị trấn Đại Nghĩa…Do làm tốt công tác chính sách đền ơn, các gia đình chính sách ở huyện đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú.

Các chế độ và chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình cách mạng, người có công với nước tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền của 22 xã và thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm túc. Từ năm 1995 đến năm 2000, nhân dân huyện Mỹ Đức tặng thêm 624 sổ tiết kiệm, nâng số sổ tiết kiệm đã tặng là 2.224 sổ, với tổng số tiền 226.048.000 đồng [6; tr 300].

Công tác thực hiện chính sách xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công, người hưởng chính sách xã hội. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp tết Nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ 27/7 nhằm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ và chính quyền Mỹ Đức tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, giai đoạn 1996 đến năm 2008, kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức có sự chuyển biến sâu sắc.

Về kinh tế, hình thành một cơ cấu nông nghiệp – thủ công nghiệp –công nghiệp và du lịch. Bên cạnh, ngành kinh tế nông nghiệp truyền thống huyện đã tập trung đầu tư, khai thác du lịch và xem đó là mũi nhọn kinh tế của huyện. Cơ cấu kinh tế trong nội ngành có sự thay đổi rõ rệt, nhất là nông nghiệp. Thay đổi thể hiện cơ cấu cây trồng – vật nuôi và thay đổi quản lý tổ chức sản xuất (kinh tế hộ, hợp tác xã và kinh tế trang trại).


Giai đoạn này so với giai đoạn trước năm 1996, kinh tế ngoài quốc doanh được phát triển (đặc biệt là kinh tế tư nhân) và đã hình thành các vùng kinh tế, đầu tư chuyên môn hóa sản xuất, phát huy thế mạnh của từng địa phương, nâng cao giá trị kinh tế.

Về mặt xã hội, do kinh tế có sự thay đổi rõ rệt đã thúc đẩy sự chuyển biến xã hội: về dân số, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, và giai đoạn này Đảng và chính quyền Mỹ Đức đầu tư phát triển các vấn đề văn hóa xã hội (giáo dục, y tế, văn nghệ thể thao...) nên đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Những kết quả đạt được trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã kịp thời nắm bắt những yêu cầu của thực tiễn, đề ra chủ trương phù hợp với yêu cầu của tình hình phát triển nông nghiệp, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn, và sự sáng tạo, góp sức của nhân dân địa phương, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển tạo đà cho Mỹ Đức trên con đường đẩy mạnh kinh tế, xã hội trong thời gian sắp tới.


Chương 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN MỸ ĐỨC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008

Trải qua gần hai thập niên thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, huyện Mỹ Đức đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội. Từ một huyện vùng sâu, vùng xa, xuất phát điểm rất thấp. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Mỹ Đức cũng đang dần đi lên. Kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, đã tác động đến sự chuyển biến về mặt xã hội của địa phương: dân số, lao động, việc làm, các vấn đề xã hội.... theo hướng tích cực. Đời sống người dân trong huyện không ngừng được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm một cách nhanh chóng, tỷ lệ hộ khá giàu ngày càng tăng; các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ được các cấp chính quyền quan tâm có cuộc sống ổn định... Chuyển biến về kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân để thúc đẩy trở lại sự phát triển xã hội ở Mỹ Đức.

Sau khi nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến 2008, chúng tôi nhận thấy rằng:

4.1. Chuyển biến kinh tế, xã hội Mỹ Đức trải qua hai giai đoạn phát triển

Gần hai thập kỷ xây dựng và phát triển dưới sự quản lý của tỉnh Hà Tây, kinh tế và xã hội của Mỹ Đức có những thay đổi đáng kể. Sự thay đổi đó tạo nên lát cắt lịch sử, chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1991 – 1996 và 1996 – 2008. Về kinh tế ở giai đoạn đầu với đặc trưng là cơ cấu kinh tế nông nghiệp trồng lúa là chủ yếu, sản xuất theo mô hình hợp tác xã; chưa hình thành vùng kinh tế chuyên môn hóa... tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn chậm, chưa tạo nên sự đột phá mạnh mẽ về kinh tế. Giai đoạn 1996 - 2008, với mục tiêu chung của cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế


Mỹ Đức có sự chuyển biến nhanh chóng. Sự thay đổi đó thể hiện ở các ba khía cạnh kinh tế: cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, còn phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch... tạo nên sự đa dạng ngành và nội bộ ngành. Nền kinh tế chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự tham gia tích cực của kinh tế tư nhân (kinh tế hộ gia đình). Đây cũng là thời kỳ mà các ngành kinh tế khác được định hình rõ ràng hơn, nó không còn là kinh tế hỗ trợ cho nông nghiệp. Đó là kinh tế thương nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, giao thông vận tải... Mặt khác, huyện đã quy hoạch các vùng kinh tế (3 vùng sản xuất) để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, có thể thấy kinh tế của Mỹ Đức có chuyển biến, nhất là sau năm 1996, nhưng những kết quả đạt được đó không theo xu thế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ vẫn còn rất thấp so với ngành nông nghiệp. Chuyển biến kinh tế vẫn chỉ tập trung trong nội ngành nông nghiệp, còn ngành công nghiệp không có sự thay đổi lớn:

Bảng 4.1. Sự chuyển biến cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ năm 1995 - 2005


Năm 1995

Năm 2005

Nông nghiệp

68.8%

49%

Công nghiệp

15,7%

17,3%

Dịch vụ

15,7%

33,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 18

[59; tr 304]

Sự thay đổi về kinh tế kéo theo sự thay đổi về mặt xã hội giữa hai giai đoạn. Lao động nông nghiệp có xu hướng sang làm dịch vụ, nhất là dịch vụ nông nghiệp và du lịch. Các hoạt động thương mại tự do, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ,... với xu hướng ngày càng tăng. Chính từ sự hình thành, phát triển các xí nghiệp quốc doanh, đặc biệt là sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã thu hút

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí