Đánh Giá Quy Định Của Pháp Luật Về Chứng Minh Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự

BTTHS năm 2015 chỉ quy định về khái niệm chứng cứ, không có điều luật nào quy định về khái niệm nguồn chứng cứ. Điều 87 BLTTHS 2015 quy định về nguồn chứng cứ, ba gồmVật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

- Vật chứng: Vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng mà các cơ quan THTT có thể chứng minh được sự việc phạm tội. Theo Điều 89 BLTTHS năm 2015, vật chứng được xác định gồm “vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩ trong việc giải quyết vụ án”. Với quy định trên, vật chứng có một số đặc trưng cơ bản sau: Vật chứng là vật cụ thể, tồn tại dưới dạng vật chất, có liên quan đến VAHS. Vật chứng rất đa dạng, phong phú với đủ hình dạng, kích cỡ, trọng lượng,…; Vật chứng chứa đựng và phản ánh những sự kiện thực tế liên quan đến vụ án.

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, nó ghi nhận chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị chứng minh của nó trong vụ án hình sự có thể là rất cao. Vật chứng là chứng cứ mang tính vật chất, nó tồn tại độc lập, khách quan và không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của con người. Do tính chất quan trọng, nên vật chứng được quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu thập và bảo quản tại các Điều 89, 90 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

- Lời khai, lời trình bày: Lời khai trong vụ VAHS là một nguồn chứng cứ rất quan trọng. CQĐT áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để thu thập lời khai. Mỗi lời khai có giá trị chứng minh những tình tiết khác nhau, lời khai của bị can, bị cáo thể hiện thái độ thừa nhận hay phủ nhận hành vi phạm tội, lời khai của người làm chứng thể hiện sự hiểu biết của họ đối với những tình tiết liên quan của vụ án….Khác với vật chứng là vật cụ thể được xác định, mang tính vật chất và nó phản ánh khách quan về vụ án thì lời khai lại được hình thành từ tư duy, ý thức của con người nên tính khách quan của lời khai không được đảm bảo như vật chứng. Tùy từng đối tượng tham gia với tư cách nào trong vụ án như: bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… và mối quan hệ của họ

với nhau mà mỗi lời khai lại có những ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý khác nhau. Do đó, khi phát hiện những tình tiết có thể thu thập được để chứng minh thì CQĐT phải nhanh chóng thu thập, …

Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án, người tố giác tin báo về tội phạm, người chứng kiến được xem xét là nguồn chứng cứ.

- Dữ liệu điện tử: Hiện nay công nghệ thông tin trở thành phương tiện đa năng, hữu ích cho con người nhưng cũng đang bị lợi dụng để thực hiện các hoạt động phạm tội. Chính vì vậy, hành vi phạm tội được thực hiện ngày càng tinh vi, nguy hiểm và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Xác định tính chất quan trọng nên BLTTHS năm 2015 đã bổ sung “Dữ liệu điện tử” là một nguồn chứng cứ quan trọng tại điểm c khoản 1 Điều 87. Dữ liệu điện tử cũng được cụ thể hóa tại Điều 99 BLTTHS: “1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử” [20].

Dữ liệu điện tử không giống với nguồn chứng cứ thông thường mà đây là những ký tự dưới dạng số hóa được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị điện tử hoặc trên mạng thông tin toàn cầu qua quá trình xử lý sẽ cho ra các dữ liệu bao gồm số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh… từ đó cung cấp thông tin liên quan đến sự kiện phạm tội.

- Kết luận giám định, định giá tài sản: Đây cũng một nguồn chứng cứ quan trọng về tình tiết của vụ án mà việc xem xét nó dựa trên kiến thức chuyên môn, khoa học kĩ thuật… làm căn cứ xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự. Kết luận giám định mang tính khoa học bởi nó chỉ dựa trên cơ sở khoa học và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người nên khi tìm ra sự thật của vụ án, giá trị chứng minh của kết luận giám định bao giờ cũng mang tính khách quan hơn các nguồn chứng cứ khác. Xuất phát từ tầm quan trọng của kết luận giám định trong vụ án hình sự mà người giám định phải chịu trách nhiệm về kết luận của mình nếu có kết luận gian dối vì động cơ cá nhân thì sẽ bị xử lý quy định của pháp luật. Trường hợp giám định do một nhóm người thực hiện mà kết luận không đồng nhất thì mỗi người được góp ý kiến riêng của mình vào kết luận giám định. Do đó, việc đưa ra

kết luận giám định đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao bởi nhiều kết luận có ý nghĩa quan trọng liên quan đến tính mạng, uy tín danh dự của một con người. Cho nên nhằm khẳng định về mặt hình thức pháp lý của kết luận giám định, đồng thời chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, BLTTHS năm 2015 quy định: “Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản” (khoản 1 Điều 100). Ngoài kết luận giám định thì kết luận định giá tài sản cũng được coi là nguồn của chứng cứ và được cụ thể hóa tại Điều 101 BLTTHS năm 2015: “1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu. Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó…” [20].

Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì nguồn chứng cứ kết luận giám định có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là tội phạm có cấu thành vật chất, phải xác định mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe là bao nhiêu, điều này phụ thuộc nhiều vào kết luận giám. CQĐT chỉ có thể khởi tố bị can khi đã xác định tỉ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe phù hợp với quy định của BLHS.

- Biên bản trong hoat động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án: Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án là một trong những biện pháp tố tụng được thực hiện trong quá trình chứng minh. Mọi thông tin về nội dung và những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự được ghi chép lại theo quy định của pháp luật tức là lập thành biên bản. Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án không những là một nguồn chứng cứ có giá trị trong vụ án hình sự, mà còn là căn cứ kiểm tra các trình tự, thủ tục hoạt động trong quá trình tiến hành tố tụng có được bảo đảm theo quy định của pháp luật hay không nhằm góp phần bảo đảm tính hợp pháp và tính khách quan của chứng cứ. Biên bản ở đây có thể là biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên bản phiên tòa và các biên bản khác về các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định của Bộ luật này. Có thể khẳng định rằng, không một vụ án hình sự nào lại thiếu được biên bản, bởi vì mọi hoạt động chỉ coi là hợp pháp, công khai khi nó được ghi nhận trong

biên bản. Cho nên, nguồn chứng cứ này mang ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng.

- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác:

Theo Điều 5 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 thì Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thực tiễn cho thấy rất nhiều vụ án về tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức thì kết quả thực hiện ủy thác tư pháp là nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án, do đó BLTTHS 2015 quy định “Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp” là nguồn chứng cứ, đồng thời tại Điều 103 quy định rò “Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án” [20]..

- Các tài liệu, đồ vật khác: Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án hình sự cũng được coi là nguồn chứng cứ có giá trị trong quá trình chứng minh. Đó có thể là các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, không phải do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập mà do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp. Những biên bản, tài liệu, đồ vật khác này cũng có thể là nguồn chứng cứ khi đáp ứng các điều kiện do luật định.

2.1.5. Đánh giá quy định của pháp luật về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

2.1.5.1. Những điểm mới của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 về chứng minh trong điều tra vụ án hình sự

BLTTHS năm 2015 đã có những quy định mới về thu thập chứng cứ, cụ thể là:

- Về chủ thể chứng minh VAHS: BLTTHS năm 2015 mở rộng chủ thể chứng minh. Tại Điều 64 BLTTHS 2003 quy định rò chủ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. BLTTHS 2015 đã không quy định “chủ thể” sử dụng chứng cứ trong khái niệm về chứng cứ, tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội, người bào chữa, bị hại… có thể tham gia vào quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ cho người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác,

bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự có quyền “kiểm tra, đánh giá chứng cứ”.

- Về nguồn chứng cứ: So với BLTTHS 2003 thì BLTTHS 2015 ngoài việc quy định cụ thể, rò ràng hơn một số nguồn chứng cứ như: lời trình bày, biên bản trong hoạt động khởi tố, thi hành án, đã bổ sung thêm các nguồn chứng cứ là: Dữ liệu điện tử; định giá tài sản; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế.

Dữ liệu điện tử được cụ thể hóa tại Điều 99 BLTTHS: “1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”.

Kết luận định giá tài sản cũng được coi là nguồn của chứng cứ và được cụ thể hóa tại Điều 101 BLTTHS năm 2015: “1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu. Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cụ thể hóa tại Điều 103 “Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án” [20].

- Về thu thập, đánh giá chứng cứ:

+ BLTTHS năm 2015 bổ sung thủ tục tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại khoản 4 Điều 88, theo đó quy định khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền THTT phải lập biên bản, kiểm tra, đánh giá và đưa vào hồ sơ vụ án.

+ Bổ sung thủ tục, thời hạn CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải đưa những tài liệu, biên bản vào hồ sơ vụ án, chuyển cho VKS để kiểm sát hoạt động này trong những vụ án mà KSV không trực tiếp kiểm sát (khoản 5 Điều 88).

+ Bổ sung quy định thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 107 BLTTHS năm 2015). Đây là một nguồn chứng cứ mới được bổ sung, do đó quy định về thu thập nguồn chứng cứ này là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

+ Bổ sung quy định ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can (khoản 6 Điều 183 BLTTHS năm 2015). Quy định này nhằm hạn chế bức cung,

nhục hình, tránh oan sai và bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người bị buộc tội.

2.1.5.2. Những bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015 về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện

Những điểm mới cũng như ưu điểm của BLTTHS 2015, đã khắc phục một số hạn chế, thiếu sót của BLTTHS năm 2003, giúp cho quá trình chứng minh nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói riêng đạt hiệu quả cao hơn, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Bên cạnh những kết quả đạt được, BLTTHS năm 2015 còn một số hạn chế, thiếu sót trong quy định về chứng cứ và chứng minh, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về nguồn chứng cứ tại Điều 87 đã bổ sung thêm một số nguồn chứng cứ, tuy nhiên theo tác gỉa, Điều luật cần nêu khái niệm nguồn chứng cứ, sau đó mới nêu các loại nguồn chứng cứ để đảm bảo đầy đủ, chính xác hơn.

Thứ hai, Điều 87 bổ sung nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử và cụ thể hóa hoạt động thu thập phương tiện, dữ liệu điện tử tại Điều 107. Theo đó, khoản 1 Điều này quy định “Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ…”. Như vậy, có thể thấy Điều luật đã đồng nhất thu thập phương tiện điện tử và thu giữ phương tiện điện tử, trong khi thực tế hai là khác nhau, phương tiện điện tử được hiểu là nơi chứa đựng dữ liệu điện tử, còn dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ theo Điều 87 BLTTHS.

Thứ ba, BLTTHS có quy định về kết luận giám định là nguồn chứng cứ. Trong quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra, CQĐT phải trưng cầu giám định. Theo Điều 206 BLTTHS năm 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải yêu cầu giám định thì dữ liệu điện tử không thuộc trường hợp này. Vậy vấn đề này hiện nay đang phụ thuộc vào ý chí của người tiến hành tố tụng.

Thứ tư, trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, một trong những vấn đề phải chứng minh là tỉ lệ thương tật của bị hại, Do đó, cần có yêu cầu giám định và kết luận giám định về vấn đề này. Tuy nhiên, bị hại từ chối giám định thì xử lý thế nào? BLTTHS năm 2015 chỉ có quy định về dẫn giải bị hại khi họ từ chối giám định, nhưng không có quy định nào về trường hợp họ

cố tình lảng tránh, thậm chí kiên quyết từ chối không đi. Trường hợp này áp dụng biện pháp cưỡng chế như thế nào hiện nay chưa được giải quyết. Do đó, một số vụ án kéo dài, trong khi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chỉ trong thời hạn BLTTHS quy định. Hơn nữa, trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại (Điều 30 Luật Giám định tư pháp), sau khi trưng cầu giám định lại lần thứ hai lại cho kết quả khác, vậy phải sử dụng kết quả giám định nào? Các vấn đề này hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau, trong khi BLTTHS và Luật giám định tư pháp cũng như những văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể, thống nhất.

2.2. Thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Tổng quan kết quả điều tra các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.1. Bảng số liệu số vụ án hình sự và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

giai đoạn từ năm 2016 - 2020


Năm

Số vụ án hình sự tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

(1)

Vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (2)

Tỷ lệ vụ CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác so với tổng số VAHS ở Biên Hòa

Số vụ

Bị can

Số vụ

Bị can

Số vụ (%)

Bị can

(%)

2016

745

1083

119

135

15,97

12,46

2017

652

775

117

143

17,94

18,45

2018

665

850

98

142

14,73

17,70

2019

636

808

102

92

16,03

11,38

2020

503

762

115

154

22,86

20,20

Tổng

3201

4278

551

666

17,21

15,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 7

Nguồn: Báo tổng kết năm giai đoạn 2016-2020 Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai [8].

Qua bảng 2.1. cho thấy, tỉ lệ vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củ người khác chiếm tỉ lệ tương đối cao trong tổng số vụ án hình sự xảy ra tại Biên

Hòa, tỉnh Đồng Nai (chiếm tỉ lệ trung bình 17,21%). Đồng thời, tỉ lệ tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong giai đoạn này tăng giảm không đáng kể, số lượng bị can có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2018 số vụ giảm nhiều nhất, sau đó 2019 tăng mạnh trở lại, đặc biệt năm 2020 số bị can bị khởi tố về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khá cao, vì trong năm 2020 có những vụ án với số người đồng phạm lớn, nghiêm trọng và phức tạp. [20].

Bảng 2.2. Số vụ án VKSND Thành phố Biên Hòa trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sungtừ năm 2016 – năm2020

Tiêu chí

2016

2017

2018

2019

2020

VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung

3

3

2

2

2

CQĐT không chấp nhận

0

0

1

0

0

Tỉ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung

2,52%

2,56%

2,04%

1,96%

1,73%

Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2016 đến 2020 VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai [37]

Bảng 2.2. cho thấy, ti lệ VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung ở mức thấp, cao nhất 3 vụ và thấp nhất là 2 vụ/năm. CQĐT chấp nhận tất cả các vụ trả hồ sơ điều tra bổ sung của VKS, điều này cũng cho thấy không có nhiều vướng mắc trong đánh giá chứng cứ giữa CQĐT và VKS. Lí do trả hồ sơ chủ yếu là do thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án; CQĐT có vi phạm thủ tục tố tụng, hoặc có căn cứ khởi tố bị can về một tội khác…

2.2.2. Thực tiễn thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Trong giai đoạn 2016-2020, ở giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, CQĐT đã xác định được đúng đối tượng và giới hạn chứng minh. Qua đó đã chứng minh đầy đủ những tình tiết của vụ án, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phẩn đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân.

CQĐT, VKS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã chủ động, tích cực trong việc thu thập chứng cứ, góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án. Các vụ án

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí